Cách “tẩy rửa” độc tố dành cho người bận rộn
“Tắm trôi độc tố” thực chất không phải là phương pháp thải độc bằng cách xông hơi hay tắm rửa bên ngoài, đây là phương pháp sử dụng các hoạt chất quý từ thiên nhiên để kích hoạt chính khả năng “tự rửa trôi” độc tố của các tế bào trong cơ thể.
Tích tụ độc tố tế bào – căn nguyên gây ra các bệnh mạn tính, nan y
Otto Heinrich Warburg (1883-1970), tiến sĩ Hóa, Bác sĩ Y khoa người Đức đạt giải Nobel Sinh lý học và Y khoa năm 1931 đã làm rõ rằng: “Nguyên nhân gốc rễ của ung thư là sự thiếu hụt oxy, tạo ra tính acid trong cơ thể con người.”
Khám phá của ông cho thấy rằng các tế bào ung thư sống ở môi trường kị khí và chúng khó có thể tổn tại khi có sự hiện diện của oxi ở nồng độ cao. Ông đã kết luận: “Lấy đi 35% oxy của một tế bào trong vòng 48h, tế bào đó có thể trở thành tế bào ung thư”.
Nồng độ oxy nghèo trong tế bào là do sự tích tụ các chất gây ung thư và các độc tố cơ thể ở bên trong tế bào cũng như xung quanh tế bào, điển hình nhất hay được nhắc đến là các gốc tự do có hại.
Các gốc tự do này bao quanh tế bào, gây “ngạt” tế bào và ngăn cản quá trình trao đổi chất. Một tình trạng quá tải của các độc tố cơ thể làm tắc nghẽn tế bào, thành tế bào có chất lượng kém không cho phép các chất dinh dưỡng đi vào bên trong gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng cần thiết cho sự hô hấp, tuần hoàn.
Video đang HOT
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “viêm tế bào”- một quá trình xẩy ra âm thầm bên trong cơ thể, ít có biểu hiện rầm rộ như quá trình viêm cấp tính, nhưng nó có thể dẫn đến hậu quả là một loạt các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, viêm khớp, tim mạch, các bệnh thần kinh….
“Tắm trôi độc tố” từ tế bào
Mỗi tế bào trong cơ thể đều được trang bị một hàng rào bảo vệ và dọn dẹp các độc tố, đặc biệt là các gốc tự do. Trong đó có một phân tử nhỏ bé tên là glutathione đóng vai trò cực kì quan trọng.
Glutathione tập trung trong tế bào với nồng độ cao gấp hàng nghìn lần các chất chống oxi hóa khác, nó làm sạch tế bào bằng cách tiêu diệt các gốc tự do, và kết hợp với các enzyme thải độc để “cuốn trôi” các độc tố này khỏi tế bào, vào máu, đưa đến gan để được đào thải ra ngoài. Glutathione giúp làm sạch cả “bên trong” và “bên ngoài” tế bào. Thật là kì diệu!
Mặc dù cơ thể có khả năng tự tổng hợp glutathione, nhưng khi tuổi tác ngày càng tăng cao cộng thêm việc độc tố được đưa vào cơ thể ngày một nhiều thêm khiến cho lượng glutathione sẽ dần bị cạn kiệt. Cơ thể rất cần tăng cường hợp chất này.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tạp chí Nutrition and Cancer bổ sung glutathione trực tiếp qua đường tiêu hóa sẽ không mấy hiệu quả do bị enzym -glutamyltransferase thủy phân thành các acid amin. Rất may, các nhà khoa học đã khám phá ra một số hợp chất thiên nhiên có khả năng kích thích cơ thể tự tổng hợp glutathione nội sinh.
Trong đó nổi bật nhất là sulforaphane, có hàm lượng cao nhất trong hạt bông cải xanh, được giáo sư Paul Talalay của trường đại học Y Johns Hopkins (Hoa Kỳ) công bố năm 1992. Khám phá này đã được tờ Popular Mechanism đưa vào danh sách TOP 100 đột phá khoa học của thế kỉ XX.
Hơn 1400 nghiên cứu được các nhà khoa học tiến hành sau đó về các tác dụng của sulforaphane được đăng trên Thư viện Y khoa Hoa Kỳ (Pubmed). Nhưng để tối đa hóa lợi ích của hoạt chất này, các nhà khoa học đã sử dụng đến công nghệ chiết lạnh đặc biệt để giữ nguyên hoạt tính, độ tính khiết và hàm lượng cao nhất. Công trình này đã được cấp bằng sáng chế mang số hiệu US 2008/0131578 A1 tại Hoa Kỳ và đặt tên thương mại cho nguyên liệu là BroccoRaphanin.
Hiện nay BroccoRaphanin được tập đoàn Frutarom Thụy Sĩ (top 10 tập đoàn nguyên và hương liệu lớn nhất thế giới) phân phối đến hơn 20 quốc gia. Năm 2016, BroccoRaphanin đã được chuyển giao độc quyền cho Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI để sản xuất thành công sản phẩm thải độc chuyên biệt DetoxGreen.
Lễ chuyển giao độc quyền nguyên liệu BroccoRaphanin của Tập đoàn Frutarom cho Công ty CP Dược mỹ phẩm CVI
TPBVSK DetoxGreen là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có công dụng Thải độc kép ở cả Gan và Tế bào. Sản phẩm đã được rất nhiều người tin tưởng sử dụng, trong đó có các nghệ sĩ nổi tiếng như Thúy Hằng, Thúy Hạnh, NSƯT Chí Trung, NSND Hoàng Dũng, MC Diệp Chi…
Theo Dân trí
Truy tìm thực phẩm giảm cân chứa chất cấm
Cục An toàn Thực phẩm lấy mẫu sản phẩm có tác dụng giảm cân để đánh giá độ an toàn, đặc biệt là tìm chất cấm sibutramine.
Gần đây, các cơ quan chức năng phát hiện một số sản phẩm được quảng cáo công dụng giảm cân, thành phần có chứa sibutramine. Đây là một hoạt chất đã bị cấm sử dụng do tác dụng không mong muốn. Các sản phẩm này đã bị thu hồi và xử lý theo quy định.
Loại thuốc giảm cân của Trung Quốc bị Australia thu hồi vào năm 2013 vì chứa chất cấm sibutramine.
Để tiếp tục kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế các tỉnh thành cùng cơ quan quản lý an toàn thực phẩm tại TP HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh giám sát sản phẩm thực phẩm chứa sibutramine.
Cơ quan chức năng tăng cường lấy mẫu trên diện rộng, tập trung vào nhóm sản phẩm giảm cân là thực phẩm chức năng. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm nhằm đánh giá chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, ưu tiên giám sát chỉ tiêu sibutramine. Sản phẩm bị phát hiện có chứa chất cấm sẽ xử lý nghiêm.
Tại Việt Nam, sibutramine từng được chỉ định trong điều trị béo phì gồm giảm cân và duy trì cân nặng. Tuy nhiên, hoạt chất này bị Cơ quan quản lý Dược phẩm châu Âu, Mỹ và một số nước khuyến cáo về khả năng làm tăng nguy cơ tim mạch. Ngày 8/6/2010, Cục Quản lý Dược đã ngưng cấp phép nhập khẩu sibutramine. Năm 2011, Cục đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất sibutramine do có tác dụng không mong muốn. Cục cũng rút số đăng ký của tất cả thuốc có chứa hoạt chất sibutramine. Các bệnh viện, viện có sử dụng thuốc này cũng bị Cục yêu cầu dừng ngay việc kê đơn, sử dụng thuốc.
Trong những năm qua, cơ quan chức năng đã đình chỉ lưu hành và thu hồi nhiều thực phẩm chức năng giảm cân vì chứa chất cấm này.
Phương Trang
Theo vnexpress.net
Làm sao để phòng ngộ độc thực phẩm từ hải sản? Mùa du lịch biển cũng là mùa thưởng thức các món ăn từ hải sản, nhưng một vài sơ suất khi lựa chọn nguyên liệu có thể gây ngộ độc cho thực khách. Không ăn thực phẩm chế biến từ so biển - ẢNH: TƯ LIỆU CỤC ATTP Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế, vùng ven biển nước...