Cái giá cuộc hôn nhân nhiều ân oán
Tôi khóc như mưa và quỳ xuống van xin anh quay về. Anh nhăn nhó xua đuổi. Hai bên giằng co một lúc lâu anh mới nói “Tôi lấy vợ rồi”.
Ảnh minh họa
Khác với những bà mẹ đơn thân không được chồng thừa nhận khác, tôi dù có hôn thú vẫn phải lẻ bóng nuôi con suốt 15 năm nay. Tình yêu, hôn nhân đối với tôi chẳng khác gì những chuỗi ngày ân oán tối tăm.
20 tuổi tôi lên xe hoa về nhà chồng. Đây là kết quả của một vụ cá cược giữa hai bên gia đình. Bố tôi vì muốn đẩy đứa con gái xấu xí ra khỏi nhà càng sớm càng tốt nên đã bày đủ trò để “lừa” kén rể.
Chồng tôi lúc ấy vẫn còn là sinh viên, trẻ trung và lãng tử. Tôi và anh đến với nhau không chút tình cảm. Hai gia đình thông gia cũng không mấy mặn mà.
Về sống chung được mươi ngày thì anh trốn đi Sài Gòn. Cầm tờ hôn thú còn chưa ráo mực trên tay, tôi không khóc cũng không thấy chút buồn vướng bận. Đây là lẽ tất nhiên, bố tôi lừa người ta thì anh cũng có quyền phản kháng.
Tôi khăn gói về nhà ngay sau đó. Không ai ở nhà chồng ngăn cản, kể cả bố chồng tôi. Tôi vui mừng như thuở còn con gái, không chút nhớ nhung người chồng hờ vì những tưởng anh chỉ bỏ đi chơi vài hôm.
Những tôi đột ngột phát hiện mình mang thai. Đến tháng thứ 3 vẫn chưa thấy bóng dáng anh về, gia đình tôi cuống cuồng lo lắng. Tôi sợ anh không biết mình đã có con. Còn bố mẹ tôi lại sợ con gái phải chịu cảnh góa chồng.
Video đang HOT
Tôi lật đật quay lại nhà chồng lấy địa chỉ vào Sài Gòn tìm anh. Tàu xe đi lại lộn xộn và phức tạp, vậy mà một bà bầu quê mùa là tôi đã gần như xới tung mảnh đất Sài thành để tìm chồng. Tìm đến nhà họ hàng vẫn không thấy tăm hơi anh. Tôi hiểu ra rằng anh đã trốn chạy khỏi tôi thật rồi.
Thất thểu quay về trong nước mắt, tôi bắt đầu nghĩ đến cảnh đơn chiếc ôm con – một đứa con không cha, vô thừa nhận.
Sinh con đã một tuần vẫn không thấy nhà chồng sang thăm. Tôi biết cả nhà anh đang trốn tránh trách nhiệm và muốn chối bỏ mẹ con tôi. Tôi khệ nệ ôm con sang gặp và nhờ nhắn cho anh đôi lời. Ít ra anh cũng phải biết mình đã có con gái.
Con tôi được một tháng thì anh gởi về hai hộp sữa bột và 500 ngàn nhưng tuyệt nhiên không đề địa chỉ người gởi. Đó là món quà đầu tiên và duy nhất anh cho mẹ con tôi. Tôi bắt đầu thấm thía sự cô đơn của một người mẹ trẻ nên càng nóng lòng liên lạc.
Không thể chờ đợi trong tuyệt vọng thêm, sau ngày làm lễ thôi nôi, tôi bồng con vào Sài Gòn lần nữa. Lần này quyết tâm gặp anh và nguyện trong lòng nếu thất bại sẽ mưu sinh luôn ở đó.
Sau gần nửa tháng chầu trực khắp nhà bà con của nhà chồng, tôi cũng gặp được. Quả như tôi dự đoán, họ hàng giấu giếm còn anh thì trốn tránh tôi.
Tôi khóc như mưa và quỳ xuống van xin anh quay về. Anh nhăn nhó xua đuổi. Hai bên giằng co một lúc lâu anh mới nói “Tôi lấy vợ rồi”.
Tôi bẽ bàng chua xót. Mới chưa đầy một năm, anh đã lấy người khác, trong khi tờ hôn thú giữa chúng tôi vẫn còn chưa phai màu, chúng tôi vẫn chưa ly hôn. Điều này quả thật quá sức chịu đựng với một cô gái trẻ như tôi ngày đó.
Tôi gào khóc như một con thú bị trọng thương. Giây phút ấy có lẽ đã chạm đến trái tim anh. Anh móc ví đưa tôi xấp tiền. Ngay lúc đó thì một người phụ nữ chạy đến. Anh cuống cuồng xô ngã mẹ con tôi rồi bỏ chạy. Những tờ tiền vương vãi khắp nơi.
Đấy là lần cuối cùng tôi trông thấy anh. Bởi sau cú sốc đó, tôi đã học cách mạnh mẽ hơn để tiếp tục sống và nuôi dạy con gái.
Những khó khăn của một bà mẹ đơn thân thì ai cũng rõ, song tôi đã vượt qua tất cả để có ngày hôm nay. Con tôi xinh gái và ngoan ngoãn. Tôi mở cửa hàng văn phòng phẩm gần trường nên đời sống có thể gọi là khấm khá.
Nói thêm với mọi người, tôi cũng đã sinh thêm một con gái. Năm nay cháu 7 tuổi. Đó cũng là một đứa con không cha. Tôi đã đi “xin giống”, mặc kệ những lời chê cười và than phiền từ người thân và bạn bè.
Cách đây một năm, gia đình chồng bỗng liên lạc với tôi và đặt vấn đề chu cấp cho cháu gái họ. Tuy không dám nhận cháu về nuôi nhưng họ hứa sẽ cấp học bổng hoặc tiền. Tất nhiên là tôi cười khẩy từ chối. Mười mấy năm qua họ phớt lờ mẹ con tôi mà nay lại thay đổi thì chắn chắn có chuyện gì đó chẳng lành.
Và tôi đã đúng. Mẹ anh đến tìm gặp tôi và nói tất cả. Cách đây 5 năm, anh gặp tai nạn giao thông nghiêm trọng dẫn đến liệt nửa người. Sau hai năm trời chạy chữa mới khỏi hẳn nhưng do đầu bị chấn thương nghiêm trọng nên càng ngày càng có dấu hiệu mắc chứng tâm thần. Vợ anh đã vứt bỏ anh vì giữa họ không có con cái.
Bố mẹ anh đã lớn tuổi không thể chăm sóc anh nên mang lên chùa nhờ nuôi dưỡng. Song mỗi lần nổi cơn điên anh đều đập phá nhiều đồ đạc có giá trị của nhà chùa nên cũng bị gởi trả. Hiện nay anh đang bị xích ở nhà. Bố mẹ anh van nài tôi nuôi dưỡng anh khi họ già yếu và hứa sẽ cho tôi toàn bộ gia sản.
Nhìn vào con người lãng tử năm xưa giờ đã hóa điên dại, tôi xót xa thay cho số phận. Tôi hận anh nhưng không thể hả hê trước tình huống này. Bởi nếu không phải vì bố tôi lừa gia đình anh, nếu anh không cưới tôi thì đã không phải lẩn trốn vào Sài Gòn và thân tàn ma dại như ngày hôm nay. Nhìn anh ốm yếu lại bị xích một tay vào thành giường, tôi chỉ muốn chạy đến và ôm anh vào lòng.
Tôi đã rất lưỡng lự. Tôi cũng muốn tự nguyện chăm sóc anh nhưng nghĩ đến những cực khổ đã trải qua và con đường tương lai của hai con phía trước, tôi không thể cho phép mình có thêm bất cứ một gánh nặng nào nữa. Đó là chưa kể những xáo trộn trong gia đình khi con tôi biết về người bố biệt tăm nay hóa tâm thần của nó.
Tôi đã suy nghĩ vấn đề này nhiều ngày nay nhưng vẫn chưa dám đưa ra quyết định. Bố mẹ anh đang ngày ngày mòn mỏi chờ đợi câu trả lời từ tôi. Thương họ, thương anh tôi chỉ muốn gật đầu cho xong chuyện nhưng nhìn vào hai con, tôi lại không thể làm điều đó.
Nay nhân có nhiều bạn đọc quan tâm đến vấn đề này, tôi rất muốn xin lời khuyên từ những người ngoài cuộc.
Theo VNE
Trẻ người non dạ
Anh chàng chủ quán đỏm dáng dạo này mới thu nhận được "đồ đệ" tâm phúc, cô bé ấy mặt non choẹt, ánh mắt vẫn còn vương nét ngây thơ.
Vợ anh ta vốn đã bỏ nhà đi vác theo đứa con nhỏ từ cách đây hai năm, để đứa lớn năm tuổi ở với bố. Thằng bé nghịch như quỷ, đi học còn đỡ, về đến nhà là vầy lấm lem mặt mũi, nhem nhuốc đất cát, đối nghịch hẳn gương mặt trắng trẻo, điển trai như diễn viên của ông bố năm nay mới hai mươi bảy tuổi.
Bố nó làm nghề cắt tóc gội đầu, phong cách lúc nào cũng phiêu du như tài tử xi-nê, dù vợ bỏ đi thì anh ta cũng chẳng bao giờ thiếu gái. Đứa con đã có các cô ấy thi thoảng sớm hôm đến lo cho và anh chàng có vẻ chấm cô nàng trẻ trung nhất trong hội rỗi hơi đến nhà làm lao vụ không công. Con bé ấy chưa đến hai mươi, được bạn bè giới thiệu đến đây cắt tóc mô đen mới nhất.
Ban đầu vì được nhiều người đẹp chăm sóc nên anh chàng khá kiêu, chẳng để tâm đến con bé, càng khiến con bé nông cạn bị mê hoặc, nên cứ thiết tha qua lại hầu hạ. Sau anh ta chú ý đến, con bé dễ dàng chấp nhận ở lại ăn ngủ cho tiện việc chăm sóc hàng ngày.
Bố con bé tìm đến tận nơi, mắt ngân ngấn nước giục "Về thôi con", nó phụng phịu rồi khăng khăng "Không, con phải ở lại đây nấu cơm cho bố con anh ấy". Uất ức quá có lần ông phải lôi xềnh xệch con gái về trước bao ánh mắt ái ngại của mọi người xung quanh.
Sự việc tưởng yên, vậy mà bị giữ trong nhà nó vẫn quài được chai dầu rửa bát tu bằng hết, đúng lúc có người hàng xóm sang mượn đồ bắt gặp đưa ngay ra viện cấp cứu. Lại thêm lần khác nó lấy dây thừng treo cổ tự tử... Mẹ nó chết đi sống lại với con bao phen.
Thôi đành đất phải chịu giời, bố mẹ con bé chấp nhận cho con gái còn chưa biết lo biết nghĩ, chưa có nghề ngỗng gì sang nhà người ta sau một lễ cưới sơ sài, tủi nhục.
Giờ thằng bé con coi vợ của bố không khác gì ôsin trong nhà, nó cứ vênh váo, có lần còn hỗn láo nói "Trông cô chẳng giống người nhỉ!", con bé điên lắm mà không dám làm gì, chỉ biết lôi cổ về cho bố nó tẩn một trận.
Nó ở nhà nấu nướng, phụ chồng làm nghề, đưa đón con chồng đi học hàng ngày. Được ít lâu thì có chửa, bị rau tiền đạo, phải đi mổ cấp cứu, tưởng không qua khỏi vì máu chảy khắp taxi trên đường đến bệnh viện. Lại bố mẹ đẻ nó phải đứng ra gánh chịu toàn bộ, từ trông nom cho đến chi trả toàn bộ phí tổn liên quan đến sức khỏe của hai mẹ con. Không thể nhờ được ông bà nội vì bố nó đã làm được gì cho họ đâu mà đòi trông chờ, họ còn đang tiếc cô con dâu đầu với hai thằng cháu trai vốn đang chẳng nhận được sự quan tâm.
Trong khi đó chồng nó hai vợ rồi mà chẳng tu chí, vẫn được chăng hay chớ, bông đùa trêu ghẹo khách hàng, giọng lưỡi thì dẻo quẹo lại thêm cái tốt mã nên khách nữ cứ đến tơi tới. Con bé nghe thấy mà ngậm buồn vào trong lòng, chẳng dám ho he gì kẻo mất khách thì mất ăn.
Theo VNE
Cứ tưởng là yêu! Khoảng cách giữa yêu và thương nhiều khi mong manh làm nhiều người ngộ nhận. Cách đây ít lâu, T. - hiện công tác tại một quỹ đầu tư tài chính của nước ngoài ở quận 1, TPHCM - đi nhờ tư vấn để kiện vì bị trù dập. T. cho biết trước đây, cả anh và vị giám đốc kia cùng yêu...