Cách xử phạt có một không hai của thầy giáo Trung Quốc
Giáo viên một trường đại học ở Trung Quốc phạt sinh viên đi học muộn chép từ phức tạp nhất trong tiếng Trung 1.000 lần.
Giáo viên tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Thành Đô ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, vừa đề ra hình phạt mới đối với những sinh viên đi học muộn. Thay vì bị la mắng, phạt đứng, dọn vệ sinh, họ sẽ nhận án phạt phức tạp hơn. Với mỗi lần đến trường muộn, các sinh viên phải chép từ biang 1.000 lần.
Đây là một trong những hình phạt phức tạp và kỳ quặc nhất thế giới. Với hơn 50 nét, từ biang được xem là khó viết nhất trong tiếng Trung.
Từ biang có hơn 50 nét và không thể đánh máy. Ảnh: Xinhua.
Theo Chinanews, người nghĩ ra biện pháp xử phạt này là thầy Vương Tư Tuấn, trợ giảng khoa Công nghệ Vi điện tử. Thầy lấy ý tưởng sau chuyến du lịch đến thành phố Tây An.
Trước đó, thầy Vương thường phạt những sinh viên đi học muộn chép các từ tiếng Anh 1.000 lần. Tuy nhiên, thầy nhanh chóng nhận ra rằng, phần lớn học trò học tiếng Anh bằng cách chép từ đơn, một số em thậm chí chép hơn 1.000 lần mỗi ngày. Vì thế, cách này chỉ như việc các em học từ, không mang tính cảnh cáo hay trừng phạt.
Trong dịp nghỉ lễ Quốc Khánh, thầy đến Tây An và tìm ra biện pháp thay thế.Biang là tên một loại mì nổi tiếng từ thời Hán ở Quan Trung. Vì thế, thầy Vương Tư Tuấn cho rằng, cách xử phạt mới còn có tác dụng quảng bá văn hóa Trung Hoa.
“Tôi nghĩ từ này rất giàu ý nghĩa văn hóa, thú vị hơn các từ tiếng Anh”, thầy nói.
Với hơn 50 nét bút, từ biang thử thách tính kiên nhẫn của những sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Thành Đô. Ngoài ra, họ cũng không thể nhập nó vào máy tính.
Video đang HOT
Nhiều người thậm chí không thể chép đến lần thứ 200.
Sinh viên Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Thành Đô không dám đi học muộn vì sợ hình phạt mới. Ảnh: dianzikejidaxue.dzyou.
“Tôi nghĩ thầy nói đùa. Vì từ này phức tạp, tôi chép chúng rất vất vả. Sau 200 lần, tôi không thể chép nổi nữa”, một nữ sinh họ Trịnh cho biết.
Cô là người đầu tiên nhận hình phạt mới. Trước đây, Trịnh thường đi học muộn nhưng lần phạt này khiến cô không bao giờ dám tái phạm.
Người thứ hai bị phạt là Châu Phong. Cậu cho biết, trước đó chưa từng đi học muộn. Châu Phong không muốn thực hiện yêu cầu của thầy Vương vì cảm thấy việc chép từ hơi nhàm chán. Cậu đề nghị thầy đổi sang hình phạt vẽ 100 bức tranh về đội quân đất nung.
Mặc dù Châu Phong sinh ra trong một gia đình có truyền thống hội họa, hình phạt thay thế này cũng khiến cậu rất mệt mỏi và tự hứa sẽ luôn đến trường đúng giờ.
Biện pháp xử phạt học sinh đi học muộn của thầy Vương gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi tại Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Thành Đô.
Một sinh viên năm nhất ủng hộ cách làm của thầy: “Đây là biện pháp sáng tạo. So với việc la mắng, phạt đứng hay dọn vệ sinh, tôi nghĩ, các bạn dễ chấp nhận hình phạt này hơn”.
Nhiều người đề xuất với thầy Vương Tư Tuấn những biện pháp phức tạp hơn nhưng thầy quyết định không đổi từ khác, Chengdu Daily cho hay.
Theo Zing
"Cười ra nước mắt" với bài thi của học sinh Ấn Độ
"Nếu thầy cô dám đánh trượt em, em sẽ tự tử, biến thành ma và về ám thầy cô".
Hàng trăm ngàn học sinh trung học Ấn Độ vừa trải qua kỳ thi khảo sát quan trọng và khiến cả thế giới "sốc" vì nạn gian lận thi cử công khai, tràn lan đến ngang nhiên ở đây. Và khi kết quả kỳ thi này được công bố, dư luận cũng không khỏi "ngỡ ngàng" trước những bài văn "cười ra nước mắt" của học sinh Ấn Độ.
"Em là con ghẻ trong nhà. Nếu trượt kỳ thi này, em sẽ bị đối xử đúng như con ghẻ. Gia đình em cực nghèo và thậm chí còn không có tiền thật đính kèm vào đây để gây ấn tượng với thầy cô. Xin hãy cho em đỗ".
Học sinh Ấn Độ tham gia một kỳ thi khảo sát
Đó là lời nhắn nhủ cuối bài thi của một học sinh ở bang Uttar Pradesh mà giám khảo Saroj Upadhyaya đọc được, kèm theo đó là hình vẽ một tờ tiền Ấn Độ. Khi cô đọc to bài thi này cho các giám khảo khác nghe, tất cả đã cười ồ lên.
Đồng nghiệp của cô là giám khảo Reena Shar cũng không khỏi phải chép miệng khi đọc một bài thi khác: "Cuộc hôn nhân của em đã được sắp đặt và hôn lễ sẽ được tổ chức vào tháng Sáu này. Vì kết quả thi sẽ được công bố trước lễ cưới nên em xin thầy cô hãy cho em qua. Nếu em trượt, gia đình chồng em sẽ hủy đám cưới".
Không chỉ có những lời khẩn cầu, các bài thi này còn chứa đựng những lời đe dọa đủ kiểu đối với giám khảo. Họ thường xuyên bắt gặp những lời lẽ kiểu như: "Nếu thầy cô dám đánh trượt em, em sẽ tự tử, biến thành ma và về ám thầy cô".
Một số bài thi thậm chí còn được kẹp thêm những đồng tiền giá trị lớn để "hối lộ" giám khảo để họ chấm nới tay cho thí sinh vượt qua kỳ thi.
Phụ huynh trèo tường ném phao thi cho học sinh ở Ấn Độ
Dù công việc chấm thi vô cùng căng thẳng và mệt mỏi, song những bài thi "cười ra nước mắt" trên đã giúp các giám khảo có những giây phút "thư giãn". Thỉnh thoảng họ lại đọc to cho nhau nghe những bài thi mà thí sinh viết ra những điều hoàn toàn không liên quan gì đến đề thi, chẳng hạn như có thí sinh còn "chế" cả một bài hát ru để chép vào bài thi của mình.
Trong một bài thi khác, một học sinh đã dành gần hết thời gian làm bài để kể lể trong bài văn của mình việc gia đình đã khó khăn, khổ sở như thế nào để nuôi cậu ta ăn học, và việc trượt kỳ thi này sẽ gây hậu quả nặng nề như thế nào đối với mẹ cậu ta.
Học sinh này viết rằng sau khi bố qua đời, cậu ta là trụ cột duy nhất để nuôi mẹ và 11 cô em gái. Mặc dù rất thông cảm với hoàn cảnh của học sinh này, song các giám khảo vẫn phải chấm bài thi của cậu ta theo đúng barem điểm mà không thể cộng thêm chút ưu tiên nào.
Có học sinh còn chép cả bài hát ru vào trong bài thi của mình. Ảnh minh họa
Một số thí sinh còn viết vào bài thi của mình những lý do sức khỏe đa dạng để biện hộ cho việc không làm bài tốt. Một thí sinh viết trong môn thi Vật lý: "Em là một trong những học sinh đứng đầu khóa lớp 10, nhưng hôm nay em không viết được bài thi vì tay bị sưng. Xin hãy rủ lòng thương và cho em 30/33 điểm để em có thể giữ vững danh hiệu tốp đầu".
Thậm chí một số thí sinh còn đặt giám khảo vào những tình huống lựa chọn đầy khó khăn. Chẳng hạn một học sinh viết: "Nếu thầy cho em qua, thầy sẽ là anh rể của em, còn nếu không em sẽ là em rể của thầy".
Trong kỳ thi khảo sát lớp 10 và lớp 12 vừa qua, cảnh sát bang Uttah Pradesh đã phải nổ súng để trấn áp, ngăn chặn tình trạng hàng ngàn phụ huynh leo rào, trèo lên tòa nhà cao tầng như "người nhện" để ném phao thi cho thí sinh.
Tình trạng gian lận ngang nhiên trong kỳ thi này đã được phản ánh đậm nét trên báo chí, khiến dư luận thế giới sốc, còn người dân Ấn Độ đã xuống đường đòi chính phủ phải có những biện pháp mạnh tay hơn để chấn chỉnh tình trạng trên.
Theo Danviet.vn
Trà Vinh: Nhầm lẫn nghị định, giáo viên bị nợ phụ cấp kéo dài Môt lơp hoc ơ Tra Vinh. Do cac đia phương nhâm lân giưa hai nghi đinh đa khiên hang nghìn giao viên ơ tinh Tra Vinh bi nơ phu câp keo dai. Khô sơ vi bi nơ phu câp... Theo trinh bay cua cac giao viên, thơi gian qua ho đươc hương khoan trơ câp băng 140% tiên lương, bao gôm: 70% phu...