Cách vượt qua những giai đoạn khủng hoảng hôn nhân
Tâm lý học phương Tây có một thuật ngữ gọi là ‘ bảy năm ngứa ngáy’, đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của mỗi cuộc hôn nhân.
Tác giả Robert Stevenson từng viết: “Hôn nhân là một cuộc trò chuyện dài, đầy rẫy những xung đột. Sớm hay muộn mỗi cặp vợ chồng đều sẽ trải qua khủng hoảng, đó là điều tuyệt đối không thể tránh khỏi”.
Bởi vậy trong hôn nhân, gần như chẳng có cặp đôi nào có thể thuận buồm xuôi gió từ đầu đến cuối. Kiểu gì cũng cần có những xích mích để mối quan hệ hai bên bền chặt hơn.
Năm đầu tiên của hôn nhân: Giai đoạn nhận thức
Nữ ca sĩ cá tính Pink đã đích thân cầu hôn bạn trai. Tuy nhiên 1 năm sau họ đã chia tay và rồi lại đoàn tụ. Bây giờ hai vợ chồng đang nuôi hai đứa trẻ.
Nhà trị liệu hôn nhân và gia đình Rita DeMaria gọi cuộc khủng hoảng này là “giai đoạn nhận thức” thưởng xảy đến từ 6 đến 12 tháng sau khi kết hôn. Sự quyến rũ của tình yêu dần mất đi và bạn bắt đầu nhìn nhận con người thật của bạn đời với đủ những loại điểm yếu. Đôi khi còn có các thói quen không mấy dễ chịu.
Bởi vậy giai đoạn này các bạn nên thảo luận những chủ đề nghiêm túc như tài chính, con cái, thăm nom gia đình hai bên… Các bạn cần nói chuyện thành thật về các giá trị và ưu tiên của mình, đôi khi chúng sẽ không hoàn toàn phù hợp với bạn đời và lúc đó cả hai nên tìm cách thỏa hiệp và hòa hợp chúng.
Điều quan trọng nhất chính là đạt được sự đồng thuận về các vấn đề khẩn cấp.
Tranh minh họa.
3-4 năm sau kết hôn: “Vùng an toàn” nguy hiểm
Cuộc hôn nhân của Madonna và Sean Penn chỉ kéo dài 3 năm nhưng ngôi sao này cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng họ vẫn yêu nhau. Chỉ là họ muốn ly hôn mà thôi.
Một cuộc khảo sát trên 2.000 cặp vợ chồng người Anh cho thấy trong hơn 3 năm rưỡi, các cặp đôi bắt đầu coi nhau là điều đương nhiên, thích ngủ hơn là ân ái và không còn nói “Anh/em yêu em/anh” nữa.
Video đang HOT
Các cặp đôi tìm thấy “vùng thoải mái” của mình. Một mặt, đó là cảm giác an toàn và thư giãn tuyệt vời, nhưng mặt khác, những điều khá khó chịu lại trở nên bình thường trong cuộc sống của họ, chẳng hạn như để cửa mở khi đi tiểu và mặc bộ đồ ngủ xấu xí.
Mặc dù 82% các cặp đôi tham gia khảo sát cho biết họ hài lòng với cuộc hôn nhân của mình nhưng 49% cho biết họ mong muốn đối tác của mình lãng mạn hơn.
Đến giai đoạn này, các bạn nên duy trì mức độ cảm xúc nhất định trong hôn nhân. Khen ngợi nhau nhiều hơn và khen ngợi những thành tựu đối phương đạt được. Nếu bạn muốn nói điều tiêu cực về đối phương thì tốt nhất nên im lặng.
Nhà tâm lý học gia đình John Gottman gợi ý rằng trước tiên bạn cần nhìn vào bản thân. Hôn nhân phát triển khi mỗi người có thể nhìn nhận bản thân mình từ bên ngoài và hiểu được mình đóng góp (hoặc không đóng góp) bao nhiêu cho mối quan hệ.
5-7 năm kết hôn: 7 năm ngứa ngáy
Tâm lý học phương Tây có một thuật ngữ gọi là “bảy năm ngứa ngáy”, đây là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của mỗi cuộc hôn nhân.
Đến lúc này, cuộc sống của cặp đôi đã điều chỉnh và mối quan hệ của họ ổn định. Các cặp đôi đối xử với nhau như thể họ đang ở chế độ lái tự động bởi sự hứng thú với nhau và sức hấp dẫn tình dục sụt giảm. Các cặp đôi thấu hiểu nhau từ trong ra ngoài.
Bởi vậy, Nhà trị liệu gia đình Robert Taibbi gợi ý về cách thức xử lý trong giai đoạn này:
- Vợ chồng luôn liên lạc trong ngày, hỏi han về những điều mới mẻ vừa trải qua.
- Giải quyết ngay vấn đề phát sinh đừng để chúng dồn nén lại.
- Hãy lắng nghe chính mình, thi thoảng chia sẻ với bạn đời về suy nghĩ của bản thân.
- Thảo luận về tương lai của gia đình.
Tranh minh họa.
10-15 năm kết hôn: Tuổi khó khăn
Theo một nghiên cứu, 10 năm là ngưỡng khó khăn nhất trong một mối quan hệ. Trong thời gian này, phụ nữ vướng vào nhiều vấn đề như chăm sóc con cái tuổi vị thành niên, chăm sóc gia đình, công việc đôi khi áp lực. Vì luôn thiếu thời gian nên mối quan hệ vợ chồng ngày càng sụt giảm. Người chồng rất có thể thấy vợ mình đã kém đi hấp dẫn.
Lúc này, các bạn nên sử dụng sự hài hước trong các mối quan hệ hôn nhân. Cùng nhau cười nhiều hơn và hạ thấp mức độ mong đợi đối với nhiều vấn đề. Hãy tập trung vào những khía cạnh tích cực của cuộc hôn nhân và bạn đời của mình nhé.
Năm 20-30 sau kết hôn: Khủng hoảng tuổi trung niên
Cặp đôi diễn viên người Mỹ Danny DeVito và Rhea Perlman khiến người hâm mộ sốc khi biết tin họ đã kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài 30 năm. Tuy nhiên, một năm sau họ nhận ra mình đã phạm sai lầm và quay lại với nhau.
Cuộc khủng hoảng hôn nhân 20 năm là do các cuộc khủng hoảng tuổi trung niên của mỗi cặp vợ chồng gây ra.
Tranh minh họa.
Hiệu ứng này càng trở nên trầm trọng hơn bởi “hội chứng tổ trống” khi những đứa trẻ lớn lên và rời bỏ gia đình, để hai vợ chồng sống một mình. Giống như khi họ mới bắt đầu mối quan hệ.
Các cặp vợ chồng có thể cảm thấy cuộc hôn nhân của họ đã kiệt sức vì nhiệm vụ chính đã hoàn thành. Các nhà tâm lý học Mỹ gọi kiểu ly hôn này là “ly hôn tóc bạc” vì đến thời điểm này, một số vợ chồng đã bạc trắng. Số vụ ly hôn ngày càng gia tăng trong những năm gần đây.
Những lúc này, các cặp vợ chồng nên cùng nhau tạo ra mục tiêu chung và nhiệm vụ chung. Ví dụ hai vợ chồng cùng đi du lịch, cùng trải nghiệm những điều mới mẻ, cùng học một ngôn ngữ mới. Tất cả những điều ấy sẽ là trải nghiệm đáng nhớ giúp cuộc hôn nhân được thổi vào làn gió tươi mới hơn.
Nhờ nhà nội trông cháu, tôi ngã ngửa với lời nói quá quắt của mẹ chồng
Tôi không ngờ gia đình chồng coi trọng chuyện tiền bạc hơn cả tình thương dành cho con cháu.
Vợ chồng tôi cưới nhau cách đây 5 năm, vì vấn đề kinh tế nên kế hoạch một thời gian để ổn định cuộc sống. Sau 3 năm, gia đình hai bên giục giã nhiều nên vợ chồng tôi quyết định sinh con sớm hơn dự định.
Tuy nhiên, chúng tôi không thể có thai tự nhiên. Qua thăm khám, bác sĩ cho biết, sức khỏe sinh sản của hai vợ chồng đều bình thường. Thế nhưng, không hiểu vì sao chuyện có con khó khăn như vậy.
Khi đối diện với áp lực sinh con, chúng tôi đã nhờ đến biện pháp can thiệp để mang thai. Chi phí sau hai lần thực hiện khá lớn, tôi và chồng không còn nhiều tiền tiết kiệm. Thời gian gần đây, công việc của chúng tôi không mấy thuận lợi, lương bị giảm do công ty khó khăn. Vì vậy, số tiền "dắt túi" để lo cho con cũng vơi dần.
Tôi chỉ còn hơn hai tháng nữa là sinh con. Với tình hình tài chính hiện tại, hai vợ chồng nhắc nhau tiết kiệm các khoản chi tiêu không cần thiết. Vì chúng tôi hiểu, sau khi sinh con sẽ có rất nhiều khoản phát sinh mà cha mẹ không thể lường trước được.
Điều khiến hai đứa lo lắng nhất là chuyện ai đảm nhận việc trông con sau khi tôi đi làm lại. Ông bà hai bên đều khỏe mạnh. Thế nhưng, mẹ chồng tôi còn bận buôn bán ở cửa hàng tạp hóa. Còn mẹ đẻ phải chăm sóc ruộng rau và việc buôn bán ở chợ, đây là kế sinh nhai của ông bà.
Mẹ chồng khiến tôi thất vọng và buồn rầu (Ảnh minh họa: IT).
Nhà chồng rất quý con dâu nhưng về chuyện tiền nong khá kỹ lưỡng và tính toán. Tôi cảm thấy trong suy nghĩ nhà chồng, bất cứ chuyện gì cũng có thể quy ra được bằng tiền.
Sau khi sinh con, mẹ đẻ chắc chắn sẽ lên thành phố chăm con gái và cháu khoảng 2-3 tháng. Tuy nhiên, bà không thể ở lâu dài vì còn rất nhiều việc. Trong khi đó, gia đình bên chồng cách nhà tôi chỉ 3km, đi lại sẽ tiện hơn. Tôi luôn quan niệm, con gái lấy chồng gắn bó với nhà nội. Vì vậy, trách nhiệm của nhà chồng nhiều hơn là điều dễ hiểu.
Tôi biết mẹ chồng bận rộn với cửa hàng tạp hóa nhưng khi con dâu sinh đẻ, bà nên có trách nhiệm. Tuy cửa hàng đông khách, vẫn có thể thuê nhân viên bán hàng.
Nếu như kinh tế dư dả có thể thuê được giúp việc, tôi không lo lắng và cậy nhờ ai. Trong hoàn cảnh hiện tại, vợ chồng tôi không còn cách nào khác là nhờ sự giúp đỡ của ông bà hai bên được ngày nào hay ngày đó.
Thời gian dự sinh đang đến gần, tôi nói với bố mẹ chồng về chuyện hỗ trợ bế cháu trong khoảng 6 tháng sau khi con dâu đi làm. Tôi mong muốn mẹ chồng có thể đến căn hộ của vợ chồng tôi một thời gian để trông cháu thuận tiện hơn. Mặc dù kinh tế của vợ chồng tôi không mấy dư dả, lo cho bà ăn 3 bữa đầy đủ không phải là quá sức.
Trái với mong đợi của tôi, mẹ chồng cho rằng, vợ chồng đã sinh con phải có trách nhiệm trông con. Nếu không thể trông con thì nên thuê giúp việc. Trong trường hợp muốn nhờ mẹ chồng trông hộ, mỗi tháng phải trả 6 triệu đồng.
Mẹ chồng cho biết, khi tới trông cháu, việc kinh doanh hàng tạp hóa bị ảnh hưởng. Chưa kể hiện nay, các giúp việc trông trẻ sơ sinh đã nhận mức lương 7-8 triệu đồng, thậm chí cao hơn tùy theo tính chất công việc. Cho nên, mẹ chồng tôi lấy mức tiền công 6 triệu đồng/tháng là thấp hơn thị trường.
Bố chồng tôi đứng về phía mẹ chồng và khẳng định chuyện bế trẻ con không dễ dàng. Vì vậy, bố chồng nhận thấy mẹ yêu cầu như vậy không có gì là sai.
Tôi biết có cố gắng thuyết phục cũng không nhận được sự giúp đỡ từ bố mẹ chồng. Mẹ đẻ của tôi tức giận khi nghe con gái kể lại. Cả gia đình tôi đánh giá, thái độ bên nội như vậy là quá quắt, không thương con.
Có lẽ trên đời này, chỉ mẹ chồng tôi mang suy nghĩ đòi tiền lương khi trông cháu. Tôi không khỏi buồn rầu và thất vọng.
Nếu chấp nhận trả lương cho mẹ chồng, các khoản khác phải giảm triệt để. Thực lòng, tôi không muốn trả lương, vì làm như vậy không khác gì con cái trả phí để mua tình thương mà lẽ ra bố mẹ chồng phải dành cho con cháu trong nhà.
Mẹ chồng cũ già yếu bất ngờ tới thăm, tôi chưa kịp hả hê đã phải bật khóc khi bà đưa cho bọc tiền vàng Mẹ chồng tôi gầy gò, tiều tụy khác hẳn với hồi còn hay chèn ép con dâu. Tôi năm nay 34 tuổi, đã ly hôn chồng cách đây mấy năm. Trong đời sống hôn nhân, tôi và chồng từ trước khi cưới đã thỏa thuận với nhau một nguyên tắc đó là việc to hay nhỏ đều phải chia sẻ với nhau. Tôi...