Cách tính số giờ dạy của giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học
Những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp được giảm 3 tiết/tuần trong tổng số tiết thực dạy các môn học theo chương trình tiểu học để thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm.
Ảnh minh họa
Theo phản ánh của ông Nguyễn Ngọc Sáng ( Gia Lai), định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết/tuần, giáo viên làm công tác chủ nhiệm được giảm 3 tiết/tuần. Nhưng trên thực tế giáo viên chủ nhiệm ở trường tiểu học hiện nay phải thực hiện dạy đủ 20 tiết các môn học quy định và thêm 1 tiết chào cờ, 1 tiết sinh hoạt cuối tuần và 10 phút sinh hoạt đầu buổi học.
Ngoài ra, mỗi tháng, giáo viên chủ nhiệm phải có 1-2 buổi quản lý lớp lao động (chưa tính đến các buổi phong trào văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, gọi học sinh đi học,..). Như vậy những giáo viên chủ nhiệm lớp đã thực hiện hết và nhiều hơn thời gian, số tiết quy định chung là 23 tiết/tuần.
Ông Sáng hỏi, những tiết như chào cờ, sinh hoạt cuối tuần, sinh hoạt đầu buổi học, lao động có được tính vào số tiết giảng dạy cho giáo viên chủ nhiệm hay không?
Video đang HOT
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Theo quy định tại Thông tư số 36/1999/TT-BGDĐT ngày 27/9/1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ đối với ngành giáo dục và đào tạo, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học là 40 giờ/tuần.
Đối với giáo viên tiểu học ngoài việc giảng dạy các môn học theo chương trình với số tiết quy định là 23 tiết/tuần (quy đổi ra giờ làm việc là 15,33 giờ) thì giáo viên tiểu học còn 24,67 giờ/tuần để làm các công việc khác như: Chuẩn bị bài (soạn bài), dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, chấm bài kiểm tra, đánh giá định kỳ học sinh, họp hội đồng, làm việc với cha mẹ học sinh, tổ chức các hoạt động lao động, giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động chung của nhà trường…, và làm các công việc khác do hiệu trưởng phân công.
Đối với những giáo viên được phân công làm chủ nhiệm lớp, theo quy định được giảm 3 tiết/tuần trong tổng số tiết thực dạy các môn học theo chương trình tiểu học để thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm như:
- Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;
- Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
- Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ của học sinh;
- Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với hiệu trưởng.
Như vậy, những tiết chào cờ, sinh hoạt lớp và các hoạt động như sinh hoạt đầu buổi học, lao động là hoạt động của nhà trường và lớp học mà giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện theo nhiệm vụ (nêu trên) và thời gian để làm những việc này được tính vào trong 3 tiết dạy được giảm/tuần, nên không được tính vào số tiết giảng dạy của giáo viên chủ nhiệm.
Chinhphu.vn
Một nửa số hiệu trưởng đạt mức tốt theo chuẩn đánh giá
Tỷ lệ hiệu trưởng được đánh giá mức tốt theo Chuẩn hiệu trưởng đạt từ gần 40% đến hơn 51% (tuỳ theo từng bậc học). Ở bậc học càng cao, thì tỷ lệ hiệu trưởng đạt mức tốt càng cao.
Sinh hoạt tổ chuyên môn tại Trường tiểu học Khu đô thị Sài Đồng, Hà Nội (Ảnh minh hoạ)
Kết quả thống kê tỷ lệ hiệu trưởng được đánh giá theo chuẩn đạt mức tốt theo báo cáo của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (2019) ở từng bậc học như sau: Ở bậc mầm non 39,85% hiệu trưởng đạt tốt; bậc tiểu học là 45%; THCS đạt 46,31%; THPT đạt 51,21%.
Công tác đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng và đánh giá, xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên được bắt đầu thực hiện từ năm học 2018-2019 và tiến hành đối với 100% các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông. Việc đánh giá theo Chuẩn được đưa ra nhằm mục đích làm căn cứ để hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên trong các cơ sở giáo dục tự đánh gía phẩm chất, năng lực, xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất, bồi dưỡng nâng cao năng lực, làm căn cứ để cơ quan quản lý xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách, phát triển đội ngũ...
Không chỉ đối với đội ngũ hiệu trưởng và giáo viên các trường phổ thông, Bộ GD-ĐT cho biết đang xây dựng các thông tư quy định tiêu chuẩn chức danh giám đốc, phó giám đốc sở và trưởng phòng, phó trưởng phòng GD-ĐT giúp các địa phương quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm các chức danh này để đáp ứng việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao; đang xây dựng các chương trình bồi dưỡng cho giám đốc, phó giám đốc sở, trưởng phòng, phó trưởng phòng GD-ĐT (và các đối tượng trong nguồn quy hoạch bổ nhiệm các chức danh này).
Theo Bộ GD-ĐT, hiện các sở GD-ĐT đã triển khai thực hiện Thông tư quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; tăng cường bồi dưỡng một số năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục đang còn thiếu hoặc yếu; triển khai các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về tài chính, chỉ đạo các hoạt động dạy và học, công tác xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn cho hiệu trưởng các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.
LÊ HÀ - ẢNH: DUY LINH
Theo nhandan
Vì sao giáo viên chủ nhiệm lại thu tiền? Vào đầu năm học, ngoài những công việc chuyên môn được phân công như tổ chức lớp, phổ biến thời khóa biểu, triển khai học nội quy..., một việc không thể thiếu với giáo viên chủ nhiệm là thu các khoản tiền đầu năm học Phụ huynh họp với giáo viên chủ nhiệm và lãnh đạo nhà trường vào đầu năm học (Ảnh...