Cách xử trí chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhanh chóng mẹ nên biết
Trẻ bị đầy hơi chướng bụng khiến nhiều người lần đầu làm cha mẹ lo lắng không biết nên xử trí thế nào.
Cùng tìm hiểu các cách cải thiện chướng bụng, đầy hơi giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu thông qua bài viết dưới đây.
Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng do đâu?
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chướng bụng, đầy hơi có thể có các biểu hiện như bụng căng tròn, chướng bụng, nôn trớ, ợ nóng, ợ chua, quấy khóc liên tục, bỏ bú, khó xì hơi.
Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng đa phần do nuốt phải lượng lớn khí vào dạ dày trong quá trình bú (kỹ thuật cho bú sai cách), hoặc ăn (cho ăn quá nhanh trong một cữ bú). Mặt khác, do hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt và chưa phát triển hoàn thiện, nên nếu khoảng cách giữa các cữ sữa hoặc bữa ăn quá gần nhau sẽ tạo áp lực lên hệ tiêu hóa dẫn đến ợ chua, nôn trớ, chướng bụng.
Trẻ bị đầy hơi chướng bụng đến từ nhiều nguyên nhân, một trong số đó là do cách cho bé bú chưa hợp lý
Cách giảm chướng bụng đầy hơi ở trẻ nhỏ
Chướng bụng, đầy hơi nếu kéo dài, tái phát thường xuyên có thể ảnh hưởng đến trẻ. Vì tình trạng này sẽ khiến con khó chịu, lười bú sữa hay ăn uống, ngủ không ngon giấc, kém hấp thu dinh dưỡng,… Do vậy, mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe, đặc tính, màu sắc phân và tâm trạng của trẻ để có cách xử lý phù hợp.
Nếu thấy con đầy bụng kèm theo các triệu chứng như sốt cao, phân có màu lạ, quấy khóc, bỏ bú… thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị. Còn nếu trẻ vẫn vui vẻ, ăn bình thường và tăng cân đều thì không cần quá lo lắng.
Video đang HOT
Mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây để giúp bé giảm chướng bụng:
Cho trẻ bú đúng tư thế, đủ lượng sữa
Bú đúng tư thế giúp trẻ không nuốt nhiều khí, giảm tình trạng đầy hơi. Mẹ nên giữ đầu trẻ cao hơn phần thân dưới khi cho bú hoặc nghiêng bình sữa sao cho sữa ngập đầy núm vú nếu trẻ bú bình. Ngoài ra, mẹ cũng cần đảm bảo cho trẻ bú đủ lượng sữa và không ép con bú sữa khi con đã no.
Điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nguồn sữa mẹ chịu ảnh hưởng lớn từ chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu mẹ ăn nhiều thực phẩm gây đầy hơi thì cũng có thể khiến trẻ bị đầy hơi. Do vậy, mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách uống nhiều nước và bổ sung thực phẩm tốt cho tiêu hóa như sữa chua, rau xanh (mồng tơi, cần tây,…), chuối, đu đủ,…
Lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng có chứa đạm mềm, tự nhiên
Đạm rất nhạy cảm với nhiệt độ. Hiện nay trên thị trường, một số sản phẩm công thức sữa do trải qua gia nhiệt nhiều lần nên cấu trúc đạm bị biến đổi, trở thành đạm biến tính, khó tiêu. Đây có thể là nguyên nhân khiến trẻ sau khi uống bị đầy bụng, khó tiêu. Chính vì thế, Friso đã nghiên cứu và hoàn thiện công thức Friso Gold với hệ dưỡng chất khoa học, mát lành và êm dịu với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Sản phẩm Friso Gold giúp bé tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh, dễ tiêu, đi phân đều, hạn chế táo bón, chướng bụng,… nhờ ứng dụng quy trình xử lý nhiệt chỉ 1 lần duy nhất, giúp đạm mềm, nhỏ, tự nhiên, dễ tiêu.
Vỗ ợ hơi cho trẻ
Sau khi trẻ bú no, mẹ nên bế trẻ ở tư thế thẳng đứng, đầu tựa vào vai và vỗ nhẹ lưng/xoa lưng theo hình tròn để giúp con đẩy hết khí trong bụng ra ngoài. Sau khi ợ hơi trẻ sẽ cảm thấy nhẹ bụng nên ngủ cũng thoải mái hơn.
Chườm nóng vùng bụng của trẻ
Chườm nóng bụng cũng giúp làm giảm cảm giác đầy hơi ở trẻ. Mẹ chỉ cần dùng 2 chiếc khăn ấm, gấp một khăn đặt lên bụng trẻ và chiếc khăn còn lại quấn quanh bụng để cố định khăn thứ nhất. Mẹ lưu ý kiểm tra độ nóng của khăn và không quấn quá chặt.
Massage bụng trẻ nhẹ nhàng
Massage bụng nhẹ nhàng là một cách giúp giảm đầy hơi hiệu quả mẹ nên thử. Cách làm khá đơn giản, mẹ chỉ cần massage theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra phía bên ngoài bụng, có thể dùng thêm dầu massage để dễ thực hiện hơn. Lưu ý không xoa bóp bụng khi trẻ vừa ăn/bú no mẹ nhé.
Ngoài những cách trên, mẹ có thể tham khảo thêm nhiều cách giảm chướng bụng đầy hơi ở trẻ khác để giúp con êm bụng, ngủ ngon và phát triển khỏe mạnh nhé.
Sau bữa ăn nặng bụng, nếu muốn giảm đầy hơi chớ bỏ qua 5 loại đồ uống tự chế này
Sau một bữa ăn nặng bụng, nếu gặp phải triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, bạn có thể lựa chọn một số đồ uống tự làm đơn giản tại nhà sau đây.
5 loại thức uống này sẽ giúp giảm đầy hơi và cải thiện quá trình trao đổi chất cũng như bảo vệ sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
Cảm giác khó chịu và đầy hơi sau bữa ăn là vấn đề thường gặp. Trong trường hợp này, hầu hết mọi người đều dùng thuốc để khắc phục sự tình trạng này. Tuy nhiên, theo chuyên gia, trong một khoảng thời gian mà sử dụng các thuốc kháng axit liều cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiêu hóa.
Do đó thay vì dùng thuốc, bạn có thể lựa chọn một số đồ uống tự làm đơn giản, giúp giảm đầy hơi và cải thiện quá trình trao đổi chất cũng như bảo vệ sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
Trà hạt thì là: Bạn chỉ cần pha một tách trà đơn giản với hạt thì là và trà xanh, nhâm nhi đồ uống này sau bữa ăn để giảm đầy hơi. Bởi nhờ đặc tính chống viêm của hạt thì là và trà xanh giúp khắc phục chứng đầy hơi một cách tự nhiên.
Trà bạc hà: Uống một ly trà bạc hà và mật ong giúp thư giãn các cơ của đường tiêu hóa một cách hiệu quả, giúp giảm đầy hơi và chướng bụng. Bạn chỉ cần pha một tách trà bạc hà bằng cách ngâm lá bạc hà tươi hoặc khô trong nước nóng. Thêm mật ong vào loại trà này để tăng hiệu quả của trà trong chữa bệnh và nhuận tràng.
Thức uống giải độc chanh và gừng: Để chuẩn bị thức uống này, hãy trộn nước cốt chanh với gừng nạo vào một cốc nước ấm. Chanh giúp kích thích tiêu hóa, còn gừng có tác dụng chống viêm. Thức uống này có thể giúp giảm đầy hơi và tăng cường sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
Nước dưa chuột và bạc hà: Uống nước này có thể giúp giảm đầy hơi. Điều này là do dưa chuột có đặc tính lợi tiểu tự nhiên giúp giảm tình trạng giữ nước và đầy hơi. Để làm thức uống này, hãy ngâm dưa chuột thái lát và lá bạc hà đã nghiền trong nước ấm và thêm một chút quế.
Trà gừng: Gừng có đặc tính chống viêm và giúp thư giãn đường tiêu hóa. Để pha trà gừng, hãy ngâm những lát gừng tươi vào nước nóng. Bạn có thể thêm một vắt chanh và một thìa mật ong để giúp giảm đầy hơi và cải thiện quá trình trao đổi chất.
Từ dấu hiệu 'ai cũng gặp', nhiều người bất ngờ phát hiện ung thư Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày chủ quan cho rằng ai cũng vài lần bị ợ chua, đầy hơi, chướng bụng. Theo Phó giáo sư Phạm Văn Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ngày càng có xu hướng tăng, đặc biệt bệnh đang trẻ hóa. Bác sĩ Bình đã gặp trường...