Cải cách chính sách tiền lương đáp ứng đúng nguyện vọng giáo viên
Chính sách tiền lương cho nhà giáo là vấn đề đang thu hút sự quan tâm lớn của xã hội, đặc biệt là giáo giới. Mới đây, đề xuất “ Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” đã được đưa ra khỏi dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.
ảnh minh họa
Khó thu hút người tài làm việc ở các cơ sở GD
Liên quan đến vấn đề này, GS.TS Đinh Xuân Khoa – Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh cho rằng: Việc tăng lương cho giáo viên đã được nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với đội ngũ nhà giáo.
Thực tế hiện nay lương của giáo viên không đáp ứng được các nhu cầu cuộc sống tối thiểu, lương bậc I của giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên THCS và THPT, tính cả phụ cấp chỉ đạt hơn 3,2 triệu đồng/tháng đến gần 4 triệu đồng/tháng.
Với mức lương và chính sách chi trả lương như hiện nay, rất khó để thực hiện chế độ khuyến khích, thu hút người có tài, có trình độ cao đến làm việc ở các cơ sở giáo dục.
Video đang HOT
Cũng theo GS.TS Đinh Xuân Khoa, mức lương của nhà giáo hiện tại tương đối thấp so với mặt bằng chung thu nhập trong xã hội, không tương xứng với vị trí, vai trò và mức độ quan trọng của công việc của nhà giáo.
Từ đó, kéo theo nhiều thực tế yếu kém trong giáo dục hiện nay như chất lượng giáo dục thấp, dạy thêm học thêm tràn lan, đạo đức nhà giáo xuống cấp,…
“Cải cách chính sách tiền lương theo hướng xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp không chỉ giúp giáo viên tâm huyết, gắn bó với nghề mà còn thu hút sinh viên giỏi vào sư phạm.
Như vậy, nâng cao được chất lượng đầu vào, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cải thiện các hạn chế, yếu kém hiện nay trong giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục” – GS Đinh Xuân Khoa nêu quan điểm.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là hết sức cần thiết
Luật Giáo dục hiện hành đã bộc lộ khá nhiều hạn chế, bất cập, nếu không được sửa đổi, bổ sung kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới tương lai gần của giáo dục Việt Nam, tới cơ cấu nguồn nhân lực của Việt Nam, mâu thuẫn và không bắt kịp với một số chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm phát triển giáo dục nói riêng, phát triển kinh tế-xã hội nước nhà nói chung trong bối cảnh mới.
Nhấn mạnh điều này, liên quan đến các nội dung sửa đổi, bổ sung khác trong dự thảo Luật, GS Đinh Xuân Khoa cho rằng: Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục lần này cơ bản đã khắc phục được những hạn chế bất cập của Luật Giáo dục hiện hành;
Kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục và các lĩnh vực liên quan vào các quy định Luật, tạo hành lang pháp lý, là động lực thúc đẩy phát triển mới cho giáo dục Việt Nam, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội nước nhà trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
“Chúng tôi cho rằng, những sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Giáo dục phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, sự đổi mới giáo dục và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay” – GS Đinh Xuân Khoa nhận định.
Theo Giaoducthoidai.vn
Ủng hộ phương án chỉ xét học sinh giỏi nếu trường sư phạm xét học bạ
GS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - khi trao đổi về quy chế tuyển sinh năm nay bày tỏ ủng phương án chỉ xét học sinh có học lực loại giỏi trở lên nếu tuyển sinh vào sư phạm theo phương thức xét học bạ.
ảnh minh họa
"Trường Đại học Vinh cũng ủng hộ việc bỏ điểm sàn để các trường tự chủ và tự chịu trách nhiệm giải trình.
Riêng các ngành sư phạm cần có điểm sàn để đảm bảo chất lượng vì giáo viên là người đào tạo thế hệ trẻ, mỗi giáo viên có thể ảnh hưởng đến hàng chục thế hệ nên cần có những chuẩn riêng. Tuy nhiên điểm sàn sư phạm cần theo các cấp học và tình hình thực tiễn" - GS Đinh Xuân Khoa nêu quan điểm.
Cụ thể, năm 2018, Trường Đại học Vinh đề xuất có các loại điểm sàn sư phạm như sau: Cấp THPT, cấp THCS, cấp tiểu học, mầm non. Đối với các ngành sư phạm đặc thù như: Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng, các ngành năng khiếu giao các trường chủ động tuyển sinh và chịu trách nhiệm về chất lượng.
Tuy nhiên, theo Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, không nên tuyển sinh trung cấp sư phạm vì chuẩn chức danh nghề nghiệp đòi hỏi giáo viên phải đạt những tiêu chuẩn nhất định mới được hành nghề.
Liên quan đến một số điểm mới trong quy chế thi, tuyển sinh năm nay, GS Đinh Xuân Khoa cho rằng: Việc xét tuyển làm tròn đến 2 chữ số thập phân sẽ công bằng hơn, đặc biệt là các ngành có tính cạnh tranh cao.
Việc giảm điểm ưu tiên giữa các khu vực khẳng định chất lượng giáo dục giữa các vùng miền đã có cải tiến tích cực. Đồng thời tạo sự công bằng trong công tác tuyển sinh, nhất là những ngành có tỷ lệ dự thi cao.
về phương án tuyển sinh của Trường Đại học Vinh, GS Đinh Xuân Khoa cho hay: Nhà trường đã công bố dự thảo đề án tuyển sinh năm 2018.
Theo đó, trường xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2018 không ít hơn 70% chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh; xét tuyển học bạ THPT (không xét tuyển đối với các ngành sư phạm) không quá 30% chỉ tiêu đăng ký tuyển sinh, với các tiêu chí sau: Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương; tổng điểm các môn: theo tổ hợp các môn đăng ký xét tuyển của năm lớp 12 lấy trung bình từ 6.00 điểm trở lên. Điểm ưu tiên sẽ được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của BộGD&ĐT.
Riêng các ngành đào tạo sư phạm, ngoài kết quả kỳ thi THPT quốc gia, thí sinh phải có hạnh kiểm của 3 năm học (Lớp 10, 11, 12) THPT đạt từ loại Khá trở lên.
Theo Giaoducthoidai.vn
Đổi mới mục tiêu để định hướng mọi hoạt động giáo dục Theo GS.TS Đinh Xuân Khoa - Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh - giáo dục ngoài mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách về đức, trí, thể, mỹ, phẩm chất và năng lực công dân, cần phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc...