Cái ác vẫn “sống” ở chốn học đường
Vụ việc nữ sinh lớp 9 ở Hưng Yên bị đánh đập dã man là hệ quả của bệnh thành tích trong ngành giáo dục. Chính nó tạo ra sự vô cảm, thiếu trách nhiệm, làm cho bạo lực học đường phát sinh
Dư luận ngày 30-3 bàng hoàng và căm phẫn trước vụ việc nữ sinh lớp 9A của Trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) bị các bạn gái trong lớp đánh hội đồng đến mức phải đưa vào bệnh viện tâm thần điều trị. Điều đáng nói sự việc xảy ra ngay trong lớp học mà không có sự can ngăn của các bạn cùng lớp hay thầy cô giáo nào.
“Không ai bảo vệ cháu”
Sự việc xảy ra vào ngày 22-3. Ngay sau khi vừa tan học, giáo viên chủ nhiệm ra về, một nhóm 5 nữ sinh lớp 9 đã đánh hội đồng nữ sinh N.T.H.Y. Hình ảnh clip được báo chí và mạng xã hội đăng từ ngày 29-3 cho thấy nhóm nữ sinh lột quần áo, liên tiếp đấm đá vào vùng mặt của em Y., mặc cho em la hét vì đau đớn và không dám chống cự.
Hình ảnh nữ sinh N.T.H.Y bị nhóm bạn học cùng lớp đánh hội đồng.
Ông Nhữ Mạnh Phong, Hiệu trưởng Trường THCS Phù Ủng, bị tạm đình chỉ công việc. (Ảnh cắt từ clip) – HUY THANH
Ông Bùi Văn Linh – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh (HS), sinh viên thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), cho biết ngay khi nhận được thông tin, đơn vị này đã liên hệ trực tiếp với Sở GD-ĐT Hưng Yên, yêu cầu kiểm tra làm rõ vụ việc và báo cáo về Bộ GD-ĐT trước ngày 2-4. Bộ GD-ĐT cũng chỉ đạo Sở GD-ĐT Hưng Yên làm rõ trách nhiệm của những người liên quan, đồng thời tổ chức thăm hỏi, động viên ổn định tinh thần của HS. “Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan hỗ trợ nạn nhân; phối hợp với cơ quan công an để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” – ông Bùi Văn Linh nói.
Còn theo ông Trương Văn Ty, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Ân Thi, ngay khi nắm được sự việc nghiêm trọng này, ông đã chỉ đạo Trường THCS Phù Ủng xác minh, báo cáo. Trước mắt, từ ngày 1-4, hiệu trưởng nhà trường là ông Nhữ Mạnh Phong sẽ bị đình chỉ công việc điều hành trong 15 ngày để phục vụ kiểm tra, xử lý. Riêng giáo viên chủ nhiệm lớp em N.T.H.Y bị điều chuyển, không chủ nhiệm lớp này nữa.
Trong cuộc trao đổi với báo chí ngày 30-3, ông Nguyễn Văn Doanh, chú ruột của nữ sinh Y., đã rơi nước mắt khi nói đến hoàn cảnh gia đình của em và việc em bị bạn học đánh đập. Ông Doanh nói đây không phải lần đầu cháu bị đánh. Giữa học kỳ I, cháu đã bị nhóm bạn cùng lớp đánh. Cháu báo sự việc mình bị đánh cho cô giáo chủ nhiệm nhưng cô không có biện pháp ngăn chặn, dẫn đến ngay trong ngày hôm đó, cháu lại bị nhóm bạn đánh.
Video đang HOT
“Cháu không dám nói với gia đình vì bị dọa giết. Tội nghiệp cháu phải thui thủi trong lớp học suốt một thời gian dài mà không một ai giúp đỡ” – ông Doanh ngậm ngùi.
Theo ông Doanh, chính sự vô cảm, thiếu trách nhiệm của nhà trường đã dẫn đến hậu quả cháu của ông bị bạn học hành hung trong một thời gian dài. Đáng nói hơn, khi yêu cầu được xem clip cháu H.Y bị đánh thì phía nhà trường chỉ nói “clip bị mờ và đã yêu cầu HS xóa đi rồi”.
Chỉ vì bệnh thành tích
Tại sao Bộ GD-ĐT đã có nhiều văn bản chỉ đạo nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường nhưng những vụ đánh nhau ngay trong trường học vẫn liên tiếp diễn ra?
TS Dương Thị Hưởng, nguyên giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, cho rằng đó chính là hệ quả của bệnh thành tích, của việc giáo viên cố giữ cho lớp mình chủ nhiệm, cho trường mình làm hiệu trưởng không có điều tiếng, không bị tụt thi đua. “Họ không nghĩ đến điều quan trọng là tương lai của những HS bị bạo hành, đặc biệt là việc họ đang gián tiếp nuôi dưỡng cái ác trong môi trường giáo dục bằng cách giấu giếm cái ác, để cho nó tự tung tự tác phát triển” – TS Hưởng thẳng thắn.
Về phát biểu của ông Nhữ Mạnh Phong cho rằng phía nhà trường đã yêu cầu các em HS xóa clip để bảo vệ danh dự cho em Y., TS Hưởng bày tỏ bất bình: “Tôi không thể hình dung được việc giáo viên yêu cầu xóa clip để xóa dấu tích, không cho người khác hay biết. Những giáo viên này đang vì cái lợi nhỏ bé của bản thân mà bỏ đi sứ mệnh người thầy của mình”. Bà cho rằng việc chạy theo thành tích đang khiến không ít giáo viên trở nên vô cảm và chính sự vô cảm này trong ngành giáo dục đã tác động ngay đến HS.
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT), cũng có chung quan điểm khi nhìn nhận trách nhiệm lớn trong việc em Y. bị bạo hành chính là giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo nhà trường thiếu sâu sát.
“Trách nhiệm trước hết ở các em HS không được dạy dỗ tử tế từ gia đình và nhà trường, nhưng tôi rất buồn vì sự vô cảm của giáo viên và lãnh đạo trường. Họ đã biết em Y. thường bị bắt nạt nhưng phát biểu trước truyền thông thì cứ như lỗi là của HS bị đánh” – TS Vinh nói.
Yêu cầu Công an tỉnh Hưng Yên vào cuộc
Chiều tối 30-3, UBND tỉnh Hưng Yên đã có văn bản yêu cầu UBND huyện Ân Thi phối hợp với Sở GD-ĐT tỉnh Hưng Yên xem xét xử lý trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan để xảy ra vụ bạo lực học đường tại Trường THCS Phù Ủng. Đồng thời, Sở GD-ĐT tỉnh Hưng Yên rà soát, có biện pháp ngăn ngừa bạo lực học đường, thực hiện nghiêm kỷ cương, nền nếp trường học.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cũng yêu cầu Công an tỉnh phối hợp với UBND huyện Ân Thi khẩn trương giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật. Các sở Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội quan tâm hỗ trợ điều trị nữ sinh bị nạn.
Yến Anh
Theo Người Lao Động
Giấu danh sách thí sinh, phụ huynh gian lận thi cử: Thí sinh học thật mới là người tổn thương
Hôm qua, 25/3, đã có thêm một thiếu tá công an ở Sơn La bị tước danh hiệu vì liên quan đến tiêu cực xảy ra tại kỳ thi THPT quốc gia 2018. Những người "bán điểm" đã dần dần được đưa ra ánh sáng. Thế nhưng, những người mua điểm, những người được hưởng lợi từ việc mua điểm này vẫn nằm trong "bóng tối" dù đã có kết quả điều tra.
PV Tiền Phong ghi nhận ý kiến của thầy giáo Vũ Khắc Ngọc, giáo viên dạy Hóa, trung tâm Học mãi về vấn đề này.
Thầy Vũ Khắc Ngọc nói:
Tôi cho rằng cho đến thời điểm này, không thể không công khai danh sách thí sinh được chạy điểm. Việc công khai này cũng là một biện pháp để răn đe. Vì gian lận thi cử này rất nghiêm trọng. Nghiêm trọng cả về quy mô và mức độ. Quy mô ở đây là số lượng thí sinh, số lượng bài thi được sửa điểm lớn.
Thầy Vũ Khắc Ngọc
Mức độ là số điểm được sửa rất trắng trợn. Gian lận thi cử thời nào cũng có, những chuyện như quay cóp, nhìn bài bạn là những cái thi thoảng vẫn gặp. Nhưng nâng điểm ở mức từ điểm liệt lên thủ khoa cả nước thì không thể chấp nhận được.
Sự nghiêm trọng về tính chất ở đây còn thể hiện ở khía cạnh quyền lợi cá nhân. Khi sự việc xảy ra, những người trong ngành có so sánh với sự việc xảy ra ở THPT dân lập Đồi Ngô, Bắc Giang hay THPT Phú Xuyên A, Hà Tây cũ. Nhưng thực ra tính chất của vụ việc không giống nhau. Những sai phạm ở Đồi Ngô hay Phú Xuyên A xảy ra tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, vì bệnh thành tích của địa phương, không có tính chất vụ lợi cá nhân.
Còn sự việc tại Hòa Bình hay Sơn La, Hà Giang lại là quyền lợi cá nhân, liên quan đến đỗ, trượt khi tuyển sinh vào ĐH. Nếu nói nặng lời thì đó là tham nhũng "bổ nhiệm". Vì những thí sinh này đa số vào trường công an, quân đội. Tuyển sinh của quân đội, công an không đơn thuần là tuyển sinh mà đó là tuyển dụng luôn. Nên khi đỗ vào không chỉ là trúng tuyển đại học mà kèm theo một biên chế mặc định.
Đó còn chưa kể có những thí sinh là con em những gia đình có gia thế, địa vị, thậm chí là đã có sẵn bản quy hoạch nào đó mà như mọi người nói là "tờ A4" đã có sẵn, ra trường làm gì ở đâu rồi. Rõ ràng, chạy điểm này không phải là hành vi chạy điểm thông thường. Việc công khai danh tính thí sinh còn là một cách đánh giá đối với phụ huynh. Họ là người có chức, có quyền, có địa vị xã hội nhưng đã có hành vi chạy điểm tức là chạy chức, chạy quyền cho con, họ làm như thế là không chấp nhận được.
Trong lịch sử thi cử phong kiến Việt Nam, lỗi liên quan đến gian lận thi cử như thế rất nghiêm trọng, thậm chí có thể tử hình, chặt đầu. Trong một xã hội đề cao, coi trọng việc học hành khoa cử như Việt Nam thì không thể xử lý nội bộ nhẹ nhàng. Vì như thế sẽ tạo ra tiền lệ rất xấu. Hiện nay các cơ quan chức năng mới chỉ dừng lại ở việc truy tố đối tượng là cán bộ thực hiện thi. Những người chạy điểm, mua điểm chưa thấy có phương án xử lý.
Cần phải tham khảo ý kiến của luật sư xem trong pháp luật Việt Nam có điều luật nào mang tính răn đe những người chạy điểm hay không. Nếu không có hoặc không đủ mạnh thì việc công khai danh tính là một giải pháp răn đe cần thiết.
Mạng xã hội rất phát triển, thông tin trái chiều, thật giả đang lẫn lộn. Nên việc công khai minh bạch thông tin cũng là một cách để dập tắt được những thông tin không chính xác. Sở GD&ĐT các tỉnh, Bộ GD&ĐT không công khai danh tính của thí sinh, song điều này cũng không ngăn được sự "điều tra" của dư luận đối với những người tham gia chạy điểm này. Cho nên dù Bộ, hay Sở có không công khai thì cũng không giấu được hết.
Sự che giấu đó lại làm phát sinh vấn đề. Có thể có những thí sinh điểm cao nhưng không phải do được nâng điểm, giờ không công khai, họ có thể bị thông tin giả vùi dập, có khi những thí sinh này còn bị tổn thương còn lớn hơn những thí sinh được chạy điểm. Đó còn chưa kể những kẻ xấu có thể chế ra một hình ảnh, một thông tin nào đó để thổi phồng sự việc lên. Do vậy, việc không công khai còn nguy hại hơn, gây ra tổn thương còn lớn hơn.
Ngay tại thời điểm này, ở Mỹ cũng đã phát hiện một đường dây phụ huynh "chạy" điểm cho con vào ĐH. Họ đã bị công khai danh tính và bị xử lý rất nghiêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chính những phụ huynh này. Nhưng họ vẫn làm. Đây là một tiền lệ để dư luận Việt Nam so sánh. Nếu viện lý do công khai sẽ gây tổn thương những thí sinh được chạy điểm thì đó là cách trả lời không công bằng với những thí sinh khác, họ lại bị thiệt thòi vì những sai phạm này một lần nữa.
Gian lận thi cử tại Hòa Bình: Gần 20 trường ĐH có thí sinh "dính"
Trao đổi với Tiền Phong, ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết, hôm qua 25/3, sở đã hoàn tất các công việc mà Bộ GD&ĐT giao liên quan đến cập nhật lại điểm cho thí sinh sau kết quả chấm thẩm định. Ông Đắc cho biết, có khoảng gần 20 trường ĐH có thí sinh được nâng điểm của Hòa Bình theo học.
Theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, đến thời điểm hiện tại, Sở GD&ĐT Hòa Bình đã cập nhật xong. Đồng thời đã gửi kết quả cập nhật về các trường ĐH, CĐ có thí sinh liên quan. Hôm nay, 26/3, Sở GD&ĐT Hòa Bình sẽ gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, ông khẳng định, cũng có nhiều thí sinh trong danh sách thẩm định lại kết quả không nhập học tại các trường trúng tuyển.
Trước câu hỏi có bao nhiêu thí sinh trong danh sách trúng tuyển vào khối trường công an, quân đội, ông Đắc từ chối trả lời. Ông cũng vẫn giữ quan điểm không công khai danh sách thí sinh.
Trao đổi qua điện thoại, ông Hoàng Tiến Đức, giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La, khẳng định Bộ GD&ĐT đã nói hết rồi, Sở làm theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ. Bộ nói thế nào thì Sở nói thế và không cung cấp gì thêm.
Theo Tiền phong
Khi phụ huynh xin con ở lại lớp Chạy cho con lên lớp nghe quen tai, nhưng xin cho con được ở lại lớp cũng không là chuyện lạ, đó là một phần rất thật của giáo dục Việt Nam. Vở môn Toán của em S. Em chỉ ghi được đầu bài nhưng vẫn qua được các kì thi để ngồi ở lớp 6. Ảnh: Dân Trí Chuyện ngồi nhầm lớp...