Cái giá phải trả của những người trẻ bất chấp làm nội dung gây sốc trên TikTok
Cố tình dìm người khác, phát ngôn gây sốc,… là những dạng nội dung tiêu cực đang ngày càng phổ biến trên TikTok.
Và những người tạo ra những dạng nội dung như vậy đều gánh chịu những cái kết đắng.
Gây sốc trên TikTok là chủ đề nóng thời gian qua. Sau hàng loạt vụ việc các TikToker vi phạm bị xử lý cấm bay, thậm chí là tẩy chay… một bộ phận người tham gia sáng tạo nội dung trên mạng video nổi tiếng (nhưng cũng tai tiếng) nhất hiện nay dường như vẫn chưa nhận thức đúng về trách nhiệm cũng như tác hại khôn lường từ những video kém chất lượng do mình sản xuất ra, đến với cộng đồng.
Mới đây nhất, người xem tiếp tục bị “ngộ độc” bởi dạng nội dung video phân biệt vùng miền, chê bai, miệt thị người khác để thu hút sự chú ý trên Tikok.
Đáng lên án hơn cả, đây không phải là hành vi vô tình hoặc không có nhận thức rõ ràng về những vấn đề nhạy cảm trong xã hội. Trái lại, TikToker bị nhận ra là cố tình gây sốc để clip của mình được lọt lên xu hướng, thậm chí từng có lần bị “tố” dùng xảo thuật cắt ghép tạo ra nội dung phản cảm.
Nổi tiếng theo cách tiêu cực chắc chắn sẽ nhận lấy hậu quả cay đắng, và những trường hợp trên cũng vậy.
Công khai xin lỗi vẫn bị tẩy chay
Cụ thể ngày 5/8 vừa qua, TikToker H.M đăng tải một video với nội dung phân biệt vùng miền nghiêm trọng, video của H.M khiến người xem phẫn nộ. Song, bởi lượng tương tác quá lớn, clip đã lọt lên xu hướng, trở thành chủ đề bàn tán trên khắp các MXH. Bằng một cách tiêu cực. H.M đã đạt được mục đích – trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, cách thức này không phải là một lựa chọn khôn khoan. Mà ngược lại, nó đã khiến H.M nhận lấy cái kết đắng.
TikToker H.M có những phát ngôn phân biệt vùng miền khiến dân tình phẫn nộ
Video đang HOT
Vào chiều 12/8, nam TikToker này đã bị Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an tỉnh Lâm Đồng triệu tập để làm rõ về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân. Sau đó, H.M cũng đã thực hiện một đoạn clip mới để xin lỗi và nhận những sai phạm của mình. Tuy nhiên khán giả vẫn rất bức xúc và đòi tẩy chay những kênh TikTok này.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên H.M đăng tải những nội dung như thế này trên trang cá nhân. Anh chàng chủ yếu làm những video, clip phỏng vấn người lạ về một vấn đề nào đó nhưng lại cắt ghép, dàn dựng theo ý muốn chủ quan để tạo ra tranh cãi, thu hút lượt xem.
Trước đó, TikToker H.M cũng chính là người cố tình cắt ghép, dàn dựng câu trả lời của một bạn nữ có tên P.N về việc “đàn ông, con trai đi xe số” khiến cô bị cộng đồng mạng lên án gay gắt. P.N – một “nạn nhân” cũng từng đính chính trên trang cá nhân của mình rằng TikToker H.M liên tục đưa ra nhiều câu hỏi để trả lời, khi dựng video hoàn chỉnh thì cắt ghép, chỉnh sửa âm thanh sai sự thật để câu view, câu like.
Bị áp lực ngược từ nội dung tiêu cực
Đầu năm nay, nữ TikToker có tên T.L.T bỗng trở thành gương mặt nổi tiếng trên khắp các diễn đàn. Tuy nhiên, sự nổi tiếng của cô nàng lại vô cùng tai tiếng bởi loạt clip chê bai đàn ông từ ngoại hình cho đến tính cách. Trong các đoạn clip, T.L.T thường bày tỏ quan điểm của mình về cánh mày râu cùng thái độ có phần khinh thường, cố tình dìm người khác như chê những chàng trai chỉ cao 1m70 hoặc đẹp trai nhưng mà nghèo khiến nhiều người phẫn nộ.
Nữ TikToker cũng từng bị lên án vì làm nội dung chê bai đàn ông
Những đoạn clip này của nữ TikToker nhanh chóng nhận nhiều ý kiến trái chiều, chỉ trích từ người xem. Đa phần khán giả đều cho rằng độ tuổi của T.L.T còn quá trẻ để theo đuổi nội dung về bày tỏ quan điểm. Chưa kể, những phát ngôn gây sốc của cô nàng khiến không ít người khó chịu vì mang đến cảm xúc tiêu cực.
Không những vậy, nhiều người dùng TikTok còn lên án kịch liệt những video có nội dung tương tự thế này bởi lo sợ ảnh hưởng đến giới trẻ. Ngoài ra, việc nhũng bạn trẻ sử dụng sức ảnh hưởng của mình rồi xây dựng nội dung một cách bất chấp chỉ với mục đích nổi tiếng là điều nên bài trừ.
Về phía T.L.T, sau khi bị cộng đồng mạng chỉ trích, cô từng chia sẻ trên truyền thông rằng bản thân bị mệt mỏi, áp lực, không dám sử dụng MXH một thời gian. Nữ TikToker cũng cho biết, cô chỉ quay video với ý định đùa vui, mang tính diễn trò chứ không phải suy nghĩ thật của bản thân. Cho đến hiện tại, T.L.T đã thay đổi nội dung đăng tải trên TikTok của mình và nhận nhiều đánh giá tích cực hơn từ người xem.
“Đi đến đâu thì cũng khó tìm được người ủng hộ”
Vừa là một người con miền Trung, vừa là một nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, Julie Phạm (Phạm Thị Linh) cho hay bản thân có biết đến các video của TikToker H.M nhưng không muốn quan tâm vì quá tiêu cực. Tuy nhiên, Julie cũng thẳng thắn cho rằng nam TikToker có phần thiếu hiểu biết và có cái nhìn tiêu cực, gây ảnh hưởng đến người khác.
Vì cũng sáng tạo nội dung trên nền tảng này, Julie thừa nhận những nội dung nào càng gây tranh cãi thì càng được lên xu hướng, nhiều lượt xem và rồi… nổi tiếng. Có lẽ cũng vì vậy mà nhiều người mong muốn video hot, phổ biến hơn nên lựa chọn đi theo hướng này.
Julie bày tỏ: “Thế nhưng, hậu quả của những người làm nội dung như vậy là hàng loạt bình luận chỉ trích, lên án, tẩy chay từ người xem. Dù có nhiều lượt thích, lượt xem đến đâu thì cũng khó tìm được ai ủng hộ. Mình nghĩ không chỉ là cái giá họ phải trả đắt hay không mà điều quan trọng là họ đã tự hạ thấp danh dự, cái tôi của bản thân”.
Với cá nhân mình, việc cố tình dìm người khác, chê bai giàu nghèo hay phân biệt vùng miền là nội dung đáng lên án nhất trong tất cả các dạng nội dung. TikTok đang là nền tảng thu hút các bạn trẻ, thậm chí còn có rất đông các em trong lứa tuổi học sinh, mới lớn. Những nội dung như này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của các em nhỏ khi các em chưa thực sự phân biệt được đúng, sai”, Julie nói thêm.
VNISA và Đại học Duy Tân hợp tác đào tạo chuyên sâu về an toàn thông tin
Một trong những nội dung hợp tác giữa VNISA và Đại học Duy Tân là phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề ngắn hạn về an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.
Nhằm phát huy tiềm năng, khả năng về thế mạnh của mỗi bên, chiều ngày 21/7, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) và trường Đại học Duy Tân vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Phó Chủ tịch, Tổng thư ký VNISA Vũ Quốc Thành (ngồi bên phải) và Phó Hiệu trưởng Đại học Duy Tân Nguyễn Hữu Phú ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực an toàn thông tin.
Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch VNISA Nguyễn Thành Hưng nhận định hợp tác với Đại học Duy Tân, một cơ sở đào tạo uy tín ở khu vực miền Trung nói riêng và cả nước nói chung, là một bước tiến quan trọng. Bởi lẽ, Hiệp hội đặc biệt coi trọng việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin - một yếu tố hết sức quan trọng góp phần phát triển lĩnh vực an toàn thông tin trong thời đại cách mạng 4.0, chuyển đổi số.
"Tôi mong muốn rằng với thỏa thuận hợp tác mới ký kết, chúng ta sẽ cùng nhau thúc đẩy trách nhiệm đào tạo nhân lực an toàn thông tin. Mặt khác, chúng ta cùng nhau làm thế nào để qua hợp tác này thúc đẩy được sự phát triển các thành viên Hiệp hội, đội ngũ nhân lực hỗ trợ cho công cuộc chuyển đổi số", ông Nguyễn Thành Hưng chia sẻ.
Thỏa thuận hợp tác mới ký kết tập trung vào 4 nhóm nội dung chính gồm: Phối hợp, hỗ trợ tổ chức các cuộc thi về an toàn thông tin dành cho sinh viên và học sinh; hợp tác trong đào tạo chuyên sâu về an toàn thông tin; phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin khu vực Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung; và phối hợp trong triển khai các hoạt động chuyên môn khác về an toàn thông tin.
Cụ thể, thời gian tới VNISA bảo trợ cho các cuộc thi về an toàn thông tin dành cho sinh viên và học sinh Trung học phổ thông do Đại học Duy Tân chủ trì tổ chức hàng năm. Về phía Đại học Duy Tân, nhà trường sẽ hưởng ứng tích cực cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN hàng năm do VNISA chủ trì tổ chức.
Bên cạnh đó, hai đơn vị cũng phối hợp tổ chức các khóa đào tạo chuyên đề ngắn hạn về an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thông tin và bồi dưỡng các kỹ năng xử lý, ứng phó sự cố, đảm bảo an toàn thông tin.
Về tuyên truyền nâng cao nhận thức an toàn thông tin tại khu vực Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung, VNISA và Đại học Duy Tân cũng thống nhất sẽ phối hợp tổ chức các hội thảo chuyên đề, tọa đàm, chương trình truyền thông hàng năm... về an toàn thông tin nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho các cơ quan, tổ chức, trường đại học trên địa bàn Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung.
Ngoài ra, hai đơn vị còn cử chuyên gia tham gia vào các hoạt động chuyên môn về an toàn thông tin của VNISA và nhà trường theo đề xuất của mỗi bên.
Liên quan đến công tác đào tạo nguồn nhân lực an toàn thông tin, đầu tháng 1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn đến năm 2025. Đề án xác định rõ quan điểm: "Đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực an toàn thông tin là nội dung quan trọng để hiện thực hóa tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành cường quốc về an toàn thông tin, góp phần triển khai thành công Chương trình chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và nâng cao uy tín, xếp hạng quốc tế của Việt Nam về an toàn thông tin theo đánh giá của Liên minh Viễn thông quốc tế".
Giả mạo MoMo, gửi email tặng tiền để chiếm đoạt ví điện tử Kẻ xấu mạo danh MoMo, thông báo người dùng nhận được một khoản tiền, sau đó chiếm đoạt ví của người sử dụng. Trong thư gửi khách hàng, MoMo cho hay ghi nhận tình trạng một số đối tượng lừa đảo giả danh ví điện tử này để email cho khách hàng với nội dung lừa đảo. Cụ thể, kẻ xấu gửi email...