Cách xem các mức xử phạt mới theo nghị định 100 trên smartphone
Gần đây, chính phủ vừa ban hành nghị định 100 với mức phạt về các sai phạm khi tham gia giao thông cao ngất ngưỡng. Và để có thể nắm bắt được rõ luật để tránh vi phạm qua ứng dụng iThong trên Android.
Giới thiệu về iThong
Đây là ứng dụng cung cấp cho bạn các mức xử phạt cũng như các thay đổi trong luật giao thông sau khi nghị định 100 được ban hành. Bạn hoàn toàn có thể an tâm về độ chính xác của ứng dụng này, với đánh giá 4.8 sao và rất nhiều bình luận tốt từ người dùng.
Bạn có thể tải iThong miễn phí trên Google Play
Ưu điểm:
- Gọn nhẹ, dung lượng thấp chỉ 12MB
- Giao diện đơn giản, dễ sử dụng
- Độ chính xác về thông tin cao
Nhược điểm:
- Tốc độ load còn chậm
Mẹo sử dụng iThong nhanh chóng, tiện lợi
1. Xem nhanh luật giao thông trên giao diện chính của ứng dụng
Khi mở ứng dụng bạn sẽ thấy một số mục như Nồng độ cồn, Hiệu lệnh chỉ đẫn,….Bạn chọn vào mục cần xem, ứng dụng sẽ cung cấp cho bạn một danh sách các mức xử phạt, các tình huống để giúp bạn dễ nắm bắt, dễ hiểu và dễ nhớ hơn.
Video đang HOT
2. Tìm kiếm hình thức xử phạt trên iThong
Ngoài các lựa chọn ứng dụng cung cấp ở màn hình chính bạn có thể tìm kiếm qua kí tự hoặc giọng nói nhanh chóng và tiện lợi hơn.
Để tìm kiếm bạn chỉ cần nhập từ khóa vào khung tìm kiếm hoặc chọn vào biểu tượng micro để tìm kiếm bằng giọng nói.
3. Xem tin tức về giao thông ngay trên iThong
Về vấn đề giao thông, đối với các bạn thường xuyên di chuyển, bạn sẽ thường xuyên phải cập nhật tình hình giao thông. Và chỉ với iThong việc đó trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Để xem tin tức giao thông trên iThong bạn vào dấu 3 gạch và chọn mục Tin tức.
Như vậy, với iThong bạn đã có thể biết chính xác về nghị định 100 và các mức xử phạt mới chỉ bằng chiếc smartphone của mình
Theo Thế Giới Di Động
"Smartphone là ngày tàn của máy ảnh chuyên nghiệp" - Câu "chém gió" trường kì của cả người dùng và nhà sản xuất smartphone
Trong thời điểm camera được trang bị trên smartphone đang được phát triển một cách nhanh chóng, với cả những smartphone tầm trung cũng có tới 2 - 3 cảm biến, có cảm biến độ phân giải lên tới 40 - 46MP.
Nhiều người tự hỏi về tính cần thiết của những máy ảnh chuyên nghiệp (DSLR, Mirrorless).
Không phải smartphone đã phát triển đến mức có thể thay thế được những dòng máy ảnh phổ thông, du lịch (compact) rồi, thì chúng cũng có thể lấn sân được cả những dòng cao cấp khi đã có 'cùng thông số' hay sao?
Câu trả lời đó là: mọi thứ không đơn giản như vậy. Khi 'soi' sâu vào bên trong, ta sẽ tìm thấy một thành phần rất quan trọng với các hệ thống chụp hình: cảm biến. Như hình ảnh phía trên, ta có cảm biến smartphone ở bên trái và cảm biến Full-frame (35mm) dùng trong máy ảnh chuyên nghiệp ở bên phải.
Cảm biến máy ảnh có diện tích lớn tới 40 - 60 lần cảm biến smartphone, và kéo theo đó là kích thước của từng điểm ảnh (pixel) cũng lớn hơn 40 - 60 lần nếu cả 2 có cùng độ phân giải. Thậm chí, nhiều điểm ảnh trên smartphone chỉ vừa-đủ-lớn để to hơn bước sóng của ánh sáng đỏ, nếu nhỏ hơn nữa thì chúng thậm chí còn không thể thu nhận được đủ dải màu. Chính vì vậy, cảm biến máy ảnh sẽ có độ sâu màu lớn hơn (16bit) so với 8bit của smartphone.
Máy ảnh chuyên nghiệp cũng có những ưu thế về các phụ kiện. Chúng có viên pin gắn rời, có thể tháo ra và thay chỉ trong vài giây để tiếp tục tác nghiệp, trong khi đó thì smartphone ta sẽ phải tìm chỗ sạc và đợi.
Máy ảnh cũng cho phép ta thay thế bộ nhớ (thẻ SD) để có thể tiếp tục chụp mà không cần phải ngồi xóa những bức hình cũ. Tất nhiên, có rất nhiều smartphone có khả năng thay thế thẻ micro SD, nhưng công việc này thường tốn thời gian hơn và cần dụng cụ riêng (cây chọc SIM).
Các dòng máy ảnh có thể chụp được nhiều bức hình trên một giây, với độ phân giải được giữ nguyên. Như chiếc Olympus OM-D E-M5 Mark II chẳng hạn, có thể chụp tới 60 hình một giây ở độ phân giải 20MP - một ưu thế lớn cho những ai chụp thể thao hoặc động vật hoang dã.
Ta cũng không thể bỏ qua lợi ích của việc thay thế được ống kính, nhằm phù hợp với từng thể loại nhiếp ảnh khác nhau trên máy ảnh.
Quả thực, smartphone hiện nay đã được phát triển một cách rất toàn diện, nhưng chúng vẫn là những thiết bị đa dụng. Ta dùng chúng để gọi điện, lên mạng, và chụp hình với những cảm biến giá chỉ 10 - 25 USD. Máy ảnh thì ngược lại, chúng chỉ tập trung vào khả năng chụp hình nên sử dụng những linh kiện chuyên dụng, có các nút điều khiển chỉ dành cho nhiếp ảnh gia nên tất nhiên sẽ có tốc độ thao tác và chất lượng ảnh cuối cùng cao hơn.
Theo cá nhân tôi, thì 'nhiếp ảnh điện toán' (computational photography) sẽ không thể biến smartphone thành các máy ảnh chuyên nghiệp được. Tất nhiên chúng sẽ có thể gia tăng chất lượng ảnh của chúng lên một tầm cao mới, vượt qua các giới hạn về vật lý, nhưng vẫn có những thứ quá đặc trưng chỉ xuất hiện trên DSLR hoặc Mirrorless.
Nếu bạn cảm thấy hài lòng với chất lượng hình ảnh của smartphone thì cũng rất tốt thôi, không bất cứ ai bắt bạn phải bỏ một số tiền (khá lớn) để đầu tư vào máy ảnh cả. Và với những người chơi máy ảnh mới, chắc chắn họ còn chụp ra những bức hình tệ hơn smartphone vì không biết sử dụng! Nhưng sau một thời gian, chắc chắn những lợi ích của chúng sẽ hiện ra, chính là những điểm mạnh mà smartphone không làm được.
Theo GenK
Xiaomi, OPPO và Vivo thành lập liên minh chuyển tập tin thương hiệu chéo Hôm nay, Xiaomi, OPPO và Vivo đã công bố thành lập liên minh chuyển tập tin thương hiệu chéo, tạm gọi là Inter-Transfer Alliance. Đây là một tính năng tương tự như AirDrop của Apple. Hiện nền tảng này đang trong giai đoạn thử nghiệm. Theo thông tin từ Xiaomi, nền tảng mới sẽ cho phép các smartphone của 3 công ty có...