Cách xử lý khi trẻ chửi bậy
Trẻ chửi bậy nhằm thể hiện cảm xúc tiêu cực của bản thân, như đau đớn, bực bội, cũng có thể là để phù hợp với tập thể, môi trường xung quanh.
Nếu bạn học cùng lớp, hay những người bạn chơi cùng của trẻ chửi bậy, chúng sẽ có xu hướng làm theo để được gia nhập nhóm. Trẻ có thể nói tục để gây sự chú ý với bạn bè, thể hiện cái tôi bản thân, hoặc đôi khi để khiến câu chuyện của mình hài hước hơn.
Ngoài ra, trẻ có thể nhiễm thói chửi bậy từ chính bố mẹ. Nếu bạn thường hay nói bậy ở nhà, về lâu dài, trẻ sẽ bắt chước. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần làm những điều sau:
Giải thích cho con về những từ chửi bậy
Đôi khi trẻ không hiểu rõ ý nghĩa của những từ tục tĩu, không biết lời nói của mình có thể gây tổn thương hoặc xúc phạm người khác. Trường hợp này, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh, đừng nổi nóng hay đánh mắng trẻ. Thay vào đó, bạn hỏi trẻ có biết những từ bậy có ý nghĩa gì không, giải thích những từ đó là xấu và phải tỏ rõ thái độ không muốn trẻ tiếp tục nói những từ đó.
Bố mẹ tuyệt đối không phản ứng thái quá bởi trẻ chửi bậy trẻ thường không kiểm soát được bản thân. Nếu bạn cũng gay gắt lên thì dễ gây những tác dụng ngược, phản ứng tiêu cực và trẻ không hiểu được mình sai ở đâu, cần sửa gì.
Khi con chửi bậy, bố mẹ hãy giải thích cho con làm như thế là sai. Ảnh: Learningcurveindia
Dạy con cách thể hiện cảm xúc khác ngoài chửi bậy
Video đang HOT
Nếu con chửi bậy khi thấy tức tối, buồn bã hay mệt mỏi, bạn cần hướng dẫn chúng sử dụng những từ ngữ khác để biểu hiện cảm xúc cá nhân và xử lý tình huống tiêu cực trong cuộc sống. Chẳng hạn khi con có điều không vui, hãy dạy con nói: “Con đang rất giận/rất bực tức” thay vì văng ra những từ tục tĩu.
Bố mẹ cũng cần làm gương cho con và chú ý đến ngôn ngữ hàng ngày của mình. Nếu bạn dạy con không được chửi bậy mà bản thân lại vi phạm thì con sẽ không thể nào sửa đổi được. Khi con sửa đổi được thói quen xấu, bố mẹ nên đưa ra phần thưởng để khen ngợi.
Dạy con cách gây ấn tượng khác với bạn bè
Nếu con bạn chửi thề để hòa nhập được với bạn bè thì hãy nói chuyện và hỏi vì sao con lại nghĩ rằng điều đó là cần thiết. Bạn có thể dạy con cách khác để gây ấn tượng với bạn bè, như học thật giỏi, chơi xuất sắc một môn thể thao nào đó, hoặc đơn giản bằng sự thân thiện của bản thân.
Khi con lớn hơn, bạn có thể giải thích với mỗi nhóm đối tượng, chúng ta có thể sử dụng ngôn từ, cách nói chuyện khác nhau. Nhưng sẽ có những từ ngữ con tuyệt đối không được dùng.
Kiểm soát môi trường xung quanh con
Trẻ có thể học được từ chửi bậy từ nhiều nguồn, có thể là bạn bè, bố mẹ, hoặc từ tivi, tranh ảnh, youtube… Khi con nói bậy, bố mẹ hãy kiểm tra những thứ con xem hàng ngày, nếu phát hiện chúng có nội dung không tốt hoặc vượt giới hạn tuổi quy định thì cần giải thích cho con hiểu và không cho xem nữa.
Bố mẹ cũng nên lắp đặt các thiết bị truyền thông như TV, máy tính tại các nơi dễ quan sát trong nhà để tiện theo dõi.
Trường hợp con bị lây nhiễm thói quen chửi bậy từ những người bạn xấu mà bạn biết những đứa trẻ đó sẽ không bao giờ sửa đổi thì cần có biện pháp cách ly con khỏi chúng. Hãy khuyến khích con chơi với những người bạn khác.
Đưa ra các hình phạt
Nếu trẻ tiếp tục chửi bậy, bố mẹ cần đưa ra các hình phạt để răn đe, như lấy đi các món đồ chơi yêu thích, không cho trẻ xem tivi, hoặc cắt giảm tiền tiêu vặt… Những hình phạt này sẽ khiến trẻ sợ và không dám ăn nói bừa bãi nữa.
Có thể thời gian đầu trẻ sẽ rất tức giận, nhưng dần dần chúng sẽ hiểu được lý do tại sao mình bị phạt.
Làm tấm gương cho con
Trẻ nhỏ là tấm gương phản chiếu của bố mẹ, vậy nên để ngăn chặn con chửi bậy chính bố mẹ cần làm tấm gương sáng. Nếu một đứa trẻ sống trong môi trường có giáo dục, bố mẹ cư xử hòa nhã và sử dụng những lời hay ý đẹp, không nói tục khi nóng giận thì chúng sẽ được hình thành nhân cách, lối ứng xử tốt về lâu dài.
Thanh Hương
Theo Raisingchildren/VNE
Các bạn trong lớp chạy cùng, cổ vũ cho cậu bé tật nguyền tại đại hội trường
Các bạn cùng lớp của Callum De Bortoli chạy cùng và cổ vũ cho em trong suốt cuộc đua 1.500m và công kênh cậu lên vai khi em về đích.
Callum De Bortoli, học sinh lớp 7 tại trường St Joseph's College tại Sydney, Australia, bị mắc chứng chậm phát triển. Căn bệnh khiến cậu bé gặp nhiều khó khăn trong học tập, giao tiếp và phát triển thể chất.
Các bạn cùng lớp chạy cùng Bortoli (giữa) trong đại hội thể thao của nhà trường.
Trong đại hội thể dục thể thao của nhà trường mới đây, cậu học sinh 13 tuổi này đã quyết tâm tham gia cuộc chạy đua 1.500m như các bạn khác.
Bất chấp trở ngại bệnh tật khiến đôi chân trở nên mềm yếu, Bortoli quyết tâm không bỏ cuộc và chạy về tới đích.
Việc làm của cậu bé đã khiến các bạn cùng lớp của em vô cùng cảm động. Họ đã cùng chạy với cậu bé, hò reo và cổ vũ em chạy về tới đích của cuộc đua.
Khi Bortoli chạm đích, các bạn cùng lớp đã khiêng em lên vai và chúc mừng em hoàn thành được thử thách khó khăn. Việc làm của các học sinh đã thể hiện đúng phương châm của nhà trường "Bạn không bao giờ đi một mình".
Mẹ của Bortoli, cô Jennifer, cho biết cậu bé luôn có lòng quyết tâm cao độ và không để bệnh tật trở thành trở ngại của mình.
Bortoli được các bạn cùng lớp vô cùng yêu quý và là quản lý của đội bóng rugby của nhà trường, cổ vũ cho các bạn trước mỗi trận đấu.
Minh Hương
Theo Daily Mail/Dân trí
Mỹ: Nam sinh làm thêm suốt 2 năm để mua xe lăn cho bạn Một học sinh năm cuối tại trường trung học Caddo Hills ở Norman, bang Arkansas (Mỹ) đã tiết kiệm tiền suốt hai năm để mua xe lăn điện cho người bạn cùng lớp bị tật nguyền của mình. Tanner Wilson nhận ra bạn Brandon Qualls gặp khó khăn trong việc di chuyển trên chiếc xe lăn của mình. Qualls phải dùng tới tay...