Cách trồng cây chùm ngây bằng cành, hạt trong chậu xanh tốt
Cây chùm ngây không chỉ là dược liệu quý giá có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Nó còn là loại rau giàu dinh dưỡng có thể ăn được giúp tăng cường dưỡng chất cho cơ thể. Hãy tìm hiểu cách trồng cây chùm ngây tại nhà ngay sau đây.
Cây chùm ngây là loài cây thảo dược tự nhiên, có tên khoa học là Moringa oleifera. Đây là loài cây thân gỗ có chiều cao trung bình từ 7-10 mét, có rất nhiều cành lá và nhánh cây. Vỏ cây có màu xám đặc trưng, còn lá cây mọc thành cụm có màu xanh trắng, thân lá hơi tròn và không có lông.
Cây chùm ngây nở hoa vào tháng 12 cho đến hết tháng 1 của năm tiếp theo. Hoa chùm ngây thường có 5 cánh, nở to và có màu trắng. Cây được trồng và phân bố hầu khắp Việt Nam, chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Người dân thường hay hái nhặt về để ăn hoặc để bào chế thành thuốc chữa bệnh.
Hình ảnh cây chùm ngây
Một số tác dụng chữa bệnh của cây chùm ngây
- Hỗ trợ điều trị ung thư, u xơ, u nang và cả thoái hóa điểm vàng ở mắt.
- Tốt cho sức khỏe hệ xương khớp, giúp phòng ngừa đau nhức xương và loãng xương ở người lớn tuổi.
- Hỗ trợ giảm huyết áp ở người mắc bệnh huyết áp cao.
- Có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp các chất bổ dưỡng mà cơ thể bị thiếu hụt.
- Cây chùm ngây chứa đến hơn 18 loại vitamin và khoáng chất cần cho sự phát triển cơ thể của trẻ nhỏ. Do đó trẻ em khi ăn rau chùm ngây sẽ tăng cường đề kháng và hệ miễn dịch.
- Rau chùm ngây khi trộn thêm thịt, cá hoặc các món ăn bổ dưỡng khác sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng mà trẻ đang gặp phải.
Cây chùm ngây là dược liệu có nhiều tác dụng
Cách trồng cây chùm ngây ngay tại nhà
1. Công đoạn chuẩn bị
- Dụng cụ: Bạn có thể tận dụng các vật dụng có sẵn trong nhà như thùng xốp, khay, chậu, túi nilon, xẻng xúc,… để có thể trồng cây chùm ngây ngay tại nhà. Tuy nhiên khay và chậu để trồng cây cần phải có lỗ ở dưới đáy để đảm bảo thoát nước.
Video đang HOT
- Giống cây: Bạn có thể trồng cây chùm ngây bằng hạt giống hoặc bằng cành, củ. Hãy tìm đến các tiệm bán nông sản để mua hạt giống và những thứ mà bạn cần.
- Đất trồng: Cây chùm ngây là loại cây có thể phù hợp với nhiều loại đất khác nhau mà không hề kén chọn. Để đảm bảo điều kiện trồng tốt nhất, bạn nên tìm mua các loại đất mùn giàu dinh dưỡng, hoặc đất thường nhưng pha trộn phân trùn, xơ dừa phân động vật ăn cỏ để cải thiện chất lượng đất tốt hơn.
2. Cách trồng cây chùm ngây bằng hạt
Trộn đất trồng theo tỷ lệ cát, đất chiếm phân hữu cơ chiếm 1/3. Bạn tiến hành ngâm hạt chùm ngây với nước và tuân thủ theo tỷ lệ 2 sôi, 3 lạnh trong vòng 12 tiếng đồng hồ.
Kế đến, hãy lấy hạt chùm ngây đã ngâm nước ở trên bỏ vào trong tấm vải được bọc kín có thể thoát nước được. Sau đó đem túi vải đó đặt vào chỗ tối, ấm để hạt nảy mầm, lưu ý hàng ngày phải tưới thêm nước để ổn định độ ẩm. Sau vài ba ngày hạt chùm ngây sẽ nảy mầm và có thể đem ra trồng trong bao đất. Bạn hãy dùng ngón tay ấn vào giữa bao đất với độ sâu bằng khoảng 2 đốt ngón tay, rồi đặt 1 đến 2 hạt chùm ngây vào rồi phủ đất lại, tưới nước giữ ẩm và để bao đất ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Sau khoảng từ 4 đến 7 ngày, hạt bắt đầu mọc lên, bạn hãy tiếp tục duy trì tưới nước hàng ngày và hãy cắm 1 que tre cao 5 tấc bên cạnh hạt chùm ngây đã mọc, sau đó cột dây cố định cây vào cái cọc đó. Sau khoảng 45 đến 50 ngày sau, cây chùm ngây sẽ có chiều cao từ 10-20cm thì khi này bạn mới tiến hành trồng cây ở trong chậu.
3. Cách trồng cây chùm ngây bằng cành
Kỹ thuật trồng cây chùm ngây bằng cành được thực hiện thông qua biện pháp giâm cành. Hãy chặt lấy cành non của cây đã phát triển với đường kính từ 3 đến 5cm, mỗi cành dài từ 0,5 đến 1m. Sau đó đem chôn sâu cành khoảng 10cm phần gốc, rồi lèn chặt đất xung quanh gốc cho vững, để phần ngọn cây hướng lên trên, tưới nước vừa phải để giữ ẩm. Sau khoảng 20 ngày cành mới sẽ bắt đầu phát triển rễ.
Khi cây chùm ngây có độ tuổi từ 6 tháng trở lên, lúc này rễ củ đã phát triển. Bạn sẽ có thể sử dụng các bộ phận này để tiến hành vùi trong cát ẩm có độ ẩm vừa phải. Sau khoảng 0,5 đến 1 tháng thì phần rễ củ này có thể được sử dụng để tạo ra cây mới.
Cây chùm ngây được trồng trong chậu
Kỹ thuật chăm sóc cây chùm ngây
Khi cây đang còn non, không nên để gia súc gia cầm hay động vật vào phá hoại vì cây rất dễ gãy cành và chết. Bạn nên thường xuyên tưới cho cây, tránh tưới quá nhiều có thể gây ngập úng rễ. Ngoài ra với cây mới trồng khoảng 2 tuần, hãy bón lót thêm một ít phân hữu cơ để kích thích cây phát triển. Sau đó thì cứ 1 tháng lại bón lót 1 lần.
Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại, làm tơi đất trồng và vun xới cho cây giúp cây chùm ngây sinh trưởng tốt và mau ra lá, hoa. Chỉ sau khoảng 3-4 tháng là cây đã có thể thu hoạch được lá để làm rau ăn hoặc bào chế dược liệu. Khi cây cao từ 60cm trở lên, hãy cắt ngọn và tỉa bớt cành lá thừa nhằm kích thích cây ra chồi mới. Sau khoảng 6 tháng, cây chùm ngây khi này đã cao tầm 2 mét, lúc này là mùa thu hoạch chính.
Với những cây từ 5 năm tuổi trở lên có thể thu hoạch củ, mỗi cây sẽ cho ra từ 5-10 kg củ chùm ngây có giá trị kinh tế cao. Còn quả chùm ngây khi già có thể đem rang lên để làm món ăn hàng ngày.
Ý nghĩa hoa dã quỳ và cách trồng, chăm sóc giúp hoa nở đẹp
Hoa dã quỳ là loài hoa độc đáo và mang một vẻ đẹp lạ nhưng vẫn rực rỡ. Ý nghĩa hoa dã quỳ cũng như cách trồng loài hoa này không phải bất cứ ai cũng có thể biết rõ.
Mục Lục
Ý nghĩa hoa dã quỳ
Cách trồng hoa dã quỳ đúng kỹ thuật
Cách chăm sóc hoa dã quỳ giúp hoa nở đẹp, rực rỡ
Hoa dã quỳ hay còn có tên gọi khác là hoa cúc dại, là loài cây thuộc họ nhà Cúc, có tên khoa học là Tithonia diversifolia. Loài hoa này chủ yếu phân bố tại các nước khu vực cận nhiệt hoặc nhiệt đới. Hoa dã quỳ có màu vàng rực rỡ đặc trưng và hình dạng vừa giống hoa cúc nhưng cũng vừa giống hoa hướng dương.
Cây dã quỳ là loài cây thân thảo, có chiều cao thân trung bình từ 1-2 mét, cá biệt nhiều loại có thể cao đến 3 mét. Thân cây khi mới trưởng thành thì có màu xanh lá, xanh đậm, tuy nhiên khi chuyển hóa từ thân thảo sang thân gỗ thì lại có màu xám nâu. Lá và hoa dã quỳ có nhiều nét tương đồng với hoa cúc, hoa mọc đơn lẻ đôi khi xuất hiện theo chùm, cánh hoa khi nở tỏa ra xung quanh để lộ nhụy hoa ở giữa.
Hoa dã quỳ được trồng phổ biến ở nước ta, đặc biệt là tại Đà Lạt, Lâm Đồng. Tuy vậy bạn vẫn có thể tìm mua hạt giống của cây hoa để có thể tự trồng và chăm sóc tại nhà, bởi đây là loài hoa dễ trồng và dễ sinh trưởng, thích nghi với khí hậu.
Hình ảnh hoa dã quỳ vô cùng cuốn hút
Ý nghĩa hoa dã quỳ
1. Hoa dã quỳ thể hiện sức sống mãnh liệt
Hoa dã quỳ có thể mọc và sinh tồn ở những nơi khí hậu khắc nghiệt, điều đó biểu tượng cho sự mạnh mẽ, sức sống mãnh liệt không ngại gian khó, vất vả.
2. Hoa dã quỳ là biểu tượng cho tình yêu chung thủy, bền vững
Cây dã quỳ đã gắn với một câu chuyện cảm động được lưu truyền từ xa xưa về tình yêu lứa đôi. Chuyện kể rằng, có một năm thời tiết hạn hán khiến vạn vật khô héo, có một chàng trai sống tại ngôi làng nọ sẵn sàng ra đi tìm kiếm nguồn nước cho dân làng. Chàng đã phải từ biệt người yêu trước khi lên đường, cô gái ấy đã đợi chờ chàng trai trở về qua năm nay đến năm khác.
Rồi vào một ngày, cô gái vì quá nhớ chàng trai mà quyết định đi tìm, nàng trải qua hàng chục con đèo, leo qua nhiều quả núi nhưng vẫn không thể tìm thấy người yêu. Cuối cùng, vì kiệt sức mà nàng đã ngã quỵ, tại nơi đó xuất hiện một loài hoa có màu vàng rực, người dân gọi là hoa dã quỳ như để tôn vinh tình yêu chung thủy cũng cô gái dành cho người yêu của mình.
3. Hoa dã quỳ thể hiện cho sự kiêu hãnh, thán phục
Hoa dã quỳ không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu chung thủy, bền vững và sức sống mãnh liệt. Đây cũng là loài hoa được dùng để tỏ ý thán phục, yêu quý và trân trọng với những người có nội tâm phong phú. Bên cạnh đó, hoa dã quỳ còn tượng trưng cho sự kiêu hãnh, kiên cường không bị khuất phục.
Hoa dã quỳ có nhiều ý nghĩa trong đời sống
Cách trồng hoa dã quỳ đúng kỹ thuật
Cây hoa dã quỳ khá là dễ trồng và có thể sinh trưởng dễ dàng trong nhiều điều kiện khí hậu thời tiết khác nhau. Do vậy để có thể trồng hoa đúng kỹ thuật, bạn chỉ cần chú ý một số yếu tố quan trọng sau đây:
1. Đất trồng cây
Đất để trồng cây dã quỳ nên lựa chọn những loại đất có độ tơi xốp tốt và khả năng thoát nước ổn định như là đất mùn. Bởi điều này sẽ giúp tạo độ thông thoáng cho cây khi trồng và ngăn ngừa nguy cơ bị ngập rễ, úng nước gây hỏng cây. Bạn có thể thêm vào một số thành phần như phân chuồng, xơ dừa để làm tăng giá trị dinh dưỡng cho đất trồng.
2. Thời điểm trồng
Do cây hoa dã quỳ chỉ xuất hiện nhiều tại những nơi khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt, do đó loài hoa này có thể được trồng và thu hái quanh năm. Tuy nhiên chỉ cần lưu ý về lượng nước tưới và chăm sóc tốt cho cây khi bước vào mùa mưa. Tốt nhất nên trồng cây vào thời điểm râm mát thay vì thời điểm nắng nóng kéo dài.
3. Cách gieo hạt
Lựa chọn khu đất có vị trí thu hút ánh sáng, thoáng mát, không ẩm ướt để tiến hành gieo hạt giống trồng cây. Cây dã quỳ rất dễ phát triển cho nên chỉ mất một thời gian là hạt giống sẽ nảy mầm thành cây non nếu như được tưới nước thường xuyên và chăm sóc tốt. Bạn có thể phủ mùn rơm hoặc xơ dừa xung quanh các luống đất trồng cây để kích thích cây phát triển nhanh hơn.
Một rừng hoa dã quỳ được trồng và chăm sóc tốt
Cách chăm sóc hoa dã quỳ giúp hoa nở đẹp, rực rỡ
Ngoài việc trồng hoa đúng kỹ thuật để giúp cây phát triển tốt và có thể nở hoa, công đoạn chăm sóc cho hoa dã quỳ sẽ giúp cây nở hoa đẹp và rực rỡ.
- Bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây, nhất là trong giai đoạn mới bắt đầu trồng và khi cây bắt đầu ra hoa. Tuy nhiên tránh tưới đẫm nhằm tăng nguy cơ ngập úng rễ cây. Tưới thường xuyên vào mùa khô và tưới ít lại vào mùa mưa.
- Thường xuyên nhổ bỏ cỏ hoang, cỏ dại mọc xung quanh nhằm tránh gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa khi còn non.
- Tỉa bớt cành lá mọc thừa và dài, không cần thiết nhằm giúp hoa có thể phát triển tốt hơn.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn ý nghĩa hoa dã quỳ cũng như cách trồng hoa, chăm sóc giúp cho hoa có thể nở đẹp và rực rỡ. Hy vọng các bạn có thể tự mình tạo dựng một vườn hoa dã quỳ ngay trong chính sân vườn nhà bạn. Chúc các bạn thành công !!!
Tác dụng của cây chùm ngây: "Siêu thực phẩm" giàu dinh dưỡng với loạt lợi ích cho sức khỏe Tác dụng của chùm ngây bao gồm điều trị và phòng ngừa các bệnh như tiểu đường, thiếu máu, viêm khớp, bệnh gan và tim, rối loạn hô hấp, da và tiêu hóa cùng rất nhiều lợi ích cho sức khỏe khác. Cây chùm ngây được coi như một "siêu thực phẩm" có nguồn gốc từ Ấn Độ. Loại cây này được sử...