Cách xây dựng chiến lược học tập của bà mẹ 3 con
Tự nhận con không xuất sắc, gia đình không khá giả, chuyên gia marketing Phạm Xuân Hương đã giúp con thành công nhờ xây dựng chiến lược học tập đúng đắn.
Chị Xuân Hương, thạc sĩ marketing quốc tế, đã và đang đảm nhiệm vị trí Strategic Marketing Director tại nhiều công ty dược trong và ngoài nước. Chị chia sẻ hành trình nuôi dạy 3 con bằng cách áp dụng chiến lược học tập.
Tôi có 3 con (con trai đầu 26 tuổi, con trai thứ 24 tuổi, con gái út 11 tuổi). Việc học hành của con không quá thành công, nhưng cũng làm cho tôi có chút tự hào. Con trai đầu du học ở Australia, đã định cư và đang là manager tại Melbourne. Con trai thứ tốt nghiệp trường Vatel của Pháp, đang là manager cho một doanh nghiệp F&B của Pháp tại Việt Nam. Con gái út đạt học bổng 100% và học vượt lớp của hệ phổ thông trực tuyến của Nisai Global School (thuộc tổ chức giáo dục Cambridge – Anh quốc). Bé sử dụng tiếng Anh tự nhiên như ngôn ngữ thứ hai, đôi khi trong một số lĩnh vực yêu thích, bé giỏi tiếng Anh hơn tiếng Việt.
Nuôi ba con với ba tính cách, năng lực học tập, thời đại khác nhau, từ thời tiếng Anh không quá phổ biến như bây giờ, thông tin trên mạng không nhiều và dễ dàng truy cập như hiện nay, tôi phải tự tìm hiểu, trải qua rất nhiều cảm xúc từ mơ hồ, hoang mang, thất bại, thử và sai… để có kết quả hài lòng như hôm nay.
Con tôi không phải học giỏi giang. Con đầu học khá, con thứ học yếu, mà nhiều lúc trong cơn tuyệt vọng tôi đã nghĩ “Thôi, cho nó đi chạy xe ôm công nghệ cho rồi”. Con gái út thì bị chứng rối loạn ngôn ngữ nên nói khó và nói chậm từ bé. Lúc bé, cháu phải học ở trường dành riêng cho trẻ tự kỷ (vì hệ thống trường công Việt Nam chưa có trường giáo dục dành riêng cho trẻ gặp khó khăn đặc biệt).
Về mặt tài chính gia đình, tôi chỉ là người làm công ăn lương, tiền bạc cũng chỉ vừa đủ để lo cho con. Tôi luôn luôn phải suy nghĩ, cân nhắc khi quyết định cho con học, hoặc không học cái gì.
Tuy vậy, tôi đã kiên trì, từng bước, định hướng con vào con đường học tập một cách đúng đắn, phù hợp với năng lực và cá tính của con. Tôi xác định rất rõ mục tiêu phải làm bằng được cho con, bằng mọi cách mà một người mẹ có thể làm. Đó là học hành nghiêm túc và tốt nghiệp từ một trong những trường đại học chất lượng, uy tín; sở hữu một nền tảng kiến thức chuyên môn đủ tốt để có thể đạt được vị trí tốt trong xã hội và từ đó giúp con có được cuộc sống ổn định, độc lập hoàn toàn về tài chính ngay sau khi học xong.
Chúng ta ai cũng mong con mình giỏi giang, thông minh, học hành vượt trội. Nhưng nếu bé không có những phẩm chất bẩm sinh ưu tú đó, là cha mẹ, mình cần dùng chính kiến thức và tư duy của mình để bù đắp. Tôi đã vắt óc để định hướng lộ trình vừa sức với con, phù hợp với nguồn lực tài chính gia đình mà vẫn mang đến hiệu quả cao nhất trong hoàn cảnh thực tế.
Video đang HOT
Chị Phạm Xuân Hương, đang làm Strategic Marketing Director tại công ty dược. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Làm trong mảng business, tôi nhìn vấn đề rất thực tiễn. Hơn 20 năm đi làm, với nhiệm vụ là xây dựng và thực thi chiến lược nên cái nghề nó ăn sâu vào máu, tôi làm gì cũng có kế hoạch. Nghĩ lại, tôi thấy điều cốt lõi mang đến thành công trong việc định hướng học hành cho con, đó chính là tư duy của tôi.
Tôi luôn xem việc nuôi dạy con là nhiệm vụ quan trọng nhất đời mình. Con cái thành đạt chính là thành tựu lớn nhất của đời tôi. Tôi nghiêm túc cho rằng việc dốc tâm, sức, tiền bạc để lo cho con chính là khoản “đầu tư” quan trọng nhất. Không có khoản đầu tư nào có lãi nhiều bằng đầu tư giáo dục nên mọi nguồn lực của tôi đều tập trung vào đầu tư cho giáo dục.
Đã gọi là “đầu tư” nghiêm túc, tôi phải có chiến lược. Nói đơn giản đó là một kế hoạch dài hạn, nhất quán và tập trung, giúp chúng ta đi đúng hướng, đúng lộ trình, đúng tiến độ, từ đó đạt đúng mục tiêu đề ra.
Một chiến lược tối ưu cần bảo đảm ba yếu tố, đầu tiên là khả thi. Sẽ là vô nghĩa khi kế hoạch hoặc chiến lược không thực hiện được. Tôi có một cô bạn, lúc nào cũng lên kế hoạch học tập rất cụ thể, tỉ mỉ từng mỗi 15 phút mỗi ngày cho các con. Tiếc thay, không tuần nào nhà cô ấy thực hiện được kế hoạch. Rồi qua tuần sau và năm này qua năm khác, chưa bao giờ có một kế hoạch nào được thực hiện đúng đắn. Công sức của mẹ và con đều trở nên vô nghĩa.
Thứ hai, chiến lược phải an toàn. Một chiến lược tốt là phải hạn chế tối đa các rủi ro và luôn có kế hoạch phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho con.
Thứ ba, phải tối ưu hóa nguồn lực. Vì là đầu tư nên phải sử dụng nguồn lực sao cho hiệu quả nhất. Nhà đầu tư quan tâm nhất là chỉ số ROI (return on investment, chỉ số hiệu quả đầu tư). Việc sử dụng nguồn lực tối ưu giúp các gia đình có điều kiện vừa phải, tiền bạc hạn chế, con cái bình thường mà vẫn đạt được các kết quả rất tốt, khi so với mặt bằng chung và so với “con nhà người ta”.
Khi nói đến chiến lược dài hạn, ta thấy con đường càng dài thì càng mông lung và bất định, vì có quá nhiều biến số. Vì vậy, chiến lược nên được chia theo 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có mục tiêu nhỏ để dễ thực hiện, kiểm soát và đo lường.
Chiến lược ngắn hạn thường là 3-5 năm; trung hạn 5-7 năm; dài hạn 8-10 năm hoặc hơn (tùy theo mục tiêu của bạn lớn đến mức nào). Chiến lược càng dài hạn, tính khả thi càng cao vì có nhiều thời gian để chuẩn bị.
Nếu con ở lớp 11, bố mẹ mới bắt đầu nghĩ đến việc du học thì chỉ có thể gọi là kế hoạch, chứ không thể gọi là chiến lược. Kế hoạch quá ngắn hạn mà muốn đạt mục tiêu thì phải sử dụng nhiều chiến thuật, như: Luyện thi cấp tốc, bỏ tiền làm dự án cá nhân, mua thành tích… Nếu dựa quá nhiều vào chiến thuật sẽ giống như ta đang đi con đường tắt vậy. Tôi không bao giờ nghĩ rằng sự nghiệp học hành và tương lai của con nên dựa vào đường tắt.
Nếu con bước vào lớp 10, gia đình mới bắt đầu chuẩn bị thì ta có chiến lược ngắn hạn 3 năm. Trong 3 năm này, có rất nhiều việc cần làm (IELTS/TOEFL, SAT, SAT Subject, ACT, A-Level/AP…) trong một thời gian rất chặt, vì vậy nhiệm vụ rất nặng nề. Chưa kể, với chiến lược ngắn hạn, rất khó để xin học bổng vì điều kiện xét học bổng còn cần các nhiệm vụ khác: Hoạt động ngoại khóa, thành tích học thuật, thể thao, nghệ thuật ở cấp quốc gia, cấp khu vực… Dồn tất cả nhiệm vụ này vào 3 năm mà thực ra chỉ là 2 năm, vì năm lớp 12 phải lo chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển vào đại học, thì khối lượng việc phải làm quá nặng nề, tính khả thi rất thấp.
Nếu con vừa bước vào lớp 6 thì ta có kế hoạch trung hạn 7 năm, lúc này tính khả thi cao hơn rất nhiều. Cả bố mẹ và con đều có thời gian chuẩn bị và từng bước thực hiện.
Nếu các bé mới bước vào cấp 1 thì còn khá sớm. Tuy nhiên, ta bắt đầu đặt mục tiêu cho con mình khi còn rất bé là rất đáng quý, xác suất thành công rất cao.
ĐH Tôn Đức Thắng tuyển 4 phương thức, 6.500 chỉ tiêu
Năm 2021, Trường ĐH Tôn Đức Thắng tuyển sinh theo 4 phương thức dự kiến tuyển sinh 6.500 chỉ tiêu trình độ ĐH.
Học sinh tham dự ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tổ chức - Ảnh: TRẦN HUỲNH
Nhà trường dự kiến tuyển sinh 6.500 chỉ tiêu trình độ ĐH năm 2021, gồm 40 ngành chương trình tiêu chuẩn, 17 ngành chương trình chất lượng cao, 12 ngành chương trình ĐH bằng tiếng Anh, 11 ngành chương trình học 2 năm đầu tại cơ sở và 13 ngành chương trình ĐH du học luân chuyển campus.
Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả quá trình học tập bậc THPT.
Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Phương thức 3: Ưu tiên xét tuyển theo quy định của trường các đối tượng:
* Đối tượng 1 : thí sinh thuộc các trường THPT chuyên trên cả nước; một số trường trọng điểm tại TP.HCM.
* Đối tượng 2: Thí sinh đạt một trong các thành tích học sinh giỏi cấp quốc gia, cấp tỉnh/thành phố năm 2021, đoạt giải trong cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, học sinh giỏi 3 năm lớp 10, 11, 12.
* Đối tượng 3: Thí sinh có chứng chỉ IELTS 5.0 (hoặc chứng chỉ quốc tế tương đương) còn thời hạn trong vòng 2 năm tính đến ngày 1-10 xét tuyển thẳng vào chương trình ĐH bằng tiếng Anh, hoàn tất chương trình lớp 12 bậc THPT năm 2021 và tốt nghiệp THPT năm 2021.
* Đối tượng 4: Thí sinh tốt nghiệp THPT tại nước ngoài xét ưu tiên tuyển thẳng vào chương trình ĐH bằng tiếng Anh. Đợt xét tuyển: Đợt 1: dự kiến ngày 5-4 đến 25-5; Đợt 2: dự kiến ngày 1-6 đến 10-7; Đợt 3: dự kiến từ ngày 19-7.
* Đối tượng 5: Thí sinh học chương trình quốc tế tại các trường quốc tế ở Việt Nam ưu tiên xét tuyển vào chương trình ĐH bằng tiếng Anh. Đợt xét tuyển: Đợt 1: dự kiến ngày 5-4 đến 25-5; Đợt 2: dự kiến ngày 1-6 đến 10-7; Đợt 3: dự kiến từ ngày 19-7.
* Đối tượng 6: Thí sinh có chứng chỉ SAT, A-Level, IB, ACT xét ưu tiên tuyển thẳng vào chương trình ĐH bằng tiếng Anh. Đợt xét tuyển: Đợt 1: dự kiến ngày 5-4 đến 25-5; Đợt 2: dự kiến ngày 1-6 đến 10-7; Đợt 3: dự kiến từ ngày 19-7.
Phương thức 4: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT.
Tùy theo tình hình thực tế (số lượng hồ sơ dự tuyển theo từng phương thức trong các phương thức xét tuyển), nhà trường điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển giữa các phương thức, hoặc chỉ tiêu các ngành trong cùng nhóm ngành, công bố kết quả trúng tuyển cho từng phương thức để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho thí sinh.
Thí sinh được công bố trúng tuyển ở phương thức 1 và phương thức 3 chỉ được công nhận trúng tuyển chính thức khi đã có bằng (hoặc quyết định) tốt nghiệp THPT hợp lệ.
Một đại học ở TP.HCM thưởng 15 triệu cho sinh viên có điểm IELTS cao Sinh viên ĐH Công nghệ Thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM) có điểm chứng chỉ ngoại ngữ tốt sẽ được cấp học bổng. Chính sách mới này áp dụng cho toàn bộ sinh viên hệ chính quy. Ảnh minh họa TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang, Phó hiệu trưởng ĐH Công nghệ thông tin (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết trường vừa thông...