Cách trồng xoài từ hạt siêu nhanh mà bất cứ người làm vườn nào cũng nên dắt túi
Nắm rõ những cách trồng xoài từ hạt dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng sở hữu được cây tốt xanh tươi, sớm đơm hoa kết trái.
Một ngày nọ, bạn được thưởng thức một giống xoài mới vô cùng thơm ngon, hấp dẫn hiếm có khó tìm vào ngày thường, hoặc đơn giản là bạn muốn thỏa mãn khát khao việc trồng xoài cho cây trái siêu nhanh từ chính hạt trồng… vậy thì những hướng dẫn trồng xoài bằng hạt dưới đây thực sự rất hữu ích.
Những bước trồng xoài bằng hạt được chuyên gia cụ thể từng bước như sau:
Bước 1: Đầu tiên, cắt hết phần thịt để thấy lớp vỏ hạt bên trong. Làm sạch hạt bằng cách loại bỏ các sợi và để khô trước khi sử dụng, sau đó cẩn thận loại bỏ lớp vỏ bên ngoài để đến nhân hạt giống. Lưu ý là để khô sẽ giúp bạn dễ cắt hơn.
Bước 2: Sau đó cắt lớp vỏ để lộ ra hạt bằng cách dùng dao nhọn để tách đôi mặt cạnh, lấy nhân hạt xoài. Hạt giống khỏe mạnh thường có màu nâu vàng nhạt và tươi. Loại bỏ hạt bị quắt lại và chuyển sang màu xám.
Hoặc có thể làm theo cách ngâm: Phá vỡ lớp vỏ bên ngoài của hạt chỉ một chút bằng giấy nhám hoặc tạo một vết cắt nhỏ vào hạt xoài. Đặt hạt giống vào một cái lọ với nước và lưu trữ ở nơi ấm áp trong 24 giờ. Sau đó lấy hạt giống của bạn ra khỏi lọ.
Bước 3: Bọc hạt giống trong khăn giấy ẩm. Đặt hạt giống bọc trong khăn giấy trong một túi nhựa và cắt một góc ra khỏi túi. Giữ khăn ẩm bằng cách tưới nước thường xuyên và hạt xoài của bạn sẽ nảy mầm trong vòng 1-2 tuần. Giữ hạt giống ở nơi ấm áp, ẩm ướt.
Bước 4: Cho túi bọc này vào túi ni lông trong suốt đựng quả và thắt nút đầu túi, chú ý ghi bên ngoài là cây xoài để tránh nhầm lẫn với những giống cây khác.
Một thời gian sau, bạn sẽ thấy hạt đâm chồi có rễ, thông qua quan sát túi nhựa trong.
Bước 5: Cần một cái chậu đủ lớn và đổ đầy hỗn hợp đất với phân trộn như phân trùn quế để cung cấp chất dinh dưỡng. Hãy chắc chắn để sử dụng một chậu có lỗ thoát nước. Sau đó làm ẩm đất một chút rồi nhẹ nhàng vùi nhân hạt xuống chắc chắn và tưới nước xung quanh chậu để nhanh chóng lên cây xanh tốt.
Bước 6: Tạo một lỗ nhỏ và đặt hạt giống bên trong lỗ với mắt hướng lên trên. Che phủ hạt giống bằng 1,5 cm đất.
Video đang HOT
Bước 7: Khi hạt giống nảy mầm phát triển thành cây con, bạn có thể chuyển cây xuống khu vực trồng cố định sau vườn nơi có nhiều nắng vì về sau cây sẽ khá lớn. Hoặc bạn có thể vẫn giữ nguyên cách trồng trong chậu để làm cảnh nếu không muốn nó quá lớn.
Đào một cái lỗ dưới đất lớn hơn kích thước bầu đất của cây con. Đặt cây giống vào lỗ, vỗ nhẹ, phủ đất kín xung quanh và tưới nước tốt.
Cách chăm sóc:
- Tưới cây xoài thường xuyên, tùy thuộc vào thời tiết hoặc độ ẩm đất.
- Tưới nước cho cây bằng nước ấm bất cứ khi nào bạn thấy đất hơi khô. Xoài không cần nhiều nước.
- Đảm bảo không bón phân quá nhiều – hai lần một năm nên vừa đủ!
- Cây xoài phát triển tốt nhất ở nhiệt độ môi trường trong khoảng từ 21 đến 24 C
Lưu ý:
Bạn cần kiểm tra hạt xoài để biết liệu nó có khả năng nảy mầm không. Cắt lớp thịt của quả xoài để lộ ra hạt xoài bên trong sau đó bạn cắt đi lớp vỏ hạt và để lộ ra phần hạt. Hạt xoài tốt nhìn phải tươi và có màu nâu nhạt.
Đôi khi hạt xoài bị quắt lại và chuyển màu xám khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, và khi đó thì các hạt này không sử dụng được.
Cắt hai bên má quả xoài càng sát vào hạt càng tốt: Đặt một bên má quả xoài trong lòng bàn tay và cẩn thận cắt phần bên kia.
Bạn nên đeo găng tay khi cầm hạt xoài. Hạt xoài thường có nhựa cây gây kích ứng da.
Các vật liệu cần chuẩn bị:
Hạt xoài sau khi sử dụng
Dao, kéo cắt sắc (Mua tại đây)
Cốc nước sạch
Khay, chậu (Mua tại đây)
Đất trồng (Mua tại đây)
Phân trùn quế (Mua tại đây)
Dụng cụ: bay, cào làm đất tại nhà (Mua tại đây)
Bố đảm trồng rau nuôi cá trên sân thượng, được "vườn lười" 45m2 không mất công chăm sóc
Khu vườn của anh Huỳnh (Bình Thạnh, TP.HCM) trồng theo mô hình mới, vừa an toàn lại tiết kiệm thời gian và công sức.
Anh Nguyễn Ngọc Anh Huỳnh (42 tuổi, TP.HCM) có khoảng 10 năm kinh nghiệm làm vườn và từng thử qua nhiều phương pháp trồng rau khác nhau trước khi sử dụng mô hình aquaponics. Theo ông bố 2 con, mô hình này có nhiều tiện ích và tính bền vững, giúp tiết kiệm nhiều thời gian và công sức làm vườn nhờ vào hệ thống tự động, hoàn toàn khép kín.
"Hiện nay aquaponics là mô hình trồng rau khó nhất trong các mô hình, và cũng ít được lựa chọn vì chi phí đầu tư khá cao so với các hệ thống khác. Tuy nhiên nếu nói về tính tiện lợi và an toàn thì đến nay mình chưa thấy hệ thống nào qua được nó. Về cơ bản, aquaponics là nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng rau nên khi thu hoạch, mình sẽ có cả cá và rau, cho tính kinh tế cao", anh Huỳnh cho biết thêm.
Một góc vườn nhà anh Huỳnh được trồng theo mô hình aquaponics.
Hiện tại, anh Huỳnh sở hữu vườn rộng 45m2, đủ cung cấp rau sạch và cá cho gia đình 4 người. Ngoài việc cung cấp thực phẩm sạch và an toàn cho cả gia đình, ông bố 2 con còn mày mò kiến thức trồng trọt và chia sẻ cho những người bạn cùng đam mê.
Đầu tư 50 triệu đồng trồng rau nuôi cá trên sân thượng
Anh Huỳnh chia sẻ anh bén duyên với vườn được hơn 10 năm. Ban đầu, anh đam mê bộ môn thủy sinh nên làm vườn ươm trân châu cây thủy sinh. Mãi 5 - 6 năm sau, anh mới kết hợp trồng thêm rau và cây ăn trái theo mô hình vườn đất truyền thống nhưng cảm thấy không khả thi. Anh cho biết: "Lúc đầu mình trồng bằng đất, sau đó thấy không khả thi và rất vất vả với khâu khuân đất lên sân thượng, rồi hết mùa rau lại tốn thêm tiền mua phân bón, trộn đất đủ thứ".
Với mong muốn trồng được rau sạch, an toàn tuyệt đối cho gia đình, anh Huỳnh còn thử thêm các phương pháp trồng thủy canh bằng dung dịch và trồng rau hữu cơ. Sau cùng anh lựa chọn aquaponics vì tính an toàn và tiện lợi.
Vườn nhà anh Huỳnh chia là 2 khu vực, chạy bằng hệ thống tự động dựa trên nền tảng aquaponics. Khu sân thượng rộng khoảng 20m2, anh trồng khá nhiều loại rau và cây ăn trái như rau muống, mồng tơi, cải bẹ xanh, cải thìa, bó xôi, sung Mỹ, dưa lưới,... Hầu hết các giống cây trồng để có thể phát triển khỏe mạnh trên hệ thống aquaponics. Trong hệ sân thượng, anh còn nuôi rất nhiều cá như cá trê, diêu hồng, rô phi, rô đồng, cá mú úc, tôm kiểng và guppy "cá bảy màu".
Hệ thống vườn sân thượng nhà anh Huỳnh cung cấp cả rau, trái và thủy sản cho gia đình.
Còn hệ thống trên nóc nhà rộng khoảng 25m2 thì làm hồ tầm 300 lít nuôi cá trê tượng, vài con tôm kết hợp thêm một số guppy. Hệ thống này cũng chạy trên nguyên lý aquaponics, nhưng anh Huỳnh bổ sung thêm phân hữu cơ tự làm như dịch cá thủy phân và dịch ấu trùng ruồi lính đen, giúp hạn chế sâu rầy tấn công rất tốt.
Toàn bộ khu vườn đều do anh Huỳnh tự mày mò và thiết kế. Anh cũng từng lắp đặt sai, phải tháo ra lắp lại. Tính tới thời điểm hiện tại, chi phí đầu tư cho 2 hệ thống vườn là khoảng 50 triệu đồng. Tuy nhiên, anh Huỳnh cho biết nếu nắm bắt được nguyên lý và có kinh nghiệm thì chỉ cần 20 - 30 triệu đồng là đã có được khu vườn 45m2 đầy đủ thiết bị và tự vận hành một cách trơn tru, bền vững.
Anh Huỳnh đầu tư 50 triệu đồng cho hệ thống vườn aquaponics.
Khu vườn dành cho những người... lười
Anh Huỳnh cho biết vì aquaponics là hệ thống hoàn toàn tự động và khép kín nên tiết kiệm nhiều công sức chăm sóc, phù hợp cho những người bận rộn. Anh chia sẻ: "Hệ thống tự động cho cá ăn. Phân cá tự chuyển hóa thành dinh dưỡng nuôi cây. Máy bơm nước tự động tưới cây từ nước hồ cá. Nước dư ở khay rau trả về lại hồ nuôi cá. Hoàn toàn tuần hoàn và khép kín.
Mình không mất nhiều thời gian làm vườn nếu lắp đặt hệ thống đúng chuẩn vì nó sẽ tự chạy. Việc còn lại là mình gieo hạt, trừ sâu, chăm cây, thu hoạch,... thì mô hình nào cũng phải làm".
Mô hình aquaponics lý tưởng cho những người bận rộn, "lười" làm vườn vì có hệ thống tự động.
Không chỉ tiết kiệm công sức, vườn aquaponics còn giúp tiết kiệm nước và nhiều chi phí liên quan nhờ vào hệ thống tuần hoàn khép kín. Được biết, tiền nước là không đáng kể nhưng bù lại tiền điện sẽ rơi vào khoảng 100.000 - 200.000 đồng/tháng tùy vào hệ thống được lắp đặt.
Hiện tại, ngoài hệ thống aquaponics, anh Huỳnh còn đang thử nghiệm mô hình xử lý rác bằng ấu trùng ruồi lính đen, để tạo phân hữu cơ liên tục và góp phần giải quyết vấn nạn rác thải nhà bếp, tạo ra được ấu trùng cho tôm cá mình ăn tại chỗ. Khi kết hợp 2 hệ thống này làm vườn nóc nhà, anh nhận được kết quả rất khả quan, rau xanh lên mơn mởn và không cần phun ngừa sâu gầy.
Ngoài cung cấp rau sạch, vườn còn là nơi cả gia đình anh Huỳnh quây quần.
Sau 10 năm làm vườn, anh Huỳnh rút ra một số kinh nghiệm và có 2 nhóm chia sẻ tài liệu làm vườn. "Kinh nghiệm làm vườn của mình là cả nhà cần kiên nhẫn và đọc nhiều tài liệu liên quan, từ việc gieo hạt, trồng các loại cây thích hợp với diện tích khay rau và điều kiện thổ nhưỡng xung quanh. Tham khảo nhiều mô hình trên mạng rồi rút ra cho mình mô hình nào thích hợp với tài chính và sở thích riêng", ông bố 2 con bật mí.
Mãn nhãn với khu vườn như 'công viên xanh' của mẹ đảm Quảng Ninh Gần 1 năm nay, khu vườn 60m2 ngập rau xanh, hoa tươi trở thành địa điểm yêu thích nhất của gia đình chị Nguyễn Hảo (Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh). Trải qua thời gian chật vật leo thang, vác đất lên sân thượng, tháng 10 năm ngoái chị Nguyễn Hảo (SN 1982) và chồng đã hoàn thành xong khu vườn nhỏ tại gia....