Cái giá phải trả cho ngôi vương làng di động của Samsung
Những năm trước, Samsung đã cố tình nhượng bộ trước các đối thủ Trung Quốc. Năm nay, gã khổng lồ Hàn Quốc giương nay vuốt, và ngay lập tức một chỉ số quan trọng đã “bốc hơi”.
Thêm một lần nữa, Samsung lại bị thử thách. Thị trường bán dẫn tuột dốc không phanh, kinh doanh tấm màn gặp lỗ, căng thẳng Nhật – Hàn leo thang khiến cho lợi nhuận của Samsung bốc hơi quá nửa trong quý 2 vừa rồi. Không còn con đường nào để đi, gã khổng lồ Hàn Quốc quay trở lại quyết chiến trên mảng thị trường lâu nay bị bỏ bê: smartphone.
Bởi thế, năm 2019 đã chứng kiến danh mục Galaxy lột xác. Toàn bộ dòng Galaxy J, vốn là đại diện cho phân khúc giá rẻ của Samsung, nay đã bị khai tử. Dòng Galaxy A thay đổi cơ chế đặt tên và chỉ trong vòng nửa năm đã có tới… 5 sản phẩm ra mắt trên thị trường: A30, A40, A60, A70, A80. Phân khúc cao cấp không chỉ đón nhận thêm một thành viên mới (Galaxy S10e) để tăng sức hấp dẫn với người dùng hạn chế kinh phí mà còn vươn tầm lên tận… 2600 USD với chiếc điện thoại gập Galaxy Fold.
Quá khứ hờ hững
Gần như chắc chắn bất kỳ một chiếc smartphone đối thủ nào cũng đều mang ít nhất một linh kiện của Samsung.
Không khó để nhìn ra cái giá Samsung sẽ phải trả khi thực hiện cuộc cải tổ này: càng nhiều model và càng quyết tâm trên các phân khúc giá mềm thì lợi nhuận càng bị bào mòn. Kể từ thời điểm 2014 cho đến tận 2018, Samsung đã luôn bộc lộ một thái độ chẳng mấy mặn mà với thị trường di động. Các đối thủ càng phá giá thì Samsung càng… hờ hững, danh mục Galaxy J và Galaxy A từ năm này qua năm khác vẫn tỏ ra đặc biệt kém hấp dẫn về mặt cấu hình/khung giá.
Lý do đơn giản là bởi, càng chạy đua cấu hình thì lợi nhuận càng giảm. Quan trọng hơn nữa, Samsung đâu cần phải chạy đua cấu hình trong lúc cuộc chiến smartphone đang dâng cao? Các đối thủ càng “khô máu” thì Samsung càng bán được nhiều tấm màn, nhiều chip, nhiều module RAM/flash, nhiều cảm biến máy ảnh… Samsung đã tự cho mình quyền đứng yên trên cuộc chiến smartphone khốc liệt, bởi sự thực là, khi ấy đứng yên sẽ mang lại nhiều lợi nhuận nhất.
2019 là năm chứng kiến sự hờ hững này chấm dứt. Ngay đến cả các mẫu Galaxy M mới ra mắt còn có thể cạnh tranh ngang ngửa với smartphone Xiaomi hay OPPO về mặt cấu hình. Công nghệ màn hình AMOLED phủ sóng toàn bộ danh mục tầm trung, thậm chí là trên cả Galaxy A30 giá “mềm”.
Cái giá phải trả
Video đang HOT
Chưa có năm nào smartphone Samsung thay đổi bùng nổ như năm nay.
Hiển nhiên, Samsung phải trả giá. Theo báo cáo tài chính của công ty quý vừa qua, lợi nhuận mảng di động đã sụt giảm 42% so với cùng kỳ 2018. Bù lại, tổng doanh số smartphone gia tăng, đặc biệt là trên phân khúc tầm trung với các mẫu Galaxy A50 và A70 bán rất chạy.
Đó là tín hiệu đáng mừng cho thấy Samsung đang cải tổ thành công. Doanh số tăng trưởng có nghĩa rằng người tiêu dùng đã tìm đến Samsung nhiều hơn. Phân khúc tầm trung tăng trưởng cũng là tín hiệu đặc biệt đáng mừng, bởi đây là mảng thị trường “cứu cánh” của cả ngành công nghiệp smartphone trong lúc smartphone giá rẻ ế ẩm và smartphone giá đắt dần suy thoái.
Những tín hiệu nửa mừng nửa vui này chắc chắn sẽ còn tiếp tục trong những quý tiếp theo. Đến quý 3/2019, Samsung đã kịp hoàn thiện và phát hành Galaxy A80, chiếc điện thoại với module camera xoay độc đáo. “Galaxy A90″ được cho là sẽ sớm ra mắt trong những tháng tới với chip Snapdragon 855, trở thành mẫu smartphone đầu tiên của Samsung được sử dụng chip đầu bảng.
Nghịch lý là, tầm trung/giá rẻ càng bùng nổ, lợi nhuận sẽ càng “bốc hơi”.
Càng sáng tạo, càng đẩy cao cấu hình cho tầm trung, lợi nhuận di động cho Samsung sẽ càng giảm sút. Nhưng biết sao được, Samsung đâu còn con đường nào để đi. Khi tất cả các mảng linh kiện đều đang đi xuống, smartphone đã trở lại thành con đường duy nhất để đi đến tương lai. Nếu thu hút được người dùng vào lúc này, nếu chịu cắt lãi để “đánh” cho Xiaomi, Huawei và OPPO đến kiệt quệ, Samsung sẽ làm chủ phân khúc cận cao cấp và cao cấp của tương lai. Đến khi ấy, lợi nhuận cả thị trường sẽ thuộc về Samsung.
Theo GenK
CEO Samsung tái khẳng định công ty sẽ giữ ngôi vương di động thêm 10 năm nữa
Samsung đã sẵn sàng "thay đổi tất cả, trừ vợ con bạn" thêm một lần nữa.
"Samsung sẽ duy trì vị thế dẫn đầu thế giới smartphone trong 10 năm tiếp theo" - CEO mảng di động của Samsung Electronics, ông Koh Dong-jin đã phát biểu như vậy trên tờ Figaro của Pháp ngày 9/4/2019. Sau đó 2 ngày, DJ Koh (tên thường gọi của vị CEO có phong cách trầm lặng và nụ cười thân thiện này) tiếp tục tái khẳng định điều đó trong buổi phỏng vấn riêng với báo chí Việt Nam, tại sự kiện ra mắt Galaxy A80 tổ chức ở Bangkok, Thái Lan.
CEO Samsung trong buổi trò chuyện với báo chí Việt Nam nhân sự kiện ra mắt Galaxy A80 tại Thái Lan.
Ông chia sẻ: "Câu chuyện 10 năm mà chúng tôi đang chia sẻ là có lý do riêng. Cho đến hiện tại, tôi đã làm việc tại Samsung được 35 năm, quá trình công tác của tôi cũng bắt đầu từ mảng thông tin, sau đó chuyển công tác sang mảng di động vào năm 2000, tính tới thời điểm hiện tại, tôi đã làm được gần 20 năm trong ngành hàng thiết bị di động. Chính vì đó, tôi là người đã chứng kiến quá trình phát triển của điện thoại Samsung từ thời điện thoại cơ bản đến sự phát triển của điện thoại thông minh Galaxy. Chính vì thế, tôi luôn trăn trở cho 10 năm tiếp theo, hành trình của Samsung sẽ thay đổi như thế nào. Thế nên tôi mới nhắc đến câu chuyện 10 năm".
Samsung bắt đầu bán ra những chiếc điện thoại di động đầu tiên vào năm 1998, và mất 10 năm để lên vị trí thứ 2 thị trường di động, sau Nokia. 4 năm sau đó chứng kiến cuộc lật đổ ngoạn mục đưa Nokia trở thành quá khứ và Samsung bước lên ngôi vương làng di động - giai đoạn này đã kéo dài suốt 7 năm. Nhưng ở một lĩnh vực thay đổi với tốc độ chóng mặt như công nghệ, khó ai có thể nói trước được điều gì. Nokia đã gục ngã chỉ trong vài năm ngắn ngủi dù trước đó từng là bá chủ thị trường di động. Giờ đây, Samsung đang cảm thấy sức nóng thực sự đến từ phía các đối thủ Trung Quốc. Năm 2018, theo thống kê của IDC, doanh số của Samsung đã giảm từ 318 triệu máy xuống còn 292 triệu, trong khi đó Huawei, một công ty Trung Quốc lại tăng trưởng vượt bậc khi bán được tới 206 triệu chiếc điện thoại, so với mốc 154 triệu chiếc vào năm 2017.
Sẽ có người đặt câu hỏi liệu Samsung có rơi vào tình cảnh của Nokia - cựu vương ngày nào bị chính người Hàn Quốc đánh bại? Thời gian sẽ trả lời điều đó nhưng có 1 điều chắc chắn: đó là Samsung ngày nay không hề giống Nokia ngày trước.
24 năm thị trường di động
Nhìn lại tình cảnh ngày ấy, cựu CEO Nokia, ông Stephen Elop từng rơi nước mắt khi nói về thất bại của công ty: "Chúng tôi chẳng làm gì sai cả, nhưng bằng cách nào đó, vẫn thất bại." Trớ trêu thay, Nokia thất bại chính vì họ "không làm gì sai", không dám đặt niềm tin vào những thử nghiệm mới, ván cược mới. Nhưng Samsung thì khác, họ sẵn sàng thay đổi, đúng như câu tuyên bố bất hủ của Chủ tịch Lee Kun-hee: "Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ con bạn". Galaxy A80 là sản phẩm mới nhất minh chứng cho triết lý đó, bằng cách phá vỡ giới hạn an toàn bằng thiết kế có thể nói là "dị" nhất thế giới di động cho đến thời điểm này. Nhưng để có những sự thay đổi như vậy, văn hóa công ty cũng phải chuyển mình theo.
Một lập trình viên có tên là Melvin Conway vào năm 1967 đã đưa ra câu nói nổi tiếng, mà sau này đã trở thành "Định luật Conway", đại ý là: "Công ty có cấu trúc như thế nào thì sản phẩm họ tạo ra sẽ có hình dạng như vậy".
Vì sao lại nhắc tới định luật Conway? Ai cũng biết tới Samsung với hình ảnh một chaebol với sự phân cấp hết sức rõ ràng giữa trên và dưới. Quyết định và ý kiến của lãnh đạo cấp cao có sức ảnh hưởng cực lớn. Điều này giúp cho công ty có tính tập trung rất cao và có thể đẩy mạnh khả năng sản xuất, hiệu quả trong thời gian ngắn, tạo ra những sản phẩm có tính ổn định rất cao. Nhưng trong thời đại bùng nổ công nghệ như hiện tại, văn hóa startup mới là thứ được nhắc đến nhiều hơn - khi ý kiến của mọi nhân viên, dù là người bình thường nhất đều có giá trị, miễn là nó tạo ra sự thay đổi cần thiết, và từ đó tạo nên những sản phẩm thay đổi thị trường. Theo ông DJ Koh, Samsung đang từng bước thực hiện điều này, bắt đầu từ văn hóa công ty:
"Ở Samsung có 1 phòng gọi là C-Lab và có một nhóm tên NBNL (Next Business, No Limits) thuộc mảng mobile. Đây là tổ chức mà nhân viên có thể làm bất kì điều gì không bị phụ thuộc vào kết quả hay thành tích. Cứ khoảng 3 - 4 tháng tôi sẽ tìm đến tổ chức NBNL để lắng nghe và hiểu các suy nghĩ của các bạn. Những ý tưởng được ra đời từ đó, có những ý tưởng được đưa vào các sản phẩm đã được ra mắt hiện giờ và có những ý tưởng là nền tảng phát triển cho các sản phẩm trong tương lai. Và ở đó, các bạn không bị phụ thuộc vào đánh giá về kết quả, thành tích. Với doanh nghiệp càng lớn, cùng vị trí là một CEO, điều càng phải thận trọng và cảnh giác là đưa ra các quyết định chậm chạp và không biết lắng nghe các ý kiến. Vậy nên tôi rất coi trọng một tổ chức đặt trọng tâm là con người và những người trẻ, các bạn ấy có thể tự do thoải mái đưa ra các ý kiến của mình. Những ý kiến này của họ sẽ là nền tảng để chúng tôi phát triển sản phẩm của chúng tôi. Tôi coi rằng đây là điều rất quan trọng, có thể coi là mô hình start-up bên trong. Với việc xây dựng văn hóa như thế này, tôi hy vọng Samsung sẽ phát triển, trở thành một người khổng lồ nhưng nhanh nhẹn "agile giant".
Văn hóa công ty đang thay đổi và điều đó thể hiện trên chính CEO của họ. Ông DJ Koh còn thoải mái chia sẻ rằng hôm nay ông tới buổi phỏng vấn với một chiếc quần bò và đây là trang phục mà 30 năm nay ông không hề mặc. Ông đã cố gắng giảm cân để có thể mặc được như những người trẻ. Còn ở Samsung Hàn Quốc, những nhân viên mới đã có thể tự tin diện quần bò hoặc thậm chí là quần short khi đi làm mà không còn vấp phải những quy định hà khắc của thời kỳ chaebol. "Văn hóa startup" đang lan tỏa ngay trong Samsung, để kích thích sự sáng tạo.
Nói về các thương hiệu Trung Quốc đang phát triển với tốc độ chóng mặt và gây sức ép lên Samsung, ông DJ Koh khẳng định cạnh tranh là điều cần thiết, nhưng ông không xem đây là mối đe dọa, thay vào đó, Samsung muốn gọi đây là "sự căng thẳng lành mạnh" (nguyên văn: "healthy stress"). Ông nhấn mạnh: "Dù doanh nghiệp nào đi chăng nữa nếu không có sự cạnh tranh lành mạnh thì sẽ trở nên trì trệ và không phát triển được. Bất kể là doanh nghiệp Trung Quốc hay doanh nghiệp Mỹ, đối với Samsung chúng tôi mà nói, doanh nghiệp nào sản xuất các sản phẩm giống chúng tôi sẽ đều sẽ mang đến cho chúng tôi "sự căng thẳng lành mạnh".
Ông DJ Koh cũng coi Việt Nam như đối tác chiến lược và đồng thời là thị trường đầy tiềm năng của Samsung khi trong suốt 10 năm qua, thị trường vẫn luôn tăng trưởng và chưa hề có dấu hiệu ngừng lại. Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch giữ vững ngôi vương trong 10 năm tới của Samsung khi có tới 50% sản lượng sản phẩm smartphone trên toàn cầu được sản xuất tại đây, và cả các trung tâm nghiên cứu nữa. Ông DJ Koh còn khẳng định Samsung là công ty duy nhất trên thế giới đang làm được điều này.
Nếu là người chăm xem các sự kiện trực tiếp của Samsung từ năm 2016 tới nay, bạn sẽ nhận ra một điều, khả năng nói tiếng Anh của ông DJ Koh đã cải thiện hơn rất nhiều so với ngày trước. Thay vì nói "Galax... S" (đọc thiếu y) hay "someting" (mất âm th) trong những ngày đầu bước lên sân khấu, đến nỗi nhiều comment trên YouTube đề nghị "thay CEO khác để thuyết trình" thì giờ đây, trong các buổi giới thiệu sản phẩm của Samsung, không còn bất cứ ai than phiền rằng ông nói khó nghe nữa.
Ông DJ Koh cho rằng smartphone màn hình gập và 5G, AI sẽ là điều giữ cho Samsung ở vị trí dẫn đầu thị trường di động trong 10 năm tới. Nhưng ở góc độ người viết, tôi cho rằng tinh thần sẵn sàng học hỏi để cải thiện bản thân từ những điều nhỏ nhất (ví dụ như học tiếng Anh) và dám thay đổi phá vỡ barrier an toàn (bằng Galaxy A80) mới là những thứ giúp Samsung thực hiện được mục tiêu này.
Theo GenK
Canalys: Samsung thống trị thị trường di động châu Âu trong quý 2 năm 2019 Theo báo cáo mới được công bố bởi công ty phân tích thị trường Canalys, gã khổng lồ Samsung của Hàn Quốc đã thống trị thị trường điện thoại thông minh châu Âu trong quý II năm nay. Công ty đã chiếm được 40,6% thị phần. Canalys cũng báo cáo rằng Samsung đã xuất xưởng 18,3 triệu điện thoại thông minh ở châu...