Cách vaccine ung thư của Nga hoạt động trên cơ thể người
Vaccine ung thư của Nga hoạt động theo công nghệ mRNA – cùng cơ chế của loại vaccine chống lại COVID-19.
Theo TASS, Nga đã phát triển được vaccine chống ung thư và dự kiến đưa vào lưu hành rộng rãi đầu năm 2025. Vaccine sẽ được phân phối miễn phí cho bệnh nhân.
Theo Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y học X quang thuộc Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, vaccine này được phát triển với sự hợp tác của một số trung tâm nghiên cứu.
Trước đó, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật quốc gia Gamaleya Alexander Gintsburg nói với TASS rằng các thử nghiệm tiề.n lâm sàng đã chỉ ra vaccine có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của khối u và di căn tiềm ẩn.
Hồi tháng 2, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng bình luận về việc nước này “tiến rất gần đến việc tạo ra cái gọi là vaccine ung thư và thuố.c điều hòa miễn dịch thế hệ mới”.
Nga sẽ cung cấp vaccine ung thư miễn phí cho người dân. (Ảnh minh họa)
Cơ chế hoạt động
Ông Dmitry Shcherbakov, Giám đốc Viện nghiên cứu Y học sinh học tại Đại học bang Altai, Nga bình luận về các loại vaccine khác nhau và cơ chế hoạt động của vaccine mRNA.
Video đang HOT
Thực tế, đã có những vaccine ung thư được sử dụng thành công, ví dụ là các loại vaccine chống HPV, loại virus kích hoạt sự phát triển của ung thư cổ tử cung, nguyên nhân gây t.ử von.g liên quan đến ung thư đứng thứ hai ở phụ nữ.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu vaccine ung thư trên hai hướng khác nhau. Loại thứ nhất là vaccine dựa trên virus oncolytic (virus tiê.u diệ.t tế bào ung thư) không gây bệnh và loại thứ hai là vaccine mRNA.
Loại dựa trên virus oncolytic không phải là vaccine theo nghĩa đen. Nó được phân loại là liệu pháp. Không giống như vaccine, nhằm mục đích ngăn ngừa bệnh tật, virus tiê.u diệ.t ung thư được thiết kế để điều trị bằng cách tiê.u diệ.t trực tiếp các tế bào ung thư. Đây là loại thuố.c có tác dụng trực tiếp lên khối u, giống như hóa trị.
Đối với vaccine mRNA, loại mà Nga đang phát triển, nó có tác dụng trong cả phòng ngừa và điều trị. Vaccine hoạt động bằng cơ chế mã hóa chuỗi protein của kháng nguyên ung thư trong mRNA, đưa mRNA này vào cơ thể để các kháng nguyên này được sinh ra trong cơ thể và buộc hệ thống miễn dịch phải tấ.n côn.g chúng. Phương pháp điều trị này có thể không hiệu quả đối với tất cả các loại ung thư, vì cần kháng nguyên cụ thể liên quan đến các căn bệnh có thể có cấu trúc khác nhau.
Chống lại nhiều loại ung thư
Theo Interfax đưa tin hồi tháng 7, ông Gintsburg từng nói một loại vaccine ung thư đang được phát triển sẽ chủ yếu được tạo ra để chống lại các loại ung thư không có phương pháp điều trị thỏa đáng. Đến nay, Nga chính thức công bố về loại vaccine ung thư được tạo ra từ công nghệ vaccine mRNA.
“Công nghệ này (mRNA) mang tính phổ quát, nhằm tạo ra loại vaccine được cá nhân hóa không chỉ chống lại mọi loại ung thư mà còn cho mọi cá nhân. Nhưng trước hết, chúng ta sẽ tạo ra loại vaccine chống lại các loại ung thư hiện không có phương pháp điều trị thỏa đáng”, ông Gintsburg nói.
Ông cho biết những loại này bao gồm ung thư hắc tố, ung thư phổi không tế bào nhỏ (loại ung thư phổi phổ biến nhất), ung thư tuyến tụy, một số loại ung thư thận và “có thể là một số loại ung thư khác”.
Một số quốc gia và công ty trên toàn thế giới cũng đang nghiên cứu vaccine ung thư dựa trên công nghệ mRNA và các công nghệ khác. Năm ngoái, chính phủ Anh ký một thỏa thuận với BioNTech có trụ sở tại Đức để triển khai các thử nghiệm lâm sàng cung cấp “phương pháp điều trị ung thư được cá nhân hóa”, với mục tiêu tiếp cận 10.000 bệnh nhân vào năm 2030.
Các công ty dược phẩm Moderna và Merck & Co phát triển một loại vaccine ung thư thử nghiệm. Một nghiên cứu giai đoạn giữa cho thấy sau ba năm điều trị, loại vaccine này giảm một nửa nguy cơ tái phát hoặc t.ử von.g do ung thư hắc tố – loại ung thư da nguy hiểm nhất.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hiện có sáu loại vaccine được cấp phép chống lại virus papilloma ở người (HPV) gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung, cũng như vaccine chống viêm gan B (HBV), có thể dẫn đến ung thư gan.
Trong đại dịch COVID-19, Nga đã phát triển vaccine Sputnik V của riêng mình để chống lại đại dịch và bán cho một số quốc gia. Ông Putin cũng tuyên bố dùng Sputnik.
Tìm ra vaccine ung thư tiê.u diệ.t u hắc tố và di căn
Loại vaccine ung thư sẽ được hỗ trợ bởi AI, có thể tạo ra trong 1 tuần dành riêng cho từng người bệnh với các giai đoạn khác nhau.
Loại vaccine ung thư của Nga sẽ được hỗ trợ bởi AI, dành cho từng cá thể người bệnh.
Các nhà khoa học Nga tại Trung tâm Quốc gia Gamaleya về Dịch tễ học và Vi sinh học, trực thuộc Bộ Y tế Liên bang Nga mới đây đã tiến thêm một bước trong quá trình nghiên cứu và phát triển ra vaccine ung thư.
Kết quả thử nghiệm tiề.n lâm sàng cho thấy triển vọng bất ngờ khi các khối u hắc tố (melanoma) đã bị triệt tiêu hoàn toàn, và ngay cả các ổ di căn cũng biến mất.
Ung thư hắc tố da (Melanoma) là ung thư da ác tính nhất, phát triển từ các tế bào sản xuất melanin (melanocytes). Ung thư hắc tố cũng có thể biểu hiện ở vị trí ngoài da như mắt hoặc hiếm hơn là cơ quan nội tạng (ví dụ: ruột).
Ông Alexander Gintsburg, Giám đốc của trung tâm, chia sẻ với Sputnik: "Qua các thử nghiệm tiề.n lâm sàng, chúng tôi nhận thấy rằng khối u - cụ thể là u hắc tố - bị tan rã hoàn toàn và biến mất, không chỉ ở khối u chính mà còn ở cả những di căn."
Thậm chí ông Gintsburg còn bày tỏ triển vọng mạnh mẽ hơn: "Tôi không loại trừ khả năng chúng tôi có thể điều trị cho những bệnh nhân ở giai đoạn 4."
Nhà khoa học này cũng tiết lộ rằng, hiện nay, đã có kế hoạch để khởi động các thử nghiệm đán.h giá hiệu quả của loại thuố.c này trên một loạt các loại ung thư khác, bao gồm ung thư phổi, ung thư thận và ung thư tuyến tụy. Các viện nghiên cứu chuyên sâu về ung thư được kỳ vọng sẽ tham gia hỗ trợ tích cực vào nghiên cứu này, ông Gintsburg giải thích thêm.
Trước đó, ông Gintsburg từng chia sẻ với Sputnik rằng vaccine ung thư sẽ được thiết kế theo hướng cá nhân hóa - nghĩa là nó sẽ được tạo ra riêng biệt cho từng bệnh nhân.
Trí tuệ nhân tạo, với khả năng phân tích vượt trội, sẽ tham gia vào quá trình tạo ra vaccine bằng cách đán.h giá các đặc điểm của khối u và xây dựng một "kế hoạch chi tiết" cho loại thuố.c cần sản xuất. Dựa trên bản kế hoạch này, các nhà khoa học sẽ tạo ra vaccine trong khoảng thời gian một tuần.
Các thử nghiệm lâm sàng về vaccine ung thư trên bệnh nhân ung thư dự kiến sẽ bắt đầu vào giữa năm 2025.
"Tôi nghĩ rằng vào giữa năm sau, chúng tôi sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine với sự tham gia của những bệnh nhân ung thư" - ông Gintsburg cho biết.
Ông lưu ý rằng hiện nay vaccine đang được thử nghiệm trong các nghiên cứu tiề.n lâm sàng trên chuột và công nghệ này đang được phát triển không chỉ để kéo dài tuổ.i thọ của động vật mắc bệnh ung thư hắc tố lên 2-3 lần mà còn tạo ra các loại thuố.c cho phép tiê.u diệ.t chắc chắn cả khối u và di căn.
Theo ông, nếu có thể thực hiện được công nghệ này, vaccine sẽ giúp ích cho những bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ, ung thư tuyến tụy, một số loại ung thư thận, u hắc tố.
Hơn nữa, ở những bệnh này, di căn xuất hiện ở giai đoạn đầu. Do đó, việc sử dụng vaccine sẽ là hoàn toàn phù hợp.
Ngày càng nhiều người mắc ung thư ở độ tuổ.i rất trẻ Béo phì, thừa cân, thức khuya và môi trường sống không lành mạnh khiến ngày càng nhiều người trẻ mắc ung thư và có tỷ lệ t.ử von.g tăng 29% so với thế kỷ trước. Vết sẹo phẫu thuật ung thư vú trên ngực của một bệnh nhân. Ảnh: Washington Post. Trong 10 năm gần nhất, tỷ lệ ung thư đại tràng ở...