Cách tối ưu hóa phần phát âm trong thi nói IELTS
Thông thường bạn sẽ đạt 8.0 IELTS Speaking nếu nói dễ hiểu và dùng đa dạng các nguyên tắc phát âm. Vậy nguyên tắc phát âm ở đây là gì?
Trong phần thi nói IELTS, bốn tiêu chí được đánh giá gồm: từ vựng (25%), ngữ pháp (25%), trôi chảy (fluency) và liên kết (coherence) (25%), phát âm (25%).
Do phát âm ảnh hưởng tới khả năng nói trôi chảy, và sẽ ảnh hưởng cả đến điểm ngữ pháp nên thực tế phát âm chiếm tới 40-50% trong tổng điểm IELTS speaking (phần thi nói trong IELTS) của bạn. Điều này giải thích lý do tại sao những người gặp vấn đề về phát âm thường khó đạt mục tiêu nói IELTS.
Thông thường, bạn sẽ đạt “band 8″ (mức 8.0 IELTS nói) nếu làm được hai điều. Một là nói dễ hiểu. Hai là dùng đa dạng các nguyên tắc phát âm. Nhưng “các nguyên tắc phát âm” là gì? Và làm thế nào để có thể áp dụng đa dạng chúng được?
Ảnh: RES
Đầu tiên, hãy xem xét thế nào là “nói dễ hiểu” – “intelligible”. Kỳ thi nói IELTS chấp nhận việc người nói có “accent”, và một điều thú vị là, một người không phải bản xứ cũng có thể học để làm IELTS examiner (giám khảo).
Điều này có nghĩa là bạn không cần quá lo lắng nếu mình, ví dụ, phát âm kiểu Anh Mỹ khi đi thi IELTS. Quan trọng là bạn nói có dễ hiểu không thôi.
Nếu bạn phát âm và “examiner” không hiểu bạn đang nói gì, chắc chắn điểm IELTS speaking của bạn sẽ thấp. Vậy, làm thế nào để nói dễ hiểu?
Theo kinh nghiệm đào tạo phát âm nhiều năm cho người Việt, mình thấy để nói dễ hiểu, chúng ta cần lưu ý 3 yếu tố.
- Âm: Nhiều người bảo bạn cần phải phát âm thật chuẩn, thực ra điều này không quá cần thiết. Bạn nên học IPA tới mức độ có thể hiểu được bản chất của âm, và có thể xử lý được những cụm âm, ví dụ: he kisses her (âm /iz/ ở kisses).
- Âm cuối: Nhiều người gặp vấn đề với âm cuối, đặc biệt là âm hữu thanh đứng ở cuối, ví dụ: bed.
- Trọng âm: Thông thường, mọi người nói không có trọng âm, hoặc đọc sai trọng âm. Ví dụ, khi bạn định nói “cereal” có thể nói thành “surreal”.
Đó là nửa đầu của yêu cầu nói IELTS, nói rõ, bạn đã đạt được ít nhất là “band 6″ của phát âm rồi, ngoài ra, nó còn giúp cho điểm ngữ pháp của bạn nữa (“he wanted to do that” thay vì “he want to do that”).
Các nguyên tắc phát âm khác bao gồm: giai điệu (rhythm), ngữ điệu (intonation), nối âm (linking words), và nói theo cụm (thought group).
Nói đúng giai điệu có nghĩa là bạn sẽ nhấn nhiều hơn vào những từ cần được nhấn. Ví dụ, “I TOtally disaGREE with the idea that WOmen should be alLOWed to aBORT after TWENty WEEKS of PREGnancy.” Điều này cũng có nghĩa bạn sẽ phải giảm lược những âm không được nhấn. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới cả mức độ rõ ràng (intelligibility) trong lời nói của bạn.
Ngữ điệu là việc bạn lên hoặc xuống trong câu để thể hiện các cảm xúc, thái độ, hoặc ý tưởng khác nhau. Người Việt thường nói “monotone” – tức là nói đều đều, gây khó khăn cho người nghe trong việc nắm bắt ý tưởng.
Khi người bản xứ nói, họ thường không nói theo từ, mà nói thành cụm có ý nghĩa (thuật ngữ gọi là “thought group”). Khi đó, cả cụm nghe giống như một từ rất dài vậy, không có ngắt nghỉ ở giữa và các từ như dính liền với nhau. Đây là hai yếu tố còn lại mà “examiner” sẽ đánh giá bạn: “thought group” và “connected speech”.
Đối với phần lớn người học, nói theo cụm “thought group” là một thử thách lớn, và “connected speech” là một nội dụng cần phải học.
Quang Nguyen
Theo VNE
Học tiếng Nhật: Đi tìm phương pháp luyện giao tiếp khi không có bạn bè người Nhật
Có rất nhiều khó khăn mà người học tiếng Nhật thường gặp phải như từ vựng, Kanji,,..và một trong số đó là giao tiếp. Vậy làm sao để luyện giao tiếp hàng ngày khi không có bạn bè người Nhật. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Học tiếng Nhật: Đi tìm phương pháp luyện giao tiếp khi không có bạn bè người Nhật
Ngoài 3 cách mà sensei đã giới thiệu trong bài, mình sẽ chia sẻ thêm cho các bạn 3 cách mà mình đã áp dụng thành công trong quá trình học giao tiếp.
Nghe tiếng Nhật thường xuyên
Học tiếng Nhật bằng cách nghe thường xuyên không chỉ giúp bạn tăng vốn từ vựng, ngữ pháp mà còn luyện giao tiếp hiệu quả. Bởi, khi bạn nghe người Nhật trò chuyện, bạn sẽ không chỉ nghe đơn thuần để nắm thông tin, học từ, cấu trúc câu mới mà còn nghe cách họ phát âm, nhấn nhá, ngắt nghỉ như thế nào.
Bạn hãy tập thói quen nghe tiếng Nhật qua các bộ phim, bài hát hay audio. Chỉ cần mỗi ngày bạn đều dành ra một khoảng thời gian 1-2 tiếng để luyện tập thường xuyên, chắc chắn bạn sẽ quen dần với văn phong của người Nhật.
Một điều thú vị là khi bạn tập trung xem một bộ phim hoặc nghe một bài hát nhiều lần thì vô tình những câu thoại hay lời bài hát vô tình sẽ "ghim" vào tâm trí của bạn và khi giao tiếp bạn sẽ vô tình bật ra những câu đó như bản năng.
Không nên quá tập trung vào học ngữ pháp
Có một vấn đề mà hầu hết các bạn học tiếng Nhật đều mắc phải đó là quá tập trung vào học ngữ pháp. Mặc dù phải đúng ngữ pháp trước sau đó mới hiểu được nhưng học ngữ pháp quá nhiều sẽ làm giảm khả năng phản xạ tiếng Nhật và bạn sẽ khó mà giao tiếp được.
Trong một cuộc hội thoại bạn sẽ hiểu người ta nói gì nhưng lại không thể mở miệng để trả lời hoặc trả lời không lưu loát, đứt đoạn. Lí do này khiến cho việc giao tiếp của bạn trở lên gượng ép, thiếu tự nhiên và đôi khi khiến bạn lúng túng.
Vì vậy, để không xảy ra tình trạng này khi học tiếng Nhật, bạn đừng chỉ tập trung vào học ngữ pháp không mà hãy kết hợp với nghe và xem phim bằng tiếng Nhật thật nhiều.
Tự nói chuyện tiếng Nhật một mình
Nghe có vẻ giống "tự kỉ", nhưng điều này không tệ chút nào nhé. Với cách này, bạn hãy dành một khoảng thời gian để tự nói chuyện với chính mình bằng tiếng Nhật, đồng thời đừng quên ghi âm lại để nghe và chỉnh lại các lỗi phát âm sai. Học giao tiếp mà bạn không thực hành nói thì bạn rất khó để tiến bộ và giao tiếp thành thạo.
Dưới đây là một vài mẫu câu người Nhật thường sử dụng phổ biến trong giao tiếp. Bạn hãy tham khảo nhé !
1. (Ohayou gozaimasu)
Chào buổi sáng
2. (konnichiwa)
Chào buổi trưa
3. (Konbanwa)
Chào buổi tối
4. (Arigatou)
Cảm ơn bạn
5. Ò69;(Namae wa nandesu ka?)
Tên bạn là gì ?
6. ...(Watashi wa ...desu)
Tên tôi là...
7. ! (Hajimemashite!)
Rất vui được gặp bạn
8. (Doko kara kimashitaka?)
Bạn đến từ đâu ?
Mong rằng qua bài viết này, bạn đã có cho mình phương pháp giao tiếp học tiếng Nhật hiệu quả. Đừng quên luyện tập thường xuyên bạn nhé. Chúc bạn thành công !
Vũ Phong
Theo Dân trí
Học tiếng Anh: Phân biệt âm /w/ và /j/ trong 10 phút Dưới đây là cặp âm áp chót trong series 22 ngày học phát âm tiếng Anh. Sau video này, bạn đã có thể hoàn toàn tự tin tới 96% với khả năng phát âm của mình rồi nhé! Nào cùng bắt đầu ngay với video hướng dẫn phát âm của ngày hôm nay nhé. Học tiếng Anh: Phân biệt âm /w/ và /j/...