Cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2020 có cộng điểm ưu tiên
Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo quy chế Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, trong đó nêu rõ cách tính điểm xét tốt nghiệp, cách lập danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi ở mỗi Hội đồng thi…
Cụ thể, quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020 quy định danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi ở mỗi Hội đồng thi (có một mã riêng và được thống nhất trong toàn quốc) được thực hiện theo từng địa điểm thi.
Cụ thể, lập danh sách tất cả thí sinh đăng ký dự thi theo thứ tự a, b, c… và gắn với số báo danh; tên thí sinh theo từng bài thi để xếp phòng thi.
Mỗi thí sinh có một số báo danh duy nhất; gồm mã của hội đồng thi (2 chữ số) và 6 chữ số tiếp theo được đánh tăng dần, liên tục từ 000001 đến hết số thí sinh; đảm bảo không có thí sinh trùng số báo danh.
Ảnh minh họa
Về xếp phòng thi, thí sinh tự do, thí sinh giáo dục thường xuyên được bố trí dự thi chung với thí sinh hệ trung học phổ thông, đảm bảo có ít nhất 60% thí sinh hệ trung học phổ thông trong tổng số thí sinh của địa điểm thi (trong trường hợp đặc biệt cần phải có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Video đang HOT
Phòng thi được xếp theo bài thi, mỗi phòng thi có tối đa 24 thí sinh và phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 thí sinh ngồi cạnh nhau là 1,2 mét theo hàng ngang. Số phòng thi của mỗi hội đồng thi được đánh theo thứ tự tăng dần.
Trước cửa phòng thi, phải niêm yết danh sách thí sinh trong phòng thi của từng buổi thi và trách nhiệm thí sinh theo quy định của Quy chế thi.
Tại mỗi Điểm thi phải bố trí 01 điện thoại cố định dùng để liên hệ với 7 Hội đồng thi; ở những Điểm thi không thể bố trí được điện thoại cố định thì bố trí 01 điện thoại di động đặt cố định tại phòng làm việc chính của Điểm thi.
Mọi liên lạc qua điện thoại trong thời gian diễn ra các buổi thi đều phải bật loa ngoài và nghe công khai trước các cán bộ thanh tra tại Điểm thi.
Trong trường hợp cần thiết, có thể bố trí máy tính tại phòng trực của Điểm thi và đảm bảo máy tính chỉ được nối mạng internet khi chuyển báo cáo nhanh cho Hội đồng thi dưới sự chứng kiến của cán bộ thanh tra tại Điểm thi.
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn.
Thí sinh GDTX phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn. Thí sinh GDTX có thể dự thi bài thi Ngoại ngữ để lấy kết quả xét tuyển sinh.
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và tốt nghiệp Trung cấp (thí sinh tự do) tham dự kỳ thi được dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp theo nguyện vọng.
Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Thời gian làm bài thi Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; Ngoại ngữ 60 phút; 50 phút đối với mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội.
Cách tính điểm xét tốt nghiệp 2020 như sau:
Điểm bài thi của thí sinh được quy về thang điểm 10 để tính điểm xét tốt nghiệp. Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.
Lọc thí sinh ảo
Theo dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020, tiếp tục cho phép thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng (NV).
Tuy nhiên, căn cứ vào số liệu của Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT), trong thời gian qua, khi cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển không giới hạn NV, hầu hết các em trúng tuyển và nhập học với 3 NV đầu tiên trong lần xét tuyển đợt 1.
Ảnh minh họa
Vì thế, dù có những thí sinh đăng ký tới hàng chục NV, nhưng nếu trúng tuyển NV 1, 2 thì sẽ không sử dụng tới NV 3, 4 nữa. Vì vậy, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) lưu ý thí sinh không nên đăng ký quá nhiều NV ở nhiều nơi khác nhau, chỉ nên đăng ký vừa đủ để tránh rủi ro.
Bởi thực tế, đã từng xảy ra trường hợp 1 thí sinh đăng ký tới hàng chục NV, nhiều tổ hợp xét tuyển khác nhau. Điều này sẽ khiến các em bị phân tán nguồn lực, sự tập trung cần thiết để vào được ngành và trường mình mong muốn.
Về phía các trường, Bộ GDĐT cho biết để giải quyết các bất cập từ vấn đề "thí sinh ảo" như gọi vượt chỉ tiêu, không đủ chỉ tiêu do thí sinh rút hồ sơ... bằng cách tiếp tục phối hợp với địa phương hỗ trợ các trường và thí sinh trong khâu tổ chức đăng ký xét tuyển, lọc hồ sơ ảo như năm 2019. Điều này giúp các trường bảo đảm chất lượng đào tạo, không phải tuyển sinh nhiều vòng, và không kéo dài thời gian tuyển sinh...
Hệ thống xét tuyển thực hiện đồng loạt sẽ bảo đảm tính công bằng khi gọi thí sinh nhập học. Thí sinh không phải tốn thời gian, công sức, kinh phí đi lại, nộp hồ sơ dự tuyển nhiều nơi, rồi lại đi rút hồ sơ nếu không đúng NV...
Nhiều trường cũng có thể tuyển một số lượng chỉ tiêu hợp lý ngay từ đợt tuyển sinh đầu để duy trì về mặt tài chính và hoạt động chung ổn định cho nhà trường.
Vì vậy, năm 2020 mục đích Kỳ thi THPT là xét tốt nghiệp song trường nào có nhu cầu vẫn có thể vào hệ thống cơ sở dữ liệu tuyển sinh của Bộ GDĐT để khai báo thông tin tuyển sinh và lọc ảo. Việc hạn chế điều chỉnh quy chế, để quy trình tuyển sinh cơ bản giữ ổn định của Bộ GDĐT nhằm hướng đến một mùa tuyển sinh ĐH, CĐ ổn định, nâng cao chất lượng đầu vào.
Thí sinh tự do sẽ thi chung phòng với thí sinh THPT Theo dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020, các thí sinh tự do, giáo dục thường xuyên và THPT sẽ thi chung một phòng, mỗi thí sinh có một số báo danh riêng. Theo dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2020, việc lạp danh sách thí sinh dự thi và xếp phòng thi ở mỗi Họi đồng thi (có...