Cái chết bí ẩn của Bao Công
Gần nghìn năm đã trôi qua, cái chết của Bao Công – vị quan nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc – vẫn còn là điều bí ẩn.
Theo sách Tống sử, Bao Công (999-1062), tên thật Bao Chửng, chữ là Hi Nhân, quê gốc ở Lư Châu, Hợp Phì, Trung Quốc. Ông là nhà chính trị kiệt xuất, đỗ tiến sĩ năm Thiên Thánh thứ năm (1027) đời Tống Nhân Tông.
Bao Công sống trong thời nhà Tống bắt đầu suy yếu, thù trong giặc ngoài là những mối nguy lớn. Theo chính sử và dã sử, vai trò của Bao Thanh Thiên ở giai đoạn này như tấm gương có một không hai, đến kẻ thù cũng phải nể sợ.
Ông qua đời ở tuổi 64 khi đang giữ chức Khu mật phó sứ, được vua Tống Nhân Tông đích thân làm chủ lễ truy điệu, ban thụy hiệu là “Hiếu Túc”. Sau đó, Bao Chửng được đưa về quê cũ Lư Châu an táng.
Hiện nay, khu mộ táng Bao Công nằm ở Đại Hưng Tập, ngoại ô thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Mộ chí có dòng chữ: “Năm Gia Hựu thứ bảy, tháng 5, ngày Kỷ Mùi (tức ngày 12/5/1062) ra làm việc, phát bệnh nên quay về. Hoàng thượng sai sứ ban cho thuốc tốt, đến ngày Tân Mùi (tức ngày 24/5/1062) thì không dậy được nữa”.
Như vậy, Bao Công từ lúc phát bệnh đến khi chết chỉ có 13 ngày. Thời gian này, ông có sử dụng “thuốc tốt” của vua ban. Chính điều đó đã gây ra nhiều tranh luận, nghi vấn trong giới sử học Trung Quốc.
Hình vẽ Bao Công trong sách Tam tài đồ hội (1609).
Sinh thời, Bao Thanh Thiên nổi tiếng cương trực, không sợ quyền thế, can gián cả vua. Bọn tham quan ô lại cùng hoàng thân quốc thích hư đốn xem ông như kẻ thù. Do đó, khi ông bất ngờ qua đời, dư luận không khỏi nghi ngờ: Bao Công quả thật chết vì bệnh hay bị trúng độc lâu ngày, khi phát bệnh là mất mạng ngay?
Theo sách Bí sử hậu cung, từ năm 1973, Phòng nghiên cứu động vật có xương sống và người cổ, Viện Khoa học Trung Quốc đã tiến hành giám định phân loại xương của Bao Công trong khu mộ gia tộc ở Đại Hưng Tập.
Tại đây, ngoài mộ Bao Công, các nhà khoa học còn nghiên cứu mộ người vợ chính, con và con dâu của ông. Họ đã thu nhặt được 35 mảnh xương được xác định của Bao Công và quan tài bằng gỗ nam mộc cực quý.
Các nhà khoa học Trung Quốc phối hợp Viện Bảo tàng tỉnh An Huy xét nghiệm những mảnh xương được cho là của Bao Chửng bằng phương pháp đồng bộ bức xạ với máy Electron- Positron Collider.
Kết quả cho thấy, hàm lượng các nguyên tố thủy ngân, sắt và canxi trong xương của Bao Thanh Thiên cao hơn nhiều so với xương của người hiện đại. Trong khi đó, hàm lượng chì và thạch tín lại thấp hơn người thường.
Theo chuyên gia Hồ Hân Dân, Viện trưởng Viện bảo tàng tỉnh An Huy khi đó, kết quả này sơ bộ loại trừ khả năng “Bao đại nhân” bị trúng độc cấp tính do uống thuốc có chứa thạch tín.
Về vấn đề hàm lượng thủy ngân cao trong xương của Bao Công, các nhà khoa học đưa ra hai khả năng. Một là khi an táng ông, người ta đã cho vào quan tài nhiều chu sa để ướp giữ thi thể. Chất này xâm thực vào xương dẫn đến hàm lượng thủy ngân tăng cao. Hai là, Bao Chửng từng uống thuốc hay ăn loại thực phẩm có chứa thủy ngân với hàm lượng nhỏ khiến ngộ độc mãn tính.
Video đang HOT
GS Trình Như Phong, chuyên gia Văn – Sử, Phó hội trưởng Hội nghiên cứu Bao Công ở thành phố Hợp Phì, cho biết qua kết quả xét nghiệm có thể kết luận Bao Công không chết vì trúng độc. Rất có thể, ông bị bệnh tim mạch hoặc đột quỵ nên mới phát bệnh và chết nhanh như vậy.
Tuy nhiên, căn bệnh nào dẫn đến cái chết của vị phán quan nổi tiếng lịch sử này có lẽ vẫn mãi là điều bí ẩn.
Theo Zing
Hai linh hồn của "Bao Thanh Thiên" chung một số phận sau 27 năm thành danh
"Bao Chửng" Kim Siêu Quần và "Công Tôn Sách" Phạm Hồng Hiên có cuộc sống lận đận ở tuổi xế chiều.
Kim Siêu Quần và Phạm Hồng Hiên là hai ngôi sao gạo cội nổi tiếng từ phim "Bao Thanh Thiên" 1993 do Đài Loan sản xuất. Trong phim, Kim Siêu Quần thủ vai vị quan liêm khiết tên Bao Chửng còn Phạm Hồng Hiên vào vai Công Tôn Sách - một người mưu trí, tài giỏi và là cánh tay phải đắc lực của Bao Công cùng với Triển Chiêu (Hà Gia Kính).
Kim Siêu Quần sinh năm 1951, ông nổi danh khắp châu Á khi đóng vai Bao Chửng trong "Bao Thanh Thiên" 1993. Vai diễn của ông trở thành tượng đài trên màn ảnh nhỏ và không một ai có thể thay thế được.
Năm 1995, ông nhận được giải Nam diễn viên xuất sắc nhất cho vai Bao Công tại lễ trao giải Kim Chung.
Bao Công là vị quan liêm khiết ở phủ Khai Phong dưới triều đại nhà Tống. Nhân vật do Kim Siêu Quần đóng được xây dựng từ một vị quan có thật trong lịch sử Trung Quốc.
Phim lấy đề tài điều tra, phá án do Bao Công (Kim Siêu Quần) xét xử và dài 263 tập, mỗi tập 60 phút. Để phá án thành công, Bao Công có hai phụ tá văn - võ đắc lực là Công Tôn Sách (Phạm Hồng Hiên) và Triển Chiêu (Hà Gia Kính).
Bao Công do Kim Siêu Quần đóng toát lên vẻ uy phong và khí khái mà không ai có thể thay thế được. Chân dung vị quan thanh liêm ở phủ Khai Phong trong phim có nước da đen sạm. Đặc biệt, ở giữa trán ông có vầng trăng khuyết - điểm nhấn khác biệt với người thường. Theo sử sách, Bao Công thật ở ngoài đời không hề có nước da đen và cũng chẳng có vết sẹo hình trăng khuyết.
Sự thành công của "Bao Thanh Thiên" 1993 đã giúp Kim Siêu Quần đóng thêm nhiều bộ phim khác nói về nhân vật Bao Công. Năm 1994, ông tiếp tục đảm nhận vai chính trong "Tân Bao Thanh Thiên".
Ngoài ra, phải kể đến các tác phẩm khác như: "Bao Công xuất tuần" 2003, "Bao Công kỳ án" 2003, "Bao Thanh Thiên: Truyền kỳ Bạch Ngọc Đường" 2007 và bốn bộ "Bao Thanh Thiên" khác trong các năm 2008, 2010, 2011 và 2012.
Trong suốt sự nghiệp của mình, Kim đã đóng 700 tập phim "Bao Thanh Thiên". Ước nguyện của ông là có thể đóng được 1000 tập.
Trong "Bao Thanh Thiên", một nhân vật khác được chú ý không kém là Công Tôn Sách - cánh tay phải đắc lực của Bao Chửng do diễn viên Phạm Hồng Hiên đóng.
Theo sử sách, Bao Công được bảo vệ bởi Ngự tiền thị vệ tứ phẩm Triển Chiêu nhưng không có bằng chứng về sự phò tá của Công Tôn Sách. Nhiều người cho rằng, đây là nhân vật hư cấu để tạo thêm nét hấp dẫn riêng cho phim.
Công Tôn Sách là một thư sinh nhã nhặn, đa mưu túc trí. Ông được coi là cánh tay phải giúp Bao Công điều tra, phá án.
Nhân vật Công Tôn Sách do Phạm Hồng Hiên đóng nhận được nhiều cảm tình của khán giả. "Bộ ba thép" Bao Chửng - Công Tôn Sách - Triển Chiêu từng "làm mưa làm gió" màn ảnh nhỏ châu Á suốt nhiều năm.
Nổi tiếng là vậy song cuộc sống riêng của Kim Siêu Quần và Phạm Hồng Hiên lại không được như ý muốn. Ở tuổi 66, ông sống cuộc đời đầy bệnh tật và bình lặng bên người vợ từ thuở hàn vi, không con cái.
Cuối tháng 3 vừa qua, tài tử sinh năm 1951 vừa phẫu thuật u não thành công song sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều.
Trên thực tế, từ năm 2000, Kim Siêu Quần đã mắc nhiều căn bệnh như tiểu đường, huyết áp, tim mạch.
Dù bệnh tật song "Bao Công" họ Kim vẫn có người bạn đời tảo tần bên cạnh. Vợ ông, Trần Kỳ từng đóng "Bao Thanh Thiên" vai con gái của Bàng thái sư. Cặp đôi sống với nhau nhiều năm nhưng không có con.
Nói về đường con cái, Siêu Quần cho biết đây là số phận. Ông bằng lòng với cuộc sống hiện tại của mình và bà xã.
Trong khi "Bao Công" Kim Siêu Quần chìm trong bệnh tật ở tuổi 66 thì "Công Tôn Sách" Phạm Hồng Hiên cũng sống cuộc đời không vợ con ở tuổi 70.
Ngôi sao sinh năm 1946 không lập gia đình và không con cái dù đã ở tuổi xế chiều.
Theo Danviet
Phim lịch sử Trung Quốc biến công thần thành gian thần Trong dịp đầu năm, các buổi thảo luận về điện ảnh Trung Quốc diễn ra khá rầm rộ. Những phim như "Bao Thanh Thiên" dù ăn khách nhưng vấp phải nhiều chỉ trích xuyên tạc lịch sử. Trong buổi thảo luận chuyên đề về phim ảnh gần đây của các trang mạng nổi tiếng, yếu tố lịch sử được mang ra mổ xẻ...