Cái đầu lạnh và đôi chân ấm
“Mệt quá thân ta này, tìm đến chiếc ghế nghỉ ngơi”
ShutterStock
Xin mượn lời của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn để nói về vấn đề chúng ta rất thường gặp: mệt mỏi. Tuy nhiên, mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho tất cả chúng ta một món quà tuyệt vời nhằm phục hồi sức lực, đó là giấc ngủ. Cơ thể thật diệu kỳ, nó tự đòi hỏi, tự cất tiếng: Tôi mệt, hãy cho tôi đi ngủ, và chính trong giấc ngủ mà cơ thể được tái sinh. Đó là cái mệt sinh lý tự nhiên, không có gì ầm ĩ.
Tuy nhiên lắm khi thân xác rã rời, đầu óc mụ mị, chẳng còn muốn động tay động chân, hoặc mới làm gì có chút xíu đã thở không ra hơi. Ngủ rồi vẫn không hết mệt! Đó là lúc ta cần chậm lại và dành nhiều sự quan tâm hơn đến sức khỏe.
Để trả lời cho câu hỏi: “Tại sao tui cứ mệt hoài?”, các bác sĩ sẽ hỏi bệnh và khám bệnh. Sau khi thu thập tất cả các dữ kiện, chất xám trong đầu bác sĩ làm việc hết công suất để đưa ra một chẩn đoán.
Dễ dàng nhất (cho bác sĩ) và xui (cho bạn) là những nguyên nhân hiển nhiên, chẩn đoán trong vòng… một nốt nhạc, do các hệ cơ quan bị suy hay hoạt động vô tổ chức. Suy tim, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, lao phổi, tiểu đường, viêm khớp, ung thư, AIDS…
Tất cả đều làm bạn mệt mỏi nhưng may mắn thay hầu như tất cả các căn bệnh hiện nay đều có thể trị được. Như vậy, khi có bệnh lý thực thể, hãy tìm cách trị tận gốc.
Video đang HOT
Tình huống thứ hai rắc rối hơn: khám bình thường, xét nghiệm từ thử máu đơn giản đến CT cắt lớp cũng hoàn hảo. Đó là mệt do nguyên nhân tâm thần kinh. Không một máy móc nào cảm được nỗi đau trong lòng bạn đâu.
Có bao giờ bạn thấy buồn bã chán nản, không còn thiết tha gì, thậm chí thấy chán sống? Hay lúc nào trong đầu bạn cũng xoay mòng mòng đủ thứ suy nghĩ lo âu, cơm áo gạo tiền, đầu óc căng thẳng chật cứng. Giấc ngủ không còn vô tư êm đềm mà sẽ trở thành trằn trọc, mộng mị, trăn trở, nằm lăn qua lăn lại, đếm cả trăm con cừu hay cả bầu trời sao mà vẫn không ngủ được.
Nhóm nguyên nhân này gặp nhiều lắm. Cuộc sống căng thẳng đè lên vai bạn một gánh nặng kéo dài ngày này qua ngày khác, những biến cố buồn vui liên tục xảy ra, những cảm xúc thăng trầm ray rứt, đó chính là tình trạng stress. Thật nguy hại nếu để kéo dài những rối loạn lo âu, hoảng sợ hay trầm cảm, chúng sẽ khiến bạn kiệt quệ.
Tóm lại ngoài cái mệt sinh lý liên quan đến lối sống hằng ngày, có 2 nhóm nguyên nhân gây mệt – thực thể và tâm thần kinh.
Bây giờ đối phó sao đây?
Tôi xin chia sẻ với các bạn bí quyết sống vui sống khỏe như sau: Hãy giữ cho cái đầu lạnh và đôi chân ấm.
Đầu lạnh là tâm trí thanh tịnh êm đềm như mặt nước hồ thu. Dẹp bớt tham-sân-si đi các bạn ơi. Chớ để tâm trí mình hỗn loạn, sôi sục như một bãi chiến trường. Còn thân thể mình thì đừng hãm hại nó bằng những cuộc nhậu quắc cần câu, bằng khói thuốc mịt mờ, hay ngồi lì một chỗ bấm bàn phím thâu đêm. Máu huyết, kinh mạch phải được lưu thông.
Giữ đôi chân ấm nghĩa là phải vận động thường xuyên. Hãy tham gia ngay một môn thể dục thể thao.
Như vậy khi bạn thấy lúc nào cũng mệt, đó có thể là do lối sống không điều độ, do tâm thần kinh hoặc thực thể. Hãy tự cứu mình bằng một lối sống lành mạnh, tinh thần thanh thản, ăn uống giản đơn và vận động mỗi ngày.
Theo thanhnien
Bụng càng nhiều mỡ, não càng 'teo'
Nếu bị thừa cân ở tuổi tứ tuần, lượng chất xám trong não bạn có thể giảm đi, theo một nghiên cứu mới tại Anh.
Chất xám chứa gần 100 tỷ tế bào thần kinh, trong khi các sợi thần kinh ở chất trắng chịu trách nhiệm kết nối các vùng của não. Giáo sư Mark Hamer, Đại học Loughborough (Anh), cho biết các nghiên cứu trước đó đã tìm ra mối liên hệ giữa hiện tượng mất chất xám và nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Theo CNN, nghiên cứu của giáo sư Hamer tập trung vào hai tiêu chí: chỉ số khối cơ thể (BMI) cùng tỷ lệ vòng eo so với hông trên 9.652 người trung niên tại Anh. Mức an toàn cho BMI nằm trong khoảng 18,5 đến 24,9. Do đó, một người bị coi là béo phì nếu BMI cao hơn 30, tỷ lệ giữa eo và hông lớn hơn 0,9 với nam hoặc 0,85 với nữ. Dựa trên tiêu chí này, gần 20% người được nghiên cứu thuộc nhóm béo phì.
Ông Hamer cùng các đồng nghiệp chụp cộng hưởng từ để quét thể tích não của các tình nguyện viên tham gia, đồng thời xem xét các yếu tố ảnh hưởng như tuổi tác, hoạt động thể chất, thói quen hút thuốc hay bệnh huyết áp cao.
Kết quả, 1.291 người với chỉ số BMI và tỷ lệ vòng eo với hông cao nhất có khối lượng chất xám thấp nhất, khoảng 786 cm3. 514 người có BMI cao nhưng giá trị còn lại bình thường có khối lượng chất xám ở mức trung bình là 793 cm3. Thể tích chất xám được tìm thấy ở 3.025 người khỏe mạnh là 798 cm3.
Ảnh: Down to Earth.
Nghiên cứu cũng phát hiện mối tương quan giữa việc thừa cân và sự co lại ở một số vùng trong não, như vùng kích thích cảm giác ăn uống, nhân não tạo xung thần kinh thư giãn, nhân bèo sẫm cùng nhân đuôi. Tuy nhiên, chưa rõ liệu các bất thường trong cấu tạo não là nguyên nhân hay kết quả của bệnh béo phì.
Cara Bohon, trợ lý giáo sư tại Khoa Khoa học Tâm thần và Hành vi thuộc Đại học Y Stanford cho rằng mối quan hệ giữa thể tích não giảm và mỡ bụng có thể do chứng viêm hoặc các yếu tố liên quan tới mạch máu. Hơn nữa, nếu một số yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng tới thể tích não, các nhân tố đó có khả năng trực tiếp gây ra béo phì.
Trong tương lai, nghiên cứu nên tập trung vào chứng viêm, dinh dưỡng cũng như mạch máu để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa não bộ và sự thừa cân. Nghiên cứu của bà Bohon cũng cho thấy khi giảm cân, thể tích não được cải thiện.
Tác giả nghiên cứu chính, ông Hamer cảnh báo về các tác động bất lợi của béo phì đối với sức khỏe. Ông khuyến cáo mọi người duy trì trọng lượng cơ thể ở mức an toàn.
Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Neurology.
Phúc Lương
Theo VNE
Thai kỳ làm thay đổi não bộ phái đẹp Mang thai làm thay đổi kích thước và cấu trúc của vùng não người phụ nữ, điều chỉnh suy nghĩ nhận thức, cảm xúc, niềm tin... Ảnh: Pinterest Theo Nature Neuroscience, các nhà nghiên cứu phát hiện bà bầu có mức thay đổi não bộ cao hơn những người khác. Nhiều thay đổi kéo dài đến hai năm sau khi sinh. Bà Elseline...