Cách tính điểm thi THPT Quốc gia 2018
Dựa vào công thức cụ thể để tính điểm thi THPT Quốc gia 2018, phụ huynh và học sinh có thể dự đoán được kết quả cho con em mình.
ảnh minh họa
Cách tính điểm thi THPT Quốc gia năm nay không thay đổi nhiều so với năm 2017. Các trường sẽ dựa vào cách tính điểm sau để xét tốt nghiệp cho hệ THPT và hệ Giáo dục Thường xuyên (GDTX).
Thí sinh sẽ phải trải qua 3 bài thi độc lập: Toán, Văn, Ngoại Ngữ và 1 bài thi tự chọn trong tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội.Điểm xét tốt nghiệp bao gồm điểm các bài thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT theo quy định, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12.
Điểm xét tuyển được tính theo thang điểm 10 và trên 5 là đủ điều kiện đỗ tốt nghiệp. Nếu không đủ 5 điểm sẽ phải đợi thi vào năm sau chứ không có kỳ thi lại lần 2,3.
Điểm chết cho mỗi môn thi là điểm 1 và tổng 3 môn thi được 1 cũng là điểm liệt. Môn thi tổ hợp cũng không chấp nhận môn nào được 0.
Khác với năm trước, năm nay điểm số của thí sinh cũng được làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy.
Theo Tieudungplus.vn
Phụ huynh cũng có người hay, kẻ dở
Cách ứng xử nhẹ nhàng mà thấm thía của một phụ huynh (nông dân) như một bài học nhớ đời đã đi theo tôi suốt gần 20 năm qua, giúp cho tôi trưởng thành hơn.
Video đang HOT
Mỗi phụ huynh có một tính cách, tình cảm riêng (Ảnh minh họa: taogiaoduc.vn).
LTS: Nhân sự việc một giáo viên ở Long An bị phụ huynh trả đũa bằng việc bắt quỳ xin lỗi 40 phút, vì cô giáo này phạt (quỳ) những em học sinh chưa ngoan, tác giả Hữu Sơn mong muốn được thêm với bạn đọc về các bậc phụ huynh mà tác giả từng tiếp xúc, làm việc.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Năm nay, với chặng đường hơn hai mươi năm làm chủ nhiệm lớp, giảng dạy và Ban giám hiệu nhà trường, tôi từng tiếp xúc, trao đổi và làm việc trên cả nghìn phụ huynh học sinh, đủ độ tuổi, công việc: già, trẻ, nam, nữ, nông dân, buôn bán, cán bộ, trí thức...
Mỗi phụ huynh có một tính cách, tình cảm, mong muốn khác nhau gửi gắm đến tôi với tư cách là một thầy giáo chủ nhiệm, một thầy giáo dạy học, một cán bộ quản lý giáo dục ở nhà trường.
Tôi làm sao quên được cách đây 5 năm, một phụ huynh học sinh là cán bộ ngành thuế của địa phương, có con trai đang lớp 12 đã đến nhà tôi, bày tỏ mong muốn với tôi (Phó hiệu trưởng nhà trường) tác động các giáo viên đã giảng dạy ở lớp 10,11 nâng, sửa điểm cho con trai của phụ huynh.
Việc nâng, sửa điểm nhằm giúp cho con của vị phụ huynh này đủ điều kiện vượt qua vòng sơ tuyển ngành công an sắp tới.
Khi tới nhà, vị phụ huynh này cầm theo cùng một xách quà để biếu tặng tôi (tôi không biết trong đó có những thứ gì).
Vừa nghe phụ huynh trình bày xong, tôi nói thẳng: "Không được đâu anh, chẳng có thầy cô giáo nào trường này dám "giúp" con anh trong trường hợp ấy đâu, khi mà kết quả điểm, xếp loại đã được thống nhất tại hội đồng sư phạm và đã ký, chốt cả vào sổ học bạ rồi.
Chúng tôi chỉnh sửa, làm được cho con anh, nhiều người biết sẽ khiếu kiện ngay.
Mong phụ huynh thông cảm cho, chúng tôi không thể làm khác và xách quà này tôi không dám nhận, anh đem về giúp".
Thấy nét mặt và giọng nói của tôi kiên quyết nên phụ huynh ấy chào vội một tiếng và đành lặng lẽ ra về cùng xách quà.
Năm sau, khi con vị phụ huynh này tốt nghiệp ra trường, chắc có lẽ ý định cho con đăng ký và thi vào ngành công an không thành nên mấy lần tình cờ gặp tôi ở ngoài đường, quán xá, phụ huynh này không mở miệng chào hỏi thầy lấy một câu.
Biểu hiện khác hẳn với lúc con vị phụ huynh này còn đang học ở trường khi chưa bị tôi thẳng thừng từ chối "giúp" chỉnh, sửa điểm học bạ.
Chưa hết, phụ huynh này còn làm một bài thơ gửi đến hòm thư góp ý của nhà trường với mục đích châm chọc, chế giễu tôi.
Tôi lấy làm buồn, thất vọng về thái độ, biểu hiện của một phụ huynh (cán bộ nhà nước) như thế, chỉ vì tôi không "giúp" phụ huynh làm một việc trái với quy định của ngành, pháp luật.
Một câu chuyện khác vào năm 2000, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ nhiệm lớp 11B5.
Một hôm, trong tiết dạy của tôi, Nga - học sinh nữ ngồi đầu bàn trên hay mất trật tự, quay qua quay lại nói chuyện riêng, tôi nhắc nhở đến mấy lần nhưng Nga vẫn cứ vậy.
Trong lúc bực tức, không kìm chế được cảm xúc của bản thân, tôi bước xuống gần bàn của Nga và đánh một cái vào đầu em.
Nga không phản ứng gì. Tôi cũng quên đi hành vi không đúng của mình đối với Nga.
Sau khi buổi họp phụ huynh học sinh - sơ kết học kỳ 1 kết thúc, tôi vừa bước qua cửa lớp để lên phòng Hội đồng thì một phụ huynh nam khoảng 50 tuổi tiến lại gần, giới thiệu tôi là phụ huynh của em Nga, xin thầy nán lại 5, 10 phút để tôi thưa chuyện:
"Cách đây mấy tháng cháu Nga về nhà có nói với tôi rằng, thầy có đánh cháu một cái rất đau, nay tôi gặp thầy, trước hết là xác nhận chuyện đó là có hay không?".
Sau một lúc điềm tĩnh, nhớ lại, tôi nói: "Dạ, thưa phụ huynh chuyện đó là có thật".
Trầm ngâm một hồi lâu, phụ huynh em Nga nhìn vào mắt tôi và nhẹ nhàng nói: "Như vậy thầy sai rồi đó. Lỡ em nó có chuyện gì thầy có phần trách nhiệm đấy.
Tôi không bắt lẻ, bắt phép với thầy đâu. Mong thầy rút kinh nghiệm và hiểu được tâm tính của con trẻ".
Nghe phụ huynh nói vậy, tôi rất cảm động và thấy nhẹ cả người. Tôi mạnh dạn nhận lỗi trước phụ huynh em Nga và hứa sẽ không bao giờ mắc phải nữa.
Phụ huynh này vui vẻ, gật đầu và hai chúng tôi trao đổi, chuyện trò sang các nội dung, công việc khác.
Cách ứng xử nhẹ nhàng mà thấm thía của một phụ huynh (nông dân) như một bài học nhớ đời đã đi theo tôi suốt gần 20 năm qua.
Nó giúp cho tôi trưởng thành, có thêm nhiều kinh nghiệm, biện pháp tốt trong cảm hóa học sinh cá biệt, ứng xử thân thiện, có lý có tình đối với các bậc phụ huynh mỗi khi làm việc, phối hợp giáo dục học sinh .
Tôi rất vui và tự hào về bản thân mình khi được nhiều phụ huynh (con em họ đã ra trường từ lâu) mà vẫn quý mến hay gọi điện thoại hỏi thăm, tình cờ gặp đâu cũng vẫn chân thành, đôn đả, tôn trọng thầy giáo cũ.
Lễ, tết, cúng giỗ, cưới hỏi.... thường bảo con em mình nhớ gọi, đến tận nhà mời thầy dự cho vui...Thầy - phụ huynh - học trò cũ gặp nhau bao giờ cũng tình cảm đong đầy, khó quên.
Năm 2006, biết tôi xây nhà, anh Công, phụ huynh em Trang (tôi dạy và chủ nhiệm 2 năm 1996,1997) đã chủ động hỏi thăm và có ý tặng tôi hai cây mai cảnh để thầy đặt ở sân nhà đằng trước cho đẹp. Nhưng do chẳng có khiếu chăm cây cảnh nên tôi từ chối tình cảm, tấm lòng của phụ huynh Công.
Ba câu chuyện liên quan đến các bậc phụ huynh tới hôm nay vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí tôi. Tôi muốn với các độc giả, nhất là các thầy cô giáo đang hàng ngày và thỉnh thoảng tiếp xúc, làm việc với họ.
Theo Giaoduc.net
Các trường hợp được bảo lưu điểm để xét tốt nghiệp năm 2018 Thí sinh dự kỳ thi năm 2017 nhưng chưa tốt nghiệp, có điểm bài thi, môn thi từ 5 trở lên sẽ được bảo lưu để xét công nhận trong năm 2018. Thí sinh dự thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Ảnh: Giang Chinh Ngày 16/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn thực hiện quy chế thi...