Cách viết số 5 sao cho đúng khiến người lớn đau đầu
Trên Facebook, anh Trần Đức Anh chia sẻ về 3 cách viết số 5 theo trong sách khi dạy con vào lớp 1. Điều băn khoăn của nhiều phụ huynh là cách viết nào mới chính xác.
Cách viết thứ nhất theo cuốn Luyện viết theo mẫu chữ mới của Trần Thị Tuyết – Nguyễn Thị Lâm – Anh Thơ, NXB Mỹ thuật. Theo đó, học sinh viết số 5 sẽ bắt đầu từ nét đứng, nét ngang và nét cong phải.
Viết chữ số 5 theo cách thứ nhất.
Cách viết thứ hai theo cuốn Chuẩn bị cho bé vào lớp 1 – Làm quen với chữ số, NXB Mỹ Thuật. Cách viết này lần lượt là nét đứng, nét cong phải và nét ngang.
Viết số 5 theo cách thứ 2.
Cách viết thứ ba theo cuốn Hướng dẫn luyện viết chữ đẹp – NXB Sư phạm. Chữ số 5 được viết nét ngang, nét đứng, nét cong phải.
Cách viết số 5 theo cách thứ 3.
Video đang HOT
Anh Trần Đức Anh chia sẻ trên Facebook: “Có ba quyển tập tô cho con vào lớp 1 nhưng lại có đến 3 cách viết số 5 khác nhau. Vậy đâu là cách viết đúng?”.
“Theo mình cách viết nét đứng, nét cong phải và nét ngang là đúng vì từ xưa đến giờ đã quen thuộc với cách viết đó. Mình có xem một số video nước ngoài và thấy họ cũng hướng dẫn như vậy. Những cách viết khác làm mình ngạc nhiên, phải chăng mới có cải cách về cách viết mới?” – anh Đức Anh chia sẻ thêm.
Trên mạng xã hội, nhiều phụ huynh cũng bày tỏ sự băn khoăn khi không biết đâu là cách viết đúng để hướng dẫn con trẻ. Cách viết chữ số 5 tưởng như đơn giản nhưng lại khiến nhiều phụ huynh đau đầu. Độc giả Thi Oanh chia sẻ: “Về chữ số 5, ở nhà mẹ dạy viết một kiểu, lên lớp cô giáo lại dạy viết kiểu khác, con thì khóc vì không biết nghe theo lời của ai”.
Bạn Minh Lê cho rằng: “Viết chữ số 5 có theo cách nào cũng được. Điều đáng nói là người làm sách nên thống nhất viết theo 1 cách hoặc đừng chỉ rõ từng bước khuôn mẫu từng bước 1,2,3. Hãy để học sinh viết theo cách của bố mẹ hay giáo viên hướng dẫn”.
Thầy Lê Hồng Phúc – Hiệu phó trường Tiểu học Cẩm Giang (Hải Dương) cho biết: “Số 5 có thể viết theo nhiều cách. Tuy nhiên nên hướng dẫn học sinh viết nét thẳng trước, đến nét cong phải, sau cùng mới đến nét ngang. Đây là cách viết đúng nhất, thường được sử dụng và giúp học sinh có nét chữ đẹp hơn”.
Theo Zing
Cấm giao bài tập về nhà: Phụ huynh mừng rơi lệ
Với quy định cấm giao bài tập về nhà cho trẻ tiểu học, nhiều phụ huynh vui mừng, thở phào. Nhưng cũng có người thở dài lo lắng vì cấm kiểu này sẽ lách luật kiểu khác.
Vui vì con không phải học nhiều
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận vừa đưa ra chỉ thị trong đó có nhiều lệnh cấm đối với bậc tiểu học. Một trong những lệnh cấm đó là cấm không được cho bài tập về nhà cho các cháu học bậc tiểu học để tránh áp lực học hành.
Sau khi chỉ thị này được công bố, nhiều phụ huynh như trút được gánh nặng và hi vọng điều này sẽ giúp con em họ được thoải mái, không phải lo học hành nhiều.
Chị Vũ Bích Ngọc - Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội cho biết con trai chị học lớp 1. Điều chị lo lắng nhất là con thường bị cô cho nhiều bài tập về nhà làm. Cả ngày con học ở trường, tối về lại mất khoảng hơn 1 giờ để học bài. Những ngày cuối tuần cô cũng giao thêm 2, 3 phiếu bài tập cuối tuần, con chị cũng không được nghỉ ngơi là mấy. Những lúc gia đình muốn đi chơi cũng khó vì lo gánh nặng bài tập cho con.
Học sinh tiểu học không phải làm bài tập về nhà, phụ huynh thở phào nhẹ nhõm.
Khi hay có quy định này, chị Ngọc thở phào: "Từ nay bé có thể đi ăn tối, đi chơi với bố mẹ mà không phải lo về sớm làm bài tập để mai đi học".
Nhớ đến cô con gái lớn đang học lớp 8, chị Ngọc coi thời kỳ tiểu học của con gái đầu là thời kỳ khủng hoảng của hai vợ chồng. Hồi học cấp 1, ngày nào bé cũng học đến khuya mới hết bài tập, dù có ngáp ngắn ngáp dài. Hôm nào quá mệt, bé mếu máo xin ngủ, nhưng phải bắt mẹ hứa mai gọi dậy sớm làm nốt.
Thương con nhưng anh chị không thể can thiệp vì cháu rất sợ cô giáo. Nếu không làm hết bài tập, mai đến lớp cô kiểm tra mà chưa xong sẽ bị phê bình. Nhìn vào quy định mới này, chị Ngọc hi vọng đứa thứ 2 sẽ bớt vất vả hơn.
Cũng vui như tết khi đọc lệnh cấm này, anh Nguyễn Quyết (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cảm thấy như trút được gánh nặng. Anh cho biết: "Nhà có 2 đứa con trai học tiểu học, đứa nào cũng hiếu động, ngồi nhấp nhổm không yên. Buổi tối ép chúng nó học mà vợ chồng tôi không lúc nào không cáu.
Mới chỉ ngồi vào bàn một lúc, đứa thì xin đi tè, đứa thì đòi uống nước. Chưa xong việc nọ đã xọ việc kia. Đứa lại đòi gọt bút chì, đứa xin bơm mực. Loay ha loay hoay cả buổi tối, quát tháo ầm ĩ, mà nhìn trang vở của chúng lấm lem mực, tẩy xóa, sai chỗ nọ tẩy chỗ kia, mình cũng nản.
Đứng ở góc độ làm cha làm mẹ, tôi thấy như trút được một gánh nặng. Nếu không còn bài tập về nhà, buổi tối cả nhà sẽ được quây quần ăn tối, nói chuyện phiếm, kể chuyện, hỏi han này kia.
Đứng ở góc độ con trẻ, tôi thấy như thế sẽ hợp với tuổi của con hơn. Mới đi học, đã sáng học, chiều học rồi lại tối học. Cuối tuần cũng có bài tập cuối tuần nữa. Quả thực chả còn thời gian đâu mà chơi, mà ghi nhớ kiến thức. Bỏ bài tập về nhà là đúng".
Gia đình chị Hoàng Hải Ninh trú tại Nguyễn Xiển, Hà Nội cũng mừng vì không có bài tập về nhà. Chị cho biết, cả nhà mình luôn trong tình trạng căng như dây đàn mặc dù cô con gái mới học lớp 2 trường Khương Thượng, Hà Nội.
Chị Ninh kể, sau khi kết thúc buổi học ở lớp lúc 5h chiều, chị vội vàng đưa con đi học múa, rồi lại học tiếng Anh. Tuần có 5 buổi thì mất vài buổi cháu về nhà lúc 9h đêm. Sở dĩ chị làm thế vì phong trào các mẹ xung quanh cũng cho con đi học thêm tá lả như vậy. Giờ bớt đi được khoản bài tập về nhà, chị như thở phào.
Bỏ bài tập về nhà sẽ dồn việc học ở trường?
Chia sẻ quan điểm của mình về lệnh cấm này, chị Đặng Thị Kim Anh trú tại Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội cho biết, chị tin rằng đó mới chỉ là thay đổi phần ngọn. Vấn đề là thay đổi chương trình học như thế nào.
Chị Anh kể "Trường con gái tôi rất ít cho bài tập nhưng con vẫn rất ngại đến trường vì sợ học. Bài tập trong sách giáo khoa không cho con làm nhưng con vẫn phải học thêm ở nhà cô. Thậm chí muốn giao bài tập cô còn làm một mẫu đơn chung đòi các phụ huynh ký vào. Chuyện này chẳng khác nào câu chuyện không chấm điểm bằng số thì lại chấm điểm bằng hoa, bằng phiếu thi đua".
Nếu không cho bài tập về nhà thì các con sẽ bị làm dồn ở lớp vì chương trình nó thế, không học nâng cao không được. Giữa các cô giáo có sự thi đua, cô giáo giỏi là có nhiều học sinh giỏi và như thế học sinh vẫn mãi phải học và học - chị Kim Anh cho biết.
Chấp nhận cho con đi theo con đường khác, không làm bài tập về nhà, không làm bài tập cuối tuần, chị Thu Minh (Hai Bà Trung, Hà Nội) cho hay: Tôi ung hô quyêt đinh nay và tôi đã làm điều đó 2 năm nay. Con trai tôi ư, có thể học lực kém hơn các bạn khác trong lớp, nhưng tôi thấy con trai tôi nhanh nhẹn, sáng sủa, có các kỹ năng cần thiết, có ý thức giúp đỡ bạn bè, cô giáo...
Giống như tôi ngày xưa, cũng không học giỏi đến tận lớp 7, nhưng từ lớp 8 trở đi, bỗng dưng thấy thích học Toán vì thầy giảng quá hay. Thế là từ đó cứ thế bứt phá lên. Cũng có lúc là thủ khoa, cũng thi đỗ đại học và giờ cũng tạm gọi là ổn định cuộc sống. Thế nên, tôi nghĩ đừng tạo áp lực cho trẻ con quá sớm. Lơn lên cac con se biêt chung cân điêu gi đê tôn tai".
Theo Khánh Ngọc/Báo Infonet
Những lớp học dạy khôn Khuôn mặt sáng sủa, gặp người lạ ở xuôi lên khi buổi học chiều đã kết thúc, Hoa hào hứng kể chuyện đi diễn văn nghệ dưới huyện, với vở kịch mà mình đóng vai Nam Tào. Chuyện ở trường rẻo cao Ở lớp 5 trường tiểu học Nậm Cắn 1, Hoa là Chủ tịch hội đồng tự quản. Làm thủ lĩnh, không...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Antifan không cần cố nữa, tự Jennie thừa nhận lười biếng?
Nhạc quốc tế
21:38:03 27/04/2025
Nóng: Rộ tin Ngô Diệc Phàm gặp biến căng trong tù, tình cũ hot girl "mất tích" bí ẩn hơn 2 tháng qua
Sao châu á
21:21:15 27/04/2025
Vợ Quý Bình tiết lộ mẹ nuôi của chồng cấm nói một chuyện
Sao việt
21:18:02 27/04/2025
Từ 1 câu thoại đắt giá trong "Sex and the city", tôi đã hiểu lý do tại sao vợ bức bối, ngày càng xa cách
Góc tâm tình
21:07:30 27/04/2025
Vụ nổ tại cảng của Iran: Ít nhất 18 người thiệt mạng, 750 người bị thương
Thế giới
21:04:33 27/04/2025
Mũ vành tròn: vừa chống nắng, vừa nâng tầm phong cách
Thời trang
20:32:54 27/04/2025
Đoạn clip 2 phút hé lộ bí mật động trời chôn vùi sự nghiệp của tổng tài hàng đầu showbiz
Hậu trường phim
20:25:18 27/04/2025
Hội idol Hàn gợi ý những kiểu tóc ngắn giúp nâng tầm nhan sắc hiệu quả
Làm đẹp
20:06:34 27/04/2025
Gặp khó khi chăm con ốm, Chu Thanh Huyền vợ Quang Hải cầu cứu mẹ chồng, hội mẹ bỉm sữa cũng đồng cảm
Sao thể thao
19:00:45 27/04/2025
Trúng 5 tờ vé số độc đắc, người đàn ông ở Vĩnh Long đưa 6 người đi nhận giải
Netizen
18:35:12 27/04/2025