Cách sử dụng bếp ga vừa giúp tiết kiệm 50% lượng ga khi nấu, vừa an toàn, chống cháy nổ
Bếp ga là vật dụng vô cùng quen thuộc trong mỗi gia đình, tuy nhiên sử dụng bếp ga như thế nào để tiết kiệm, an toàn và chống cháy nổ thì không phải ai cũng nắm được.
Dưới đây là một số mẹo giúp người nội trợ sử dụng bếp ga hiệu quả:
1. Mua bếp ga chất lượng, tiết kiệm ga
Khi chọn mua bếp ga, bạn nên chọn loại bếp ga có hiệu suất đốt cao để tiết kiệm ga. Tuy nhiên, trên thị trường lại có nhiều loại bếp ga với nhiều hiệu suất đốt khác nhau như 53%, 49% và thậm chí là 30%.
Để nhận biết bếp ga có hiệu suất đốt cao, bạn hãy quan sát ngọn lửa của nó. Nếu ngọn lửa màu xanh dương thì hiệu suất đốt của bếp cao do lượng oxy cung cấp dồi dào, ít oxy hơn sẽ cho ngọn lửa màu xanh lá cây.
2. Đặt bếp ga tránh xa các vật liệu cháy nổ
Nên đặt bếp ga trên các vật liệu không bắt cháy như đá, xi măng. (Ảnh minh họa)
Khi đặt bếp ga, bạn không nên đặt cạnh các vật liệu dễ cháy nổ khác như thiết bị điện, rèm cửa, cồn,… Hơn nữa, bạn cũng nên đặt bếp trên các vật liệu không bắt lửa như đá, xi măng,… tránh tuyệt đối đặt bếp trên các vật liệu làm bằng gỗ.
3. Chọn nồi phù hợp để đun nấu
Những chiếc nồi phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được một lượng ga đáng kể, bởi nồi dày thường phải tốn thêm thời gian đốt nóng lâu hơn. Các loại nồi nhôm, nồi inox đáy mỏng, vừa sẽ dễ hấp thụ nhiệt và giúp tiết kiệm ga khi nấu.
Hơn nữa, khi chọn lựa nồi chảo, bạn cần cân nhắc đến các loại nồi có cỡ tối thiểu lớn hơn kích cỡ đầu đốt của bếp đang dùng. Nồi quá nhỏ thì lửa sẽ tràn qua khỏi thành nồi gây hao phí lớn.
4. Không bật, tắt bếp nhiều lần
Bật, tắt bếp nhiều lần sẽ làm ga thoát ra ngoài càng nhiều. Hơn nữa, việc tắt mở bếp nhiều sẽ làm giảm tuổi thọ của bếp. Do đó, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng các thức ăn cần nấu trước khi mở bếp.
5. Không để ngọn lửa ở mức quá to
Ngọn lửa nên phù hợp với kích thước nồi để tiết kiệm ga. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Khi để lửa quá to, lượng nhiệt thay vì tập trung vào đáy nồi lại bị phân tán ra xung quanh. Điều này không chỉ khiến thức ăn lâu chín hơn mà còn làm hao ga. Vì vậy, khi nấu ăn bạn nên điều chỉnh ngọn lửa sao cho phù hợp với kích cỡ của xoong nồi để tránh hao ga.
6. Khóa bình ga sau khi đun nấu
Theo nghiên cứu của các công ty sản xuất bếp ga thì van bình, van điều áp và dây dẫn là những điểm có nguy cơ dẫn đến rò rỉ, thất thoát ga cao nhất. Nếu dùng van bình, van điều áp và dây dẫn loại tốt (hàng chính hãng) sẽ tránh được thất thoát gần 3kg ga/tháng so với loại có chất lượng kém. Tuy nhiên, cách dùng tốt nhất vẫn là nên khóa bình ga sau khi dùng để vừa tránh thất thoát ga vừa đảm bảo an toàn cho gia đình.
7. Đun vừa đủ nước
Đun quá nhiều nước so với lượng thực phẩm cần đun nấu sẽ chỉ khiến thời gian đun nấu lâu hơn, gây tiêu tốn ga.
8. Thường xuyên vệ sinh bếp ga
Vệ sinh bếp ga để căn bếp luôn sạch sẽ, kéo dài tuổi thọ của bếp. (Ảnh minh họa)
Mỗi ngày sau khi nấu ăn xong, bạn nên chùi rửa bếp ga, để những vết bẩn không đọng lại làm bít các lỗ khí (đường dẫn ga). Trong khí đó, nếu các lỗ khí bị bít lại sẽ khiến một phần ga thất thoát ra ngoài, lâu ngày ngọn lửa sẽ nhỏ dần. Hơn nữa, vệ sinh bếp ga thường xuyên cũng là cách để giúp ngọn lửa không bị vàng, xoong nồi bị đen khi nấu ăn.
9. Rã đông thực phẩm trước khi nấu
Không rã đông thực phẩm trước khi nấu sẽ khiến thời gian đun nấu kéo dài, khiến lượng ga tiêu hao lớn. Bên cạnh đó, cách này còn khiến thực phẩm bị mất chất dinh dưỡng.
10. Tận dụng xoong còn nóng nấu tiếp
Sau khi nấu xong một món, bạn có thể tráng xoong, tận dụng xoong vẫn còn nóng và nấu luôn món mới. Ví dụ khi luộc trứng xong, bạn có thể dùng xoong đó để luộc rau. Như vậy, bạn sẽ không bị mất một lượng ga đáng kể để làm nóng một chiếc xoong mới.
Cần tập trung khi nấu để tránh trường hợp món ăn bị cháy và tốn ga. (Ảnh minh họa)
Một số người có thói quen vừa nấu ăn vừa làm việc khác và hầu hết đều quên cho tới khi nhớ ra thì một lượng ga đã tiêu hao uổng phí. Nguyên nhân là do lúc này món ăn đã quá lửa, nước cạn, thậm chí cháy nồi. Điều này vừa gây tốn ga và vừa ảnh hưởng tới dinh dưỡng của món ăn.
Nấu cơm bếp ga không chỉ khiến cơm dễ bị cháy khét mà khi nấu lâu, lửa liu riu sẽ rất mất công và mất thời gian, gây tốn tiền ga.
Theo Khám Phá
Đồ gỗ hàng chục năm không hỏng nhờ 4 cách diệt mối mọt "thần kì"
Bạn thường không yên giấc vì tiếng kêu cọt kẹt của mối mọt ăn gỗ gây ra? Bạn bực tức vì đồ nội thất mới mua chưa được bao lâu lại bị mối đục hỏng? Còn chần chờ gì nữa, thử ngay các phương pháp dưới đây để diệt trừ tận gốc loài côn trùng cứng đầu này nào!
Mối mọt thường được gọi là "kẻ phá hủy thầm lặng" trong căn nhà của bạn, vì chúng luôn ăn dần từ lõi mà ra, khiến mọi đồ gỗ đều bị rỗng từ trong ra ngoài. Các bức tường bằng gỗ, bàn ghế, tủ quần áo, giường ngủ, và thậm chí cả sách báo sẽ đều bị chúng phá hỏng mỗi khi xuất hiện.
Những con mối với bộ răng chắc khỏe và tốc độ đục gỗ "đáng gờm".
Vậy làm sao để ngăn ngừa và diệt tận gốc "kẻ diệt gỗ hàng loạt" này? Dưới đây là 4 phương pháp tối ưu mà bạn nên xem ngay:
Phương pháp 1: Sử dụng tinh dầu cam
Tinh dầu cam được chiết xuất từ vỏ cam, có chứa hợp chất D-limonene, hoạt động như một chất diệt côn trùng cực kỳ hiệu quả, giúp chống lại ruồi, muỗi, kiến, dế và ve. Hàm lượng acid citri có trong hợp chất D-limonene sẽ giải thể lớp ngoài xương sống của loài mối, khiến chúng chết đi vì mất protein và mất nước.
Không chỉ vậy, tinh dầu cam không có tính độc nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng ngay cả khi trong nhà có trẻ em và vật nuôi.
Đầu tiên, hãy xác định các vị trí mà mối, mọt trú ngụ, sau đó khoan lỗ và bơm tinh dầu cam vào bên trong. Hãy bơm vào vị trí đó liên tục trong vòng 2-3 ngày để chấm dứt hoàn toàn sự hoạt động của mối. Bạn cũng nên sử dụng tinh dầu cam vài lần trong mỗi tháng để ngăn ngừa chúng phá đồ gỗ khác.
Phương pháp 2: Nhử mối mọt bằng bìa các tông
Mối, mọt rất thích gặm nhấm bìa các tông, vì vậy hãy kiếm ngay một tấm bìa và làm ẩm chúng, sau đó đặt gần những ổ mối.
Bước 1: Dính 3 hoặc 4 tấm bìa lại với nhau.
Bước 2: Làm ẩm tấm bìa. Đặt tấm bìa gần nơi có mối.
Đợi một thời gian, bạn sẽ thấy mối đến ăn tấm bìa các tông, lúc đó hãy đem tấm bìa đi đốt rồi tiếp tục đặt tấm khác lên. Làm như vậy một vài lần, ổ mối sẽ bị tiêu diệt gọn.
Phương pháp 3: Dùng dầu Diesel hoặc dầu Parafin
Một cách hiệu quả khác để ngăn ngừa và loại bỏ sự lây lan của mối mọt là sử dụng các dạng nhiên liệu như dầu diesel hoặc dầu parafin.
Bước 1: Đổ đầy bình xịt nhỏ bằng dầu Diesel hoặc Paraffin.
Bước 2: Phun dầu trực tiếp vào khu vực bị tấn công bởi mối.
Bước 3: Tiếp tục phun cho đến khi vị trí bị mối mọt phá hoại chứa đầy dầu. Bạn cần phải lặp lại việc này vài lần trong ngày cho đến khi mối mọt được loại bỏ hoàn toàn.
Phương pháp 4: Phơi nắng đồ gỗ
Mối mọt chỉ sống được trong bóng tối nên ánh nắng mặt trời chính là kẻ thù của chúng. Hãy phơi những vật dụng bị chúng ăn ra ngoài trời nắng trong khoảng 2-3 ngày, mối mọt sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng.
Nên đặt các miếng gỗ bị mọt ăn dưới ánh sáng mặt trời vào những thời điểm có tia cực tím mạnh nhất (10-16h). Khi đó, mối sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt.
Ngoài ra, để ngăn ngừa việc xâm nhập của mối, mọt, bạn nên lưu ý vài điều dưới đây:
- Đảm bảo rằng không có miếng gỗ bị mục rữa nào ở xung quanh nhà bạn.
- Giữ nền nhà luôn khô ráo, vì mối mọt rất dễ phát triển trong môi trường có nhiều độ ẩm.
- Sửa chữa những vết nứt, khe hở trong nhà bằng các vật liệu bền, đặc biệt là ở tầng hầm và tường bao ngoài để tránh mối, mọt làm tổ.
Theo Khám Phá
Cách gấp quần áo "gọn nhất thế giới" chỉ mất chưa đầy 15 giây, chị em biết chưa? Chị em muốn thành nàng dâu đảm mà chưa biết đến những cách gấp quần áo cực nhanh gọn, từ áo phông, sơ mi, quần ngố, đến đồ lót... như dưới đây thì thật là thiếu sót. Gấp và sắp xếp gọn gàng hàng ngày một tủ đồ mà quần áo "chất cao như núi" là công việc chiếm khá nhiều thời gian...