Cách thiết kế sân vườn cho nhà ống
Hiện nay, thiết kế sân vườn cho nhà ống đang được các gia chủ ưa chuộng, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, để có thể thiết kế được một sân vườn ưng ý, mang lại không gian sống l ý tưởng, hãy cùng tham khảo một số cách thiết kế sau đây.
Lên kế hoạch cụ thể khi thiết kế vườn
Cũng như các không gian sinh hoạt khác trong nhà, trước khi bắt tay vào thiết kế, bạn cần lên kế hoạch chi tiết và lưu ý một số vấn đề càng chi tiết càng dễ thực hiện và hoàn thành nhanh chóng. Vì vậy, hãy lên kế hoạch từ ý tưởng, chủ đề, quá trình thực hiện, các vật dụng trang trí hoặc các loại cây sẽ sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được sự đổi ý quá nhiều lần hoặc không biết lựa chọn như thế nào. Và quan trọng nhất là khi lên kế hoạch rõ ràng sẽ giúp bạn có được sự tính toán về chi phí một cách hợp lý.
Tạo điểm nhấn cho không gian
Đặc điểm thiết kế của nhà ống là theo hình chữ nhật nên mặt trước ngôi nhà khá hẹp. Điều này ảnh hưởng đến kiến trúc ngôi nhà không được bắt mắt. Vậy nên việc sử dụng những cách trang trí không gian sân vườn sẽ hỗ trợ hạn chế các khuyết điểm về thiết kế kiến trúc của nhà ống.
Việc thiết kế sân vườn không những tạo được kiến trúc đẹp cho nhà ống, mà còn tạo điểm nhấn khác biệt về kiến trúc. Nó không chỉ làm nhà ống đẹp hơn, dễ nhìn hơn mà còn làm cho mặt tiền của ngôi nhà trở nên độc đáo hơn.
Thiết kế sân vườn gắn với thiên nhiên
Với những gia đình có khoảng không gian vừa phải, nếu bạn muốn tạo được nét đẹp trong xanh thì bạn nên chọn lựa thiết kế lối đi lát gạch đá trên nền cỏ xanh, hoặc thiết kế thêm tiểu cảnh và cây xanh… Tất cả những điều này sẽ mang lại sự thoải mái khi sống và làm việc.
Thiết kế sân vườn mở
Video đang HOT
Nếu bạn lo lắng nhà ống bị bó hẹp về mặt diện tích, bạn có thể thiết kế sân vườn kiểu mở, nhằm hỗ trợ đón gió và ánh sáng trực tiếp tạo được khu vườn lung linh và hấp dẫn.
Lưu ý về phong thủy
Khi thiết kế sân vườn, bạn nên tránh để cây cối héo, chết, không chăm sóc. Thường xuyên kiểm tra khu vườn của mình để kịp thời phát hiện ra những cây phát triển không tốt. Không nên để khu vườn quá rậm rạp, hãy thường xuyên dọn dẹp để tránh những vật gây hại cho khu vườn cũng như các thành viên trong gia đình.
Mỗi khu vườn của mỗi gia đình sẽ có sự bố trí các loại cây cũng như vật trang trí khác nhau nên giá trị phong thuỷ tương ứng. Tuy nhiên, nếu biết cách phối hợp nội thất và ngoại thất hài hoà sẽ giúp bạn mang lại những điều may mắn, tốt lành cho các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia phong thủy có nhiều kinh nghiệm để giúp mang lại một không gian sống hoàn hảo.
Theo Đoan Trang/baoxaydung.com.vn
Nhà ống Đà Nẵng nửa truyền thống nửa hiện đại
Tầng trên cùng theo kiểu 'nhà ngói 3 gian', nằm trên 2 tầng dưới theo phong cách hiện đại.
Ngôi nhà nằm trên một con hẻm rộng 2,5 m, trong một khu dân cư thấp tầng tại Thanh Khê, Đà Nẵng. Đây là nơi sinh sống đồng thời kinh doanh của một cặp vợ chồng 9x người Quảng Nam. Trước khi xây nhà vào năm 2018, họ đã mơ ước về một tổ ấm với nhiều không gian sinh hoạt chung rộng rãi, có nhiều góc nhỏ để con trẻ nô đùa.
Lấy cảm hứng từ nhà ba gian truyền thống của miền Trung, các kiến trúc sư Nguyễn Thanh Tân, Vũ Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Thiên Thanh (D1 architectural studio) đã thiết kế một ngôi nhà 3,5 tầng với sự phá cách hoàn toàn so với những ngôi nhà ống đô thị thông thường.
Tầng 1 và 2 phục vụ cho công việc kinh doanh của cặp vợ chồng trẻ, là khu trưng bày váy cưới kết hợp studio chụp hình.
Không gian kinh doanh kết nối với không gian ở bằng một cầu thang sắt được đặt dưới mái hiên lớn ngoài trời. Đây giống như vùng không gian chuyển tiếp giữa công việc và nghỉ ngơi, để sau khi di chuyển qua, gia chủ sẽ thật sự tập trung cho không gian mình vừa tới.
Ngồi ở cầu thang hay ban công dưới mái hiên, chủ nhà có thể thấy khung cảnh sinh hoạt của khu phố. Bên cạnh đó, nhờ vườn cây xanh, họ có cảm giác như được quay trở lại ngôi nhà ở quê.
Toàn bộ tầng 3 là không gian sống của gia đình. Ba gian nhà được sắp xếp theo chiều dọc khu đất (5 x15m). Gian trước là không gian ở cho những đứa con trong tương lai. Gian giữa là khu sinh hoạt kết hợp ăn uống và tiếp khách. Gian sau cùng là không gian ngủ của 2 vợ chồng.
Cả không gian ngủ của bố mẹ và con đều có gác lửng để tăng diện tích sử dụng đồng thời tạo góc cho lũ trẻ leo trèo khám phá, giống như những ngôi nhà phố cổ ở Hội An: gác lửng trở thành nơi vui chơi của bọn trẻ trong những ngày lũ về.
Tầng lửng trên cùng nhà được lớp mái ngói, bên dưới đóng trần gỗ, giống như mái và trần của những ngôi nhà nông thôn.
Khi công trình chưa hoàn thiện, cặp vợ chồng trẻ đã nôn nóng dọn về nhà ở. Hằng ngày, họ gom nhặt những vật dụng trang trí giúp ngôi nhà trở nên ấm cúng và gần gũi với thiên nhiên như ở thôn quê.
Nhà ống ở thành phố không có mặt tiền sang trọng, không có nhiều phòng kín đáo mà lại mang dáng dấp của ngôi nhà thôn quê với các không gian cởi mở khiến bố của chủ nhà ban đầu cảm thấy "kỳ quặc" và phản đối. Nhưng khi công trình hoàn thành, ông thấy rất thú vị, còn chủ nhà rất vui vì thường xuyên được đón ba mẹ, người thân đến chơi, ở lại, ngắm nghía tổ ấm của mình.
Mặt bằng khu kinh doanh.
Mặt bằng khu nhà ở.
Bài: Thái Bình
Ảnh: Quang Trần
Theo VNE
Muốn có khoảng sân trước nhà xanh mát, đừng bỏ qua ý tưởng đặc biệt này Trong thiết kế hiện đại, sân vườn phía trước nhà ngày càng được chuộng phong cách gần gũi thiên nhiên với sự xuất hiện của cây xanh và hoa. Với những ngôi nhà phố chật chội, một góc sân vườn nhỏ xanh mát sẽ là không gian thanh thoát giúp gia chủ thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng. Ảnh: Tieucanhhoangia. Bức...