Cách sơ cứu người bị điện giật đúng cách, tránh biến chứng tàn phế
Tai nạn điện giật là tai nạn rất dễ xảy ra trong đời sống hàng ngày. Trong nhiều trường hợp, nếu không biết cách phòng chống và sơ cứu hiệu quả thì người bị điện giật sẽ gặp nhiều biến chứng, thậm chí mất mạng.
Trong cuộc sống có nhiều tình huống bất ngờ xảy ra có thể ảnh hưởng xấu thậm chí gây nguy hiểm cho bạn hoặc những người xung quanh. Điện giật là một trong những sự cố như vậy. Sự cố này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là 2 nguyên nhân chính: hệ thống điện không đảm bảo an toàn hoặc người dùng không tuân thủ quy tắc bảo hộ khi sử dụng nguồn điện. Bị điện giật có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng nếu không tiến hành sơ cứu kịp thời, những cách sơ cứu khi bị điện giật sau đây sẽ giúp bạn có thể làm chủ tình hình.
Việc cần làm khi gặp người bị điện giật
Khi phát hiện người bị điện giật, trước tiên cần tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Đối với trường hợp điện áp cao, cần ngắt điện cầu dao trước, sau đó mới lại gần nạn nhân để tiến hành sơ cứu. Nếu người bị nạn ở trên cao, cần bố trí đỡ người bị nạn khi rơi xuống.
Đối với mạng hạ áp có thể ngắt điện bằng cầu dao, rút phích, rút công tắc, rút cầu chì. Dùng dao cán gỗ khô để chặt đứt dây điện. Dùng vải khô lót tay kéo người bị nạn ra.
Lưu ý: Không chạm vào dây dẫn ở gần người bị nạn, không nắm vào người bị nạn. Sau khi tách được nguồn điện ra khỏi người bị nạn, cần đặt nạn nhân nơi thoáng mát, tiến hành sơ cứu và báo cho y tế đến hỗ trợ kịp thời.
Sơ cứu người bị điện giật
Đối với người lớn
- Tắt cầu dao điện, sau đó nhanh chóng gọi xe cấp cứu và cơ quan chức năng ngành điện để được giải cứu sớm nhất.
- Sử dụng vật liệu cách điện gỗ khô hoặc vật nhựa khô để tách dây điện ra khỏi người bị điện giật. Lưu ý người cứu cần ở vị trí cách điện nếu không sẽ bị điện giật lây.
Video đang HOT
- Tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bị điện giật theo những bước sau: Để cổ nạn nhân ngửa và nâng cằm lên. Kẹp mũi lại, áp miệng vào miệng của nạn nhân và thực hiện 2 lần, mỗi lần 1 giây. Theo dõi để đảm bảo ngực nạn nhân vẫn nở ra bình thường. Hô hấp nhân tạo 2 lần sau 30 lần ép tim.
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đối với trẻ em
Để sơ cứu khi trẻ em bị điện giật, cha mẹ cần thực hiện theo những bước sau:
- Ngắt nguồn điện ngay lập tức bằng cách rút dây điện, ngắt cầu dao điện…
- Không nên chạm vào trẻ bằng tay trần trong khi trẻ vẫn đang tiếp xúc với dòng điện và không được đi vào khu vực dò điện có nước nếu không chính bạn cũng có thể bị điện giật. Để tách trẻ khỏi nguồn điện, bạn nên sử dụng một đồ vật không làm bằng kim loại và không dẫn điện như que gỗ hay chổi…
- Khi trẻ đã được tách khỏi nguồn điện và có thể chạm vào một cách an toàn, nên kiểm tra xem trẻ còn thở và mạch còn đập không. Nếu trẻ ngừng thở và không có mạch, cấp cứu hồi sinh tim phổi (CPR) nên được tiến hành ngay lập tức. Dù vết thương là lớn hay nhỏ thì vẫn nên gọi cấp cứu ngay.
- Trường hợp trẻ vẫn thở tốt, cần kiểm tra màu da của trẻ xem có chuyển sang xanh tái hay không. Tiếp tục theo dõi nhịp thở của trẻ và thực hiện cấp cứu CPR nếu trẻ ngừng thở.
Phòng tránh bị điện giật
Để tránh ngữngtai nạn điện giật xảy ra, người sử dụng nguồn điện cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn:
- Thiết kế ổ điện nơi an toàn, tránh nước, thường xuyên kiểm tra ổ điện.
- Khi sửa điện phải dùng găng tay, ủng, kìm cách điện, tuyệt đối không dùng tay không.
- Che chắn ổ điện và đường dây bằng các thiết bị cách điện.
- Nhanh chóng thay thế các thiết bị điện đã hỏng.
Theo www.phunutoday.vn
Biểu hiện của u máu
Bệnh u máu có đặc điểm như khối u thông thường chứa đầy máu thường to lên theo thời gian. U máu hầu hết lành tính và có thể chữa trị được.
Triệu chứng bệnh u máu
U máu biểu hiện ở ba cấp độ. Cấp độ thứ nhất là dạng nhẹ. Ban đầu là những thay đổi về màu sắc da, thường là màu đỏ, đỏ tím hoặc phớt. Ở giai đoạn này chúng ít khi tạo thành u, cục hay khối.
Cấp độ thứ hai là dạng trung bình. Ở giai đoạn này, u máu phát triển thành một khối u thực sự. Nghĩa là chúng gồ lên, nổi lên hoặc đội da lên thành một khối có hình dạng, kích thước rõ ràng. Tất nhiên, chúng vẫn mang màu sắc như cũ. Đó là màu của máu trong khối u.
Cấp độ thứ ba giống dạng trung bình nhưng biểu hiện kèm theo khi khối u vỡ ra hay biến chứng. Khối u to dần lên chèn ép vào tạng và cơ quan chủ đích.
U máu thường ít khi gây ra biến chứng. Vì chúng tự biến mất đi khi trưởng thành. Ít trường hợp tồn tại và phát triển to lên. Nhưng cũng có một số trường hợp không diễn ra như vậy. Khi đó chúng có thể gây ra biến chứng.
Biến chứng của u máu nói chung ít nguy hiểm và rất ít khi xảy ra. Thường thì người ta không đặt vấn đề biến chứng trong bệnh này. Trong một số trường hợp, xin lưu ý là rất hãn hữu, có thể gây nguy hiểm. Ví dụ như u máu ở hầu họng gây ra khó thở khi chúng to lên, u máu ở tim làm giảm lưu thông tuần hoàn qua tim do u máu chiếm chỗ, u máu cột sống có thể gây ra yếu xương, u máu ở mắt làm suy yếu thị lực, u máu trong gan làm tắc một vài vi quản mật.
Điều trị bệnh u máu
Điều trị tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể, ở từng vị trí khác nhau do vậy bác sĩ cần có những sự lựa chọn phương pháp điều trị sao cho đạt được các yêu cầu:
Khỏi bệnh.Không gây tác hại tới sự phát triển của cơ thể.Thẩm mỹ.Điều trị u máu tế bào nội mạc mạch máu: Steroid đường uống: liều lượng 2mg/kg/ngày, dùng liên tục trong 4 tuần (giảm liều sau từng tuần). Uống 1 tháng, nghỉ 15 ngày lại uống tiếp 1 tháng. Cần theo dõi diễn biến toàn thân của trẻ vì khi dùng Steroid kéo dài vì có thể gây các biến chứng: bộ mặt Cushing, thay đổi tính cách, nấm miệng, chậm phát triển tinh thần, đái tháo đường, tăng huyết áp.
Điều trị bằng phẫu thuật: tuỳ theo từng thể bệnh, vị trí hay mức độ khu trú của khối u.
Các phương pháp khác: có thể dùng phương pháp nút mạch và laser.
Điều trị u dị dạng mạch máu: Có thể lựa chọn phương pháp laser, nút mạch (nếu dị dạng động mạch lớn cần tiến hành nút mạch kết hợp phẫu thuật ngay): phẫu thuật đối với các trường hợp u dị dạng bạch mạch, u dị dạng tĩnh mạch.
Theo www.phunutoday.vn
Lành nhanh vết loét - Giải pháp phòng ngừa biến chứng ung thư dạ dày Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng nhưng không có biểu hiện. Chỉ đến khi nhập viện vì các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, phải nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh. Thủ phạm gây viêm loét dạ dày Viêm loét dạ dày là một căn bệnh phổ biến, không gây nguy hiểm...