Cách sử dụng bột ngọt hợp lý để tránh ảnh hưởng sức khoẻ
Bột ngọt, hay còn gọi là gia vị Umami, giúp góp phần mang lại vị ngon cho món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng gia vị này trong chế biến món ăn hằng ngày như thế nào là hợp lý vẫn khiến nhiều người băn khoăn.
Ảnh minh họa
Ở nhiệt độ đun nấu thông thường, bột ngọt không biến thành chất có hại nên có thể dùng vào bất kỳ thời điểm nào khi nấu ăn, tùy món ăn và thói quen nêm nếm của từng người.
Liều lượng bột ngọt dùng hàng ngày là bao nhiêu?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị, nên sử dụng dưới 5g muối (gần một muỗng cà phê muối) một ngày và cơ quan Quản lý Thực phẩm Anh khuyến nghị phụ nữ không ăn quá 50g và nam giới không ăn quá 70g đường đơn mỗi ngày. Còn đối với bột ngọt, hiện nay không có quy định hay khuyến nghị về liều dùng hàng ngày.
Cụ thể, Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (JECFA), Ủy ban khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu (EC/SCF) xác nhận bột ngọt là gia vị an toàn với liều dùng hàng ngày “không xác định”. Trong thông tư của Bộ Y tế, bột ngọt cũng được liệt vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và không quy định liều dùng hàng ngày.
Liều dùng hàng ngày không xác định nghĩa là không có quy định mỗi người hàng ngày được dùng bao nhiêu gram bột ngọt. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc sử dụng chất điều vị là được phép nhưng phải có giới hạn nhất định. Nếu cho bột ngọt vào thức ăn chỉ được chiếm tỉ lệ 10g/1kg sản phẩm, tức 1% mà thôi.
Trẻ em có nên sử dụng bột ngọt?
Video đang HOT
Trong sữa mẹ có hàm lượng glutamate (thành phần chính của bột ngọt) dồi dào, trong mỗi 100ml sữa mẹ chứa 2.700mg. Do đó, kể cả trẻ em cũng đã hấp thụ glutamate tự nhiên thông qua sữa mẹ ngay từ những năm tháng đầu đời.
Về góc độ an toàn, bột ngọt đã được Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (JECFA); Ủy ban khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu (EC/SCF); Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa kỳ (US FDA); Bộ Y tế, Lao động và Phúc Lợi Nhật Bản và Bộ Y tế Việt Nam đánh giá là một phụ gia thực phẩm có tính an toàn.
Hơn nữa, theo JECFA, quá trình chuyển hóa bột ngọt trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau, không có mối nguy nào đối với trẻ em khi sử dụng bột ngọt.
Nhiều nghiên cứu khoa học hiện nay cho thấy bột ngọt không ảnh hưởng đến trẻ em ở tất cả các giai đoạn phát triển như giai đoạn bào thai, bú sữa mẹ. Nghĩa là người mẹ mang thai hoặc cho con bú sử dụng bột ngọt không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, cũng như giai đoạn sau cai sữa và ăn thực phẩm. Có thể sử dụng bột ngọt trong chế biến món ăn cho trẻ em.
Bát cháo của bà khiến cháu nhập viện cấp cứu ngay giữa đêm, bố mẹ tuyệt đối không thêm thứ này vào cháo của con
Người bà vô cùng ân hận, không ngờ rằng tình thương yêu của mình lại làm hại cháu.
Trong không ít gia đình, mâu thuẫn xảy ra giữa các thế hệ ông bà và cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con cái bởi khác biệt về thói quen và quan điểm. Mâu thuẫn có thể đến từ những việc nhỏ nhất như chuyện ăn của trẻ.
Đỗ Bảo lớn lên dưới sự chăm sóc của cả bà và mẹ. Mặc dù bà và mẹ cũng thường xảy ra bất đồng quan điểm khi chăm bé nhưng may mắn thay, cả hai luôn tôn trọng và hiểu nhau, thống nhất mang lại những điều tốt nhất cho bé.
6 tháng tuổi, Bảo mới bắt đầu được tập ăn dặm dù trước đó bà cũng mấy lần muốn cho bé ăn bột từ sớm, song cuối cùng bà vẫn nghe theo ý kiến của mẹ bé. Mấy ngày đầu mới đi làm, mẹ bé thường dặn dò bà một số lưu ý khi nấu cháo, từ việc bé cần ăn nhạt, không nêm thêm muối đến việc không hầm nước xương hoặc ăn thêm bột ngọt.
Bà bé cũng làm theo. Nhưng sau vài bữa, một hôm thấy cháu không chịu ăn cháo, bà liền cho thêm một chút muối và bột ngọt nấu lại bát cháo rồi cho bé ăn. Sau đó, thấy cháu ăn thun thút, nhiều ngày liên tiếp sau đó, bà liền lén cho thêm cả muối và bột ngọt khi nấu cháo cho bé Bảo. Bà cho rằng vì món cháo nhạt nhẽo trước kia mà bé mới không chịu ăn.
Bà cho rằng nấu cháo nhạt nhẽo như mẹ bé dặn khiến bé không chịu ăn (Ảnh minh họa).
Một thời gian sau, đột nhiên một hôm Bảo lên cơn sốt cao về đêm, nôn mửa, khóc giãy ngửa bụng lên. Gia đình sợ quá vội đưa bé đến bệnh viện khám. Sau khi làm các thủ tục thăm khám, siêu âm và xét nghiệm, bác sĩ kết luận bé bị suy thận cấp. Tìm hiểu kĩ hơn về chế độ ăn của bé, bác sĩ cho biết nguyên nhân là do bé ăn quá mặn. Đến lúc này, người bà đã vô cùng ân hận và thú nhận rằng đã cho thêm muối mỗi lần nấu cháo cho cháu.
May mắn thay, Đỗ Bảo đã được đưa đến bác sĩ kịp thời, việc điều trị cũng diễn ra thuận lợi.
Vụ việc này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh các bố mẹ, ông bà khi cho con ăn. Dù các bác sĩ vẫn khuyến cáo không nêm muối, đường vào đồ ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi nhưng thực tế vẫn nhiều người lăn tăn rằng trẻ ăn nhạt như thế sẽ biếng ăn, không chịu ăn.
Việc bổ sung muối cho bé phải đúng phương pháp khoa học, nếu không tuân thủ đúng cách thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Tại sao muối lại có hại cho trẻ nhỏ?
1. Ăn nhiều muối có thể gây hại cho thận của bé
Trong vòng 1 tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể bé vẫn đang phát triển, ăn quá nhiều muối sẽ gây gánh nặng quá mức cho thận của bé, gây ra các triệu chứng cơ thể như phù nề, tim đập nhanh, cao huyết áp. Trong trường hợp nặng còn có thể dẫn đến suy thận cấp.
2. Quá nhiều muối có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp trên
Ăn quá nhiều muối sẽ khiến cho lượng nước bọt tiết ra của bé giảm, vi khuẩn sẽ nhân cơ hội đó mà bám vào đường hô hấp của trẻ gây viêm đường hô hấp.
Ngoài muối, khi cho trẻ ăn dặm, bố mẹ còn cần lưu ý thêm điều gì theo từng tháng tuổi?
1. Trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi
Các chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế đều khuyến cáo trẻ khỏe mạnh, sinh đủ tháng nên bắt đầu ăn bổ sung từ khoảng 4 - 6 tháng tuổi, muộn nhất là 6 tháng tuổi. Thức ăn dặm giai đoạn đầu nên là đồ mềm, được nghiền nhuyễn. Có thể cho bé làm quen bằng 1 bữa/ngày rồi tăng lên 2 bữa/ngày.
Mục đích của việc ăn bổ sung ở giai đoạn này là rèn luyện khả năng nhai và nuốt thức ăn của bé, có thể cho bé làm quen với bún, mì, phở, hoa quả xay nhuyễn, rau cắt nhỏ, xay nhuyễn thịt, cá... một cách từ từ. Điều đặc biệt cần ghi nhớ là trước 1 tuổi, đồ ăn dặm của bé không có muối hay bất cứ loại gia vị nào khác.
2. Trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, lượng sữa hàng ngày của trẻ nên duy trì ở mức 500-800ml và khẩu phần ăn hàng ngày nên có đủ 4 loại gồm rau, tinh bột, đạm động vật và chất béo. Nên ưu tiên bổ sung dầu thực vật vào mỗi bữa ăn của bé vì nó có thể giúp trẻ cung cấp các axit béo thiết yếu và cần thiết cho sự phát triển của não và hệ thần kinh của trẻ (dầu óc chó, dầu oliu...).
3. Trẻ trên 24 tháng tuổi
Với sự hoàn thiện dần của hệ tiêu hóa, chế độ ăn của trẻ 24 tháng tuổi có thể gần giống với bữa ăn của người lớn, nhưng các mẹ vẫn nên chú ý giảm dầu mỡ và ít muối, đồng thời cố gắng tránh cho bé ăn thức ăn nhiều đường, muối và chất béo, chẳng hạn như đồ chiên rán, kem, kẹo...
Những điều nên biết về bột ngọt để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe Bột ngọt (hay còn được gọi là mì chính) là gia vị được sử dụng phổ biến trong bếp ăn của hầu hết mọi gia đình. Tuy nhiên, để bữa ăn trở nên ngon miệng hơn mà vẫn đảm bảo sức khỏe, người nội trợ cần có những hiểu biết về loại gia vị này. Ảnh minh họa Bột ngọt không phải chất...