Cách sử dụng và chế biến khoai tây để không bị ung thư
Acrylamide có trong khoai tây là mối lo ngại nghiêm trọng. Nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) vừa đưa thông tin cảnh báo về việc khoai tây chiên cùng với bim bim, bánh mì nướng bị cháy và một số loại thức ăn nhanh của trẻ em… có chứa acrylamide. Acrylamide vốn là hơp chất được tạo ra một cách tự nhiên khi ta đem chiên, ran, nương thức ăn giàu carbonhydrate và tinh bột ở nhiệt độ cao (từ 170 đến 180 độ C).
Cách sử dụng và chế biến khoai tây để không bị ung thư.
Thủ phạm đằng sau vấn đề này là acrylamide, một hóa chất dùng trong nhiều ngành công nghiệp, có khả năng gây ung thư ở người, đồng thời làm tổn thương hệ thần kinh nếu tiếp xúc với liều lượng lớn.
Sự lo ngại về acrylamide trong thực phẩm dấy lên từ năm 2002, khi Cơ quan quản lý thực phẩm quốc gia Thụy Điển nhìn thấy độc tố này trong một số loại thực phẩm chứa tinh bột khoai tây được chế biến ở nhiệt độ cao.
Nguyên nhân là do khi bị làm nóng ở nhiệt độ cao, asparagine (một loại axit amin) và đường tự nhiên trong thực phẩm là thực vật sẽ phản ứng với nhau để tạo thành acrylamide càng tăng. Đứng đầu danh sách thực phẩm có hàm lượng acrylamide cao nhất là khoai tây chiên (bao gồm cả loại tự chế biến ở gia đình và loại đóng gói sẵn), cà phê, bánh ngọt, bánh quy, bánh mỳ các loại.
Tổ chức Y tế thế gới (WHO) và tổ chức Nông lương LHQ (FAO) đều coi acrylamide trong thực phẩm là mối lo ngại nghiêm trọng. Nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Đối với loại thực phẩm có nguy cơ cao như khoai tây chiên, bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, bánh phồng tôm…, khi chế biến tuyệt đối không nên để quá già, không ăn các phần bị cháy vì những phần này tập trung nhiều acrylamide nhất. Không rán hoặc nướng lại nhiều lần. Không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm có nguy cơ cao cùng lúc.
Video đang HOT
Khi chế biến thức ăn từ tinh bột và đường tránh quá lửa…
Riêng đối với khoai tây, nên cắt lát và ngâm vào nước từ 15 đến 30 phút trước khi rán. Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh vì như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong khoai, dẫn đến tăng acrylamide khi chế biến.
Cụ thể nên ngâm khoai tây trong nước ít nhất 30 phút trước khi chiên; chia thành nhiều lát nhỏ khi nướng bánh mì; không rán hoặc nướng lại thực phẩm nhiều lần, hạn chế dùng dầu đã qua sử dụng để rán, chiên thức ăn quá lâu; khi chế biến thức ăn từ tinh bột và đường tránh quá lửa…
Theo Phunutoday
Chất ung thư trong khoai tây chiên: Khi thực phẩm thành thuốc độc
Mới đây, thông tin Bộ Y tế tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm ngẫu nhiên các sản phẩm khoai tây chiên, bim bim, cà phê để truy tìm chất gây ung thư có tên acrylamide khiến nhiều người dân hoang mang.
Ảnh minh họa.
Nguy cơ ung thư từ chính bếp nhà
Cơ quan An toàn thực châu Âu (EFSA) vừa phát hiện một hóa chất có tên là acrylamide gây ung thư được tìm thấy trong bim bim, cà phê, khoai tây chiên, bánh mì nướng bị cháy, khoai tây chiên giòn và một số loại thức ăn nhanh của trẻ em gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Cơ quan An toàn thực phâm châu Âu EFSA con đưa ra đề xuất cac chinh phu cần phải thiết lập các khung kiểm soát pháp lý mới đối với ngành công nghiệp thực phẩm nhằm cố gắng giảm lượng hóa chất dễ gây ung thư trong các sản phẩm bày bán ở nhà hàng và siêu thị.
Để chủ động giám sát phát hiện và quản lý mối nguy này, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia triển khai gấp một số nội dung cụ thể như sau: Lấy ngẫu nhiên 03 mẫu sản phẩm khoai tây chiên tại các cửa hàng thuộc hệ thống của KFC và 03 mẫu sản phẩm bim bim đang lưu thông trên thị trường.
Trước thông tin trên nhiều người tỏ ra hoang mang. Trên diễn đàn nhiều diễn đàn các phụ huynh tỏ ra lo lắng trước thông tin về sản phẩm này. Nick name có tên Kalys chia sẻ trên webtretho "Cả nhà mình đều thích ăn khoai tây chiên ở các cửa hàng ăn nhanh. Lần nào vào KFC cũng ngấu nghiến ăn hết cả phần khoai tây và phải gọi thêm túi to để cùng nhau ăn".
Nhiều người lo ngại vì bim bim không chỉ là món khoái khẩu của trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng thích.
Trong khi đó, trao đổi với báo điện tử Infonet, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết rất nhiều người hoang mang lo lắng gọi điện cho ông hỏi về thực chất của việc ăn khoai tây chiên, bim bim ở các cửa hàng ăn nhanh như thế nào.
Ông Thịnh cũng thấy lạ khi Cục An toàn Thực phẩm đưa ra thông tin về kiểm nghiệm nhưng không giải thích cụ thể chất acrylamide chất gì nên khi đọc thông tin lấy mẫu kiểm tra nhiều người hoang mang.
Thực tế acrylamide được tạo ra khi đường và một số axít amin thành phần chính của protein có trong các thực phẩm tự nhiên bị nóng lên trong quá trình nướng bánh. Loại hoá chất có hại này thường có trong các loại thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây và các sản phẩm từ khoai tây hoặc các đồ nướng như bánh mì. Hàm lượng acrylamide trong các loại thực phẩm này tăng lên khi nhiệt độ tăng và thời gian nấu nướng kéo dài.
Ở các hộ gia đình khi chế biến các loại thực phẩm chỉ cần để ở nhiệt độ cao như chiên trong nhiệt độ 150 độ C thì các protein có trong tự nhiên có thể tự chuyển hóa thành acrymide.
Từ trước đến nay, các chuyên gia thưc phâm đều khuyến cáo sản phẩm thực phẩm chiên lam gia tăng nguy cơ phat triên ung thư, đặc biệt là khi chúng chứa các loại dầu hydro hóa - chất béo transfat. Hóa chất acrylamide cũng sản sinh ra khi chúng ta chiên ki hoăc chiên đi chiên lai nhiêu lần.
Các nhà khoa học gọi acrylamide là một khối u chưa chất độc thần kinh mạnh, có tác dụng phụ không chỉ trên não, ma ca đôi vơi hê thông sinh san. Đối với sản phẩm bim bim được chiên giòn từ tinh bột cũng tương tự.
Trước thông tin gây nhiều hoang mang, PGS Thịnh cho rằng người dân cần bình tĩnh chờ kết quả kiểm nghiệm cụ thể và có thói quen trong nấu nướng tránh biến thực phẩm thành thuốc độc. Người dân hạn chế sử dụng các đồ ăn chiên hay nướng ở nhiệt độ cao từ 150 đến 250 độ C.
Ăn nhiều bim bim trẻ dễ biếng ăn
Trao đổi với chúng tôi, PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết hiện này ở Việt Nam chưa có nghiên cứu cụ thể gì về những tác hại đến sức khỏe khi cho trẻ ăn nhiều bim bim. Nhưng chỉ bằng quan sát thì dễ thấy việc trẻ ăn nhiều bim bim sẽ giảm ăn trong bữa ăn chính.
Nhìn trong bảng thành phần thì thấy hàm lượng muối trong bim bim khá cao. Khi trẻ ăn bim bim sẽ khát nước và uống nhiều nước luôn có cảm giác no không thèm ăn. Đây được xem là một nguyên nhân gây biếng ăn ở nhiều trẻ nhỏ.
Sử dụng nhiều bim bim, trẻ dẫn đến hiện tượng thừa muối khiến thận phải làm việc quá tải, ảnh hưởng tới chức năng bài tiết và tăng nguy cơ suy thận. Do đó các bậc cha mẹ hạn chế cho con ăn bim bim.
Theo Infonet
Nguy cơ ung thư tăng 21% từ một loại thực phẩm mẹ hay cho bé ăn Đã là trẻ em, hầu như ai cũng thích ăn xúc xích, còn cha mẹ thì kỳ vọng vào nguồn dinh dưỡng do xúc xích đem lại. Tuy nhiên, mặt trái của món ăn này thì ít người để ý. Theo các nhà khoa học, ăn xúc xích mỗi ngày còn nguy hiểm hơn nhiều so với hút thuốc lá. Với việc ăn...