Cách tìm việc làm thêm cho du học sinh Australia
Du học sinh có thể trực tiếp đến nơi tuyển dụng hoặc tham khảo việc làm trên trang web của chính phủ Australia.
Visa sinh viên cho phép du học sinh Australia có thể làm việc tới 40 giờ/2 tuần trong học kỳ để vừa kiếm thêm thu nhập, vừa có thời gian cho việc học. Trong dịp nghỉ hè, nghỉ lễ, du học sinh được phép làm việc không giới hạn giờ.
Để quá trình đi làm thêm thuận lợi nhất, du học sinh nên mở tài khoản ngân hàng tại Australia để chủ lao động gửi trả tiền lương. Các bạn cũng nên đăng ký mã số thuế (TFN) từ Cục thuế Australia để đảm bảo không bị đánh thuế ở mức cao (chủ lao động sẽ cung cấp một tờ khai TFN hoặc du học sinh có thể lấy trực tuyến hoặc gọi số 132861).
Điều quan trọng nhất khi làm thêm là du học sinh cần ý thức được các quyền lợi của mình. Các bạn cần được trả mức lương tương xứng cho bất kỳ công việc nào và cần cảnh giác với chủ lao động khăng khăng trả tiền mặt hoặc những người yêu cầu bạn làm không lương để thử việc. Du học sinh nên nhớ, phải đọc kỹ tất cả hợp đồng lao động trước khi ký.
Ảnh: meldmagazine
Nơi du học sinh có thể tìm việc làm thêm
Du học sinh nên tìm công việc thuận tiện cho bản thân, có thể là trong khuôn viên trường hoặc gần nơi sinh sống. Các công việc làm thêm phổ biến tại Australia gồm:
- Công việc tại cửa hàng bán lẻ, cửa hàng quần áo, đồ điện tử, chuỗi cửa hàng bách hóa.
- Công việc tại khách sạn, rạp chiếu phim, nhà hàng ăn, quán bar, cửa hàng thực phẩm takeaway, địa điểm thể thao.
- Công việc tại siêu thị, trạm xăng, trung tâm điện thoại, doanh nghiệp yêu cầu công tác quản trị.
- Công việc liên quan đến lĩnh vực đang học. Chẳng hạn một sinh viên truyền thông có thể làm việc bán thời gian tại một đài truyền hình hoặc đài phát thanh địa phương.
Video đang HOT
Làm thế nào để tìm được việc làm thêm?
Trước khi bắt đầu tìm kiếm và nộp đơn xin việc, du học sinh cần có một bản lý lịch. Nhiều trường đại học cung cấp dịch vụ nghề nghiệp, có thể hỗ trợ bạn viết và sắp xếp một bản lý lịch chuyên nghiệp có liệt kê học vấn, kỹ năng, sở thích và cả kinh nghiệm làm việc trước đây. Điều quan trọng là bản lý lịch không được có lỗi và tốt nhất nên nhờ một sinh viên bản địa kiểm tra giúp bản lý lịch trước khi bắt đầu tìm việc làm.
Một khi du học sinh đã hoàn tất khâu lý lịch thì có thể bắt tay vào tìm việc và đây là những cách phổ biến nhất:
- Bạn có thể đến các trung tâm mua sắm địa phương và nộp lý lịch, hỏi quản lý ở đó xem họ đang cần tuyển dụng vị trí nào. Nếu hiện không có vị trí trống, bạn có thể để lại lý lịch để chờ những cơ hội sau. Hãy ăn mặc thật chỉn chu để tạo ấn tượng với những người quản lý.
- Hãy lên các trang web công nghiệp, các trang web truyển dụng lao động, bấm vào phần “career” (nghề nghiệp) để tìm vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng. Một số trang web sẽ cho phép bạn đăng ký trực tuyến.
- Bạn cũng thể lên các trang web tìm kiếm việc làm của Australia để tìm công việc bán thời gian trong khu vực sinh sống. Một số trang như: Seek, MyCareer, CareerOne và ApplyDirect.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo trường đại học của mình có cung cấp dịch vụ nghề nghiệp giúp liên lạc với nhà tuyển dụng, hoặc có mục tìm kiếm việc làm liệt kê công việc bán thời gian sẵn có trên trang web của trường hay không.
Thanh Hương
Theo Studiesinaustralia/VNE
Những chuyện 'dở khóc dở cười' của du học sinh
Nhiều du học sinh bị sốc văn hóa, bất đồng ngôn ngữ, thậm chí có bạn không chịu nổi đã "đứt gánh giữa đường", gây tốn thời gian, tiền bạc...
Là du học sinh Australia, Minh Tuấn (TP HCM) cho biết, anh từng nhiều lần rơi vào hoàn cảnh "dở khóc dở cười" vì những bất đồng văn hóa cùng vô vàn khó khăn trong quá trình kiếm việc làm thêm, trang trải sinh hoạt phí.
Học hết cấp ba, Tuấn du học Đại học Macquarie. Không giống như suy nghĩ ban đầu là du học sẽ được du lịch khắp nơi, điều đầu tiên Tuấn phải đối mặt là thích nghi với đồ ăn không hợp, giao thông lạ lẫm, quá nhiều bài kiểm tra, thuyết trình. "Nhiêu đó thôi cũng đủ để tôi ốm mất mấy tuần đầu và không ít lần nản lòng muốn bỏ cuộc", Tuấn nhớ lại.
Tuấn cũng chia sẻ thêm về thực tế du học sinh - bên cạnh những bạn có chí tiến thủ, quyết tâm học hành, nhiều bạn qua đây không học mà lo đi làm thêm, lên lớp ngủ không đủ, nhiều khi phải thuê người viết luận để qua môn rất tốn kém. Cuối cùng ra trường họ gần như không có kiến thức gì trong đầu, không được nhận làm việc ở đâu, trở về nước cũng khó kiếm việc.
Nhiều du học sinh nhận định, nếu không có tính tự lập, khả năng thích ứng và chịu khó thì việc đi du học sẽ dễ "đứt gánh giữa đường".
Cũng là du học sinh Australia, tốt nghiệp cấp hai, Phương Nhung (Hà Nội) đi du học Australia trường Hobart, Tasmania với mong muốn được học trong môi trường quốc tế, không nặng lý thuyết và sớm sở hữu tấm bằng có giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, ngay từ ngày đầu tiên đặt chân lên xứ sở Kangaroo, Nhung thấy mọi thứ khác hoàn toàn so với trí tưởng tượng "màu hồng".
"Tôi tự thấy bản thân có học lực khá và tự lập, dù vậy qua Australia tôi mới ngấm cảm giác nhớ nhà. Suốt cả năm đầu, cảm giác chới với khiến tôi hầu như đêm nào cũng khóc, não căng như dây đàn vì cô đơn và vì cách học quá khác biệt".
Cùng quan điểm với Minh Tuấn, Phương Nhung nhận định, nếu không có tính tự lập, khả năng thích ứng và chịu khó, việc đi du học dễ "đứt gánh giữa đường". "Tôi gặp không ít trường hợp qua Australia từ cấp ba và tìm mọi cách để ở lại vì không dám về, sau đó đi làm nail dù gia đình ở Việt Nam khá giả", Nhung nói. Hiện Phương Nhung đã hoàn thành khóa học tại Australia và trở về nước, làm truyền thông cho trường học sau một thời gian chật vật thích nghi và làm quen trở lại với Việt Nam.
Đang là du học sinh Nhật Bản, Hồng Thái (Nghệ An) là trường hợp thích nghi khá nhanh. Tuy nhiên, sau khi sang chưa đầy năm, Thái vẫn khuyên bố mẹ nên bỏ ý định đầu tư cho em gái du học bởi "học ở nước ngoài không phải thiên đường", đặc biệt khi Thái nhận thấy em gái không phải người tự lập, được nuông chiều, sợ dễ nản chí.
Thái chia sẻ đã gặp nhiều bạn sang du học nhưng không theo kịp, bỏ dở giữa chừng mà không dám về nước vì xấu hổ. Nhiều du học sinh khác khi thoát khỏi vòng tay cha mẹ là sống phóng túng, lơ là học hành...
Là phụ huynh của Hồng Thái, chị Mai Trang chia sẻ, trong vài năm qua, chị đã biết nhiều con cái của người quen đi du học kiểu "xôi hỏng bỏng không". Có gia đình cho con sang Mỹ học từ cấp 3, đến dự bị đại học rồi đại học. Sau gần chục năm, tốn hàng chục tỷ đồng, cuối cùng, sau khi tốt nghiệp, cháu vẫn không đáp ứng được yêu cầu nhân lực cao cấp bên kia, cũng chẳng muốn về Việt Nam nên đang làm tiệm nail ở đó. Nhiều cháu khác đi học về vẫn để bố mẹ nuôi vì chưa tìm được việc mong muốn.
Đồng quan điểm với mẹ của Hồng Thái, chị Yến, mẹ Phương Nhung cho biết: "Nếu ở thời điểm hiện tại, tôi sẽ chọn một trường đại học quốc tế nào đó ở Việt Nam. Tôi rất thương con vì giai đoạn trưởng thành thiếu tình thương của gia đình. Tôi cũng được biết hiện nay ở Việt Nam một số trường quốc tế có chương trình học được chuyển hoàn toàn từ nước ngoài về, chất lượng tốt, sinh viên ra trường có thể thích nghi ngay với môi trường làm việc".
Theo ông Trần Thắng, Chủ tịch Viện Văn hóa và Giáo dục Việt Nam tại Mỹ, trung bình mỗi năm số lượng học sinh Việt Nam du học nước ngoài tăng 8% trong thời gian từ năm 2010-2017. Mỗi năm các gia đình Việt Nam chi tiêu gần 2 tỷ USD cho việc du học ở nước ngoài. Ước tính số học sinh Việt Nam hiện tại ở nước ngoài trong năm 2017 là 80.000 người. Ông Thắng cũng đưa ra một thống kê của Viện giáo dục Quốc tế (IIE) tại New York. Theo đó, số lượng học sinh Việt Nam đi du học tại các nước đều tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, theo anh Hoàng Việt Hà - Giám đốc Swinburne (Việt Nam) - Liên kết quốc tế Đại học Công nghệ Swinburne Australia và Đại học FPT, người từng có 4 năm du học tiến sĩ về quản trị kinh doanh tại Australia và là Hội trưởng hội sinh viên Việt Nam chia sẻ, tỷ lệ sinh viên du học có bằng tốt nghiệp đúng hạn chỉ khoảng 60%. Hầu hết các bạn về nước làm việc và có thể gặp một số khó khăn khi thích nghi lại với môi trường Việt Nam. Một số ít ở lại nhưng thường làm trái ngành.
Anh Hoàng Việt Hà - Giám đốc Swinburne (Việt Nam) - Liên kết quốc tế Đại học Công nghệ Swinburne Australia và Đại học FPT.
Cũng theo anh Hà, việc cho con đi du học là vấn đề phụ huynh cần tính toán kỹ vì có thể ảnh hưởng tới kinh tế gia đình lẫn tương lai của con. Trước khi đưa con sang nước ngoài, phụ huynh nên đặt những câu hỏi về khả năng tự lập của con; trình độ tiếng Anh; ngành học triển vọng... Hơn hết, con chỉ nên đi du học nếu ở Việt Nam không có môi trường đạo tạo quốc tế tốt, không thể phát huy tài năng, cơ hội việc làm của con như ở nước ngoài
Hiện nay, du học tại chỗ là một lựa chọn có thể thay thế cho những sinh viên muốn nắm bắt kiến thức toàn cầu, phương pháp học tập tiên tiến, sử dụng tiếng Anh tự tin, hội nhập khi ra trường. Hơn nữa, dù học ở Việt Nam, sinh viên vẫn có thể truy nhập vào hệ thống học liệu quốc tế, giao tiếp với giảng viên, sinh viên khác ở nước ngoài.
Học trường quốc tế tại Việt Nam, sinh viên còn được ứng dụng thực tế qua việc kết nối với các doanh nghiệp lớn. Đơn cử, các bạn học CNTT tốt nghiệp ở Swinburne (Việt Nam) ngoài có bằng quốc tế của trường công nghệ top 3 Australia còn có cơ hội làm việc cho FPT software - công ty phục vụ khách hàng toàn cầu. Thậm chí, những bạn tiếng Anh tốt, kiến thức cập nhật, thu nhập có thể đạt 2.000 USD/tháng sau 3 năm làm việc.
Thư viện hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu của sinh viên.
Học phí của Swinburne (Việt Nam) là 20.000 USD cho cả chương trình cử nhân, chỉ bằng 15%-20% so với khi theo học tại Australia. Đối với những sinh viên có kết quả học tập tốt, Swinburne có nhiều chính sách học bổng hỗ trợ 20%-40% như Học bổng tài năng, Học bổng người tiên phong, Học bổng chắp cánh ước mơ.
Việt Nam đang có nhiều lợi thế từ cuộc cách mạng 4.0, các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có cơ hội lớn về phát triển công nghệ mũi nhọn, các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ phục vụ khách hàng toàn cầu. Tuy nhiên, anh Hoàng Việt Hà nhận định, Việt Nam đang có khoảng cách khá lớn giữa đào tạo quốc nội và nhu cầu kỹ năng của nguồn nhân lực 4.0.
"Cách đi nhanh là triển khai cung cấp cho sinh chương trình học lấy bằng quốc tế ngay tại Việt nam với chi phí hợp lý. Sau khi tốt nghiệp, với khả năng ngoại ngữ tốt, phương pháp học sáng tạo, cập nhật và thực tiễn, các em có thể tham gia ngay vào sự nghiệp "make in Việt Nam", anh Hoàng Việt Hà cho hay.
Thế Đan
Theo VNE
Chi phí chỗ ở cho du học sinh Canada Mỗi tháng, nếu ở ký túc xá, sinh viên quốc tế phải trả 250-625 CAD, ở homestay là 400-800 CAD và căn hộ chung cư là 700-1.500 CAD. Trang Studying in Canada cung cấp thông tin về một số loại chỗ ở và chi phí trung bình giúp sinh viên quốc tế đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Đối với du học...