Cách tạo hứng thú trong việc học ngoại ngữ cho trẻ em
Sự thoải mái, niềm vui và hứng thú trong học tập mới chính là động lực lớn nhất thúc đẩy các em phát triển khả năng, tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức về lĩnh vực mình đam mê.
Tạo hứng khởi trong việc học ngoại ngữ – Tưởng dễ mà khó
Trẻ em luôn thích khám phá, tìm tòi những điều mới lạ. Các em cũng rất nhạy bén, nhanh nhẹn và khả năng học hỏi tốt. Tuy nhiên, với độ tuổi còn khá nhỏ, các em thường thiếu kiên nhẫn, dễ mất đi hứng thú và chưa hoàn toàn gắn bó với một mối quan tâm nhất định. Chính vì vậy, nếu các em phải học tập trong môi trường áp lực, nặng nề, hiệu quả cũng sẽ theo đó giảm sút.
Đặc biệt với môn ngoại ngữ, các em luôn có khả năng tiếp nhận kiến thức mới rất nhanh. Việc tao nên hứng thú cho các em trong học tập là điều hết sức quan trọng. Đây sẽ là một trong những bước đầu, được xem là tiền đề để các em tiến xa hơn trong việc hội nhập thế giới.
Việc học ngoại ngữ không chỉ đơn thuần xoay quanh từ vựng, ngữ pháp mà còn hướng đến việc mang đến cho các em những kỹ năng từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề hỗ trợ cho tương lai. Một trong những phương pháp đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng hiện nay là STEAM. 5 chữ cái STEAM đại diện cho 5 nhóm ngành quan trọng Khoa học – Công nghệ – Kỹ thuật – Nghệ thuật – Toán học. Phương pháp STEAM khi được kết hợp với việc giảng dạy ngoại ngữ sẽ mang đến STEAM English – một sự kết hợp mới trong việc tạo nên không gian thoải mái cho các lớp học ngoại ngữ.
Vui để học từ chính những kỹ năng thực tế
Với chữ “S” – Science (Khoa Học) trong STEAM English, các em được học tiếng Anh thông qua thí nghiệm trực quan bổ ích, từ đơn giản đến phức tạp. Những vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cũng được đưa vào chương trình. Các học viên được hướng dẫn chế tạo dụng cụ lọc không khí, máy lọc nước, mô hình minh họa hoạt động của sóng thần… và cùng làm báo cáo, thu thập, phân tích số liệu bằng tiếng Anh để mạnh dạn thuyết trình trước các bạn cùng lớp.
Video đang HOT
Với chữ “T” – Technology (Công Nghệ), các em được trực tiếp tham gia lập trình, viết những phần mềm đơn giản. Những “lập trình viên nhí” luôn rõ ra rất hào hứng khi được tiếp cận với nhiều từ ngữ chuyên ngành bằng tiếng Anh, dần tập làm quen và tự tin hơn khi sử dụng các phương tiện công nghệ cao.
Chữ “E” – Engineering (Kỹ thuật) trong STEAM là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết ở đời sống hiện đại. Các em được thực hiện những mô hình thú vị như lắp ráp cánh tay robot với cử động hẳn hoi hay tự mình thiết kế những mô hình quy hoạch đô thị, xe chống ô nhiễm môi trường… Qua đó, việc học từ vựng về chuyên ngành thiết kế, tên gọi các công trình, đô thị học thoạt nghe qua khá vĩ mô nhưng lại được các em tiếp nhận nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả hơn.
Chữ “A” – Arts (Nghệ Thuật) trong STEAM chính là đại diện cho thế giới nghệ thuật sáng tạo của các em. Nghệ thuật thường là yếu tố bị bỏ quên, không được chú trọng trong môi trường giáo dục truyền thống. Thế nhưng sáng tạo lại là yếu tố cần thiết cho thế hệ Z, giúp kích thích trí thông minh, khơi dậy đam mê và cũng là cơ hội để các em được khám phá tài năng, thoải mái thể hiện cá tính.
Giờ học tiếng Anh thông qua chữ “M” – Maths (Toán học) trong STEAM cũng nhiều màu sắc, cùng sự tập trung cao độ, vận dụng trí não để ghi nhớ, phân tích các thông tin, con số của các học viên. Không còn nỗi lo về những bài toán hóc búa, kỹ năng của các em được nâng cao một cách rất tự nhiên, độ nhạy bén với hình học, số liệu cũng theo đó tăng đáng kể.
5 chữ cái đặc biệt tạo nên STEAM, kết hợp với việc giảng dạy tiếng Anh đã làm nên điểm độc đáo cho phương pháp STEAM English tại Tổ chức Giáo dục Mỹ AEG. Được thành lập năm 1997 , American Education Group (AEG) là Tổ chức Giáo dục và Tư vấn Du học Mỹ hàng đầu tại Việt Nam. Từ năm 2015 với vai trò tiên phong, AEG đã tiến hành áp dụng phương pháp STEAM trong giảng dạy Tiếng Anh gọi là STEAM English. Học viên sẽ được học Tiếng Anh thông qua các thí nghiệm, dự án bổ ích của các môn học STEAM (viết tắt của Khoa học – Công nghệ – Kỹ Thuật – Nghệ thuật – Toán học).
Liên hệ:
AEG 66-68 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3, TPHCM
Tel: 84-28-3930-0808. Email: info-hcmc@aegvietnam.com
Theo Dân trí
Lý do bạn giỏi tiếng Anh, nhưng giao tiếp không tốt
Những đứa trẻ bán báo, đánh giày bắt chuyện với người nước ngoài tự tin hơn nhiều sinh viên.
Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen chia sẻ về mục đích giao tiếp khi học tiếng Anh.
Suốt những năm ở Đại học Hà Nội, tôi có một sự ghen tị và ngưỡng mộ nghe có vẻ rất vô lý. Tôi thầm ngưỡng mộ tiếng Anh của những đứa trẻ đánh giày và bán báo trên Hồ Gươm.
Quả là kỳ lạ phải không? Tôi được học trường tốt, giáo viên xuất sắc, bạn bè đồng lứa toàn những người giỏi giang và cũng là một sinh viên "không đến nỗi nào". Nhưng sự thực là, tôi không tự tin giao tiếp với người nước ngoài, giống như những em bé bán báo kia.
So sánh giữa tôi và họ, rõ ràng là tôi hơn hẳn. Tôi nhiều từ vựng hơn, nhiều ngữ pháp hơn, được luyện nghe nhiều hơn trong những bối cảnh phức tạp hơn. Nhưng điều đó không khỏa lấp được sự thực là tôi không giao tiếp tốt hơn các em bán báo. Và tôi nói điều đó một cách chân thành.
Ảnh: Modern Man
Lý do thì có nhiều, nhưng một trong số đó là thái độ (attitude) trong giao tiếp. Ở trường học, tôi được dạy phải viết chuẩn, nói chuẩn. Thế nên khi ra ngoài, chỉ cần nghe người bản xứ nói là tôi đã sởn hết cả da gà. Tôi sợ! Tôi sợ vì sự khác biệt quá lớn trong cách nói của họ với mình. Họ luyến láy, lên xuống, nhấn nhá nối âm cứ như đang hát vậy. Tôi cố gắng "hát" giống họ, nhưng càng cố càng tự ti, nên lâu dần thấy nản, gặp Tây là... lảng.
Những đứa trẻ bán báo, đánh giày thì khác. Với vốn tiếng Anh rất cơ bản, các em lại giao tiếp vô cùng hiệu quả. Lý do là mục tiêu của các em không phải để khoe một thứ tiếng Anh hoàn hảo, mà là để đánh được một đôi giày, bán được một tờ báo. Vì thế, các em cứ thấy "Tây" là đến mời chào, giới thiệu sản phẩm. Lâu dần, tiếng Anh cải thiện nhiều, nghe hiểu cơ bản đều ổn, giao tiếp tốt.
Có người đã so sánh rất hay hai cách tiếp cận tiếng Anh. Thứ nhất là học kiểu hàn lâm, giống như học piano. Học trò rất sợ mắc lỗi, và họ thấy con đường để đạt chuẩn của mình xa vời vợi. Cách tiếp cận thứ hai giống như chơi game, không quan trọng người chơi mắc bao nhiêu lỗi, mục tiêu quan trọng nhất là qua bài.
Sự thực thì giao tiếp tiếng Anh giống với chơi game hơn là học đàn. Điểm quan trọng nhất là bạn diễn đạt được ý tưởng của mình: "I student, you teacher. I learn you". Sẽ không có vấn đề quá lớn khi bạn viết "environment" thành "envirnmt", miễn người đọc vẫn hiểu được ý của bạn. Và tốt nhất, người học tiếng Anh nên có tinh thần của một game thủ hơn là một người học piano.
Đó là lý do khi dạy giao tiếp, một mặt tôi vẫn chỉ ra lỗi của học viên để họ cải thiện, mặt khác luôn nhắc nhở họ không cần quá chú ý vào những lỗi đó để tập trung vào việc nghe và hiểu trong giao tiếp.
Quang Nguyen
Theo vnexpress.net
Góc chuyên gia: Để xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh chất lượng Từ vựng là thành tố cơ bản của ngôn ngữ, do đó việc xây dựng vốn từ vựng phong phú là mong muốn của tất cả những người học tiếng Anh. Trong chùm bài viết về chủ đề học từ vựng, cô giáo Đỗ Thúy Hằng - chuyên gia tiếng Anh, top 1% thế giới về điểm TOEFL iBT - sẽ chia sẻ...