Cách phòng tránh bong gân khi tập thể thao
Mùa đông, trời lạnh có tác động nhất định đến các hoạt động của cơ thể, nhất là hệ cơ xương khớp. Đặc biệt với những người tập luyện thể thao, do nhiệt độ thấp khiến các cơ khớp lâu thích nghi hơn, do vậy rất dễ bị bong gân khi tập thể thao.
Bong gân là từ dùng để chỉ tình trạng tổn thương các dây chằng giữ vững khớp do một chấn thương. Khi bong gân, một hoặc nhiều dây chằng bị giãn hoặc bị rách. Bong gân không liên quan gì đến các gân là thành phần cuối cùng của cơ để chuyển sức mạnh của cơ thành hoạt động của chân hay tay.
Thông thường, tất cả các dây chằng đều có phạm vi cử động nhất định và trong giới hạn cho phép để giữ cho các khớp cố định. Khi những dây chằng xung quanh mắt cá bị đẩy quá giới hạn sẽ gây bong gân. Thường gặp nhất là bong gân mắt cá chân do chấn thương dây chằng ở bên ngoài và bong gân cổ chân.
Bong gân cổ chân là một chấn thương thường xuyên xảy ra khi vận động mạnh hoặc té ngã. Nguyên nhân của tình trạng bong gân cổ chân thường là do bàn chân vặn hoặc lật vào trong, buộc khớp mắt cá chân lệch khỏi vị trí bình thường. Trong các hoạt động thể chất, mắt cá chân có thể lật vào trong do hậu quả của những cử động đột ngột, bất ngờ. Điều này khiến một hoặc nhiều dây chằng quanh mắt cá bị căng ra hoặc rách.
Bong gân mắt cá chân là tình trạng chấn thương các dây chằng bao quanh, kết nối các xương tại cổ chân. Thương tổn thường xảy ra khi bạn vô tình cử động vặn xoắn hoặc xoay mắt cá chân một cách đột ngột. Khi đó, dây chằng giữ xương mắt cá và khớp cổ chân có thể bị giãn hoặc bị rách.
Sưng hoặc bầm tại cổ chân là hậu quả của những tổn thương rách dây chằng mắt cá chân. Bạn sẽ bị đau hoặc khó chịu khi bạn di chuyển do trọng lượng cơ thể tác động lên vùng bị tổn thương. Dây chằng, sụn và mạch máu cũng có thể bị hư hỏng do bong gân.
Dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bong gân rất điển hình mà bạn có thể nhận thấy gồm: sưng, khớp lỏng lẻo, bầm tím vùng khớp chấn thương, khớp chấn thương giảm chịu lực, da đổi màu, khớp căng cứng.
Chườm lạnh, băng ép đúng cách khi bị bong gân.
Bong gân được phân thành các cấp độ
Bong gân nhẹ: dây chằng bị giãn nhưng không rách hoặc đứt.
Bong gân vừa: một phần hoặc một chùm dây chằng bị rách.
Bong gân nặng: dây chằng của một khớp bị đứt.
Lưu ý: những trường hợp bong gân nặng, nếu không xử trí đúng và kịp thời, nguy cơ tái diễn sẽ xảy ra.
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bong gân
Video đang HOT
Bong gân có thể xảy ra với bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Khi bạn tham gia các môn thể thao, đi bộ trên các bề mặt không bằng phẳng hoặc thậm chí mang giày không đúng cách đều có thể gây bong gân. Bong gân dễ gặp phải ở các trường hợp: người béo phì, người quá gầy, trẻ nhỏ và người cao tuổi, vận động viên, những người đã có tổn thương bên trong…
Tuy bong gân thường nhẹ và không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nó sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu và bất tiện do đau cũng như phải hạn chế các hoạt động vận động hàng ngày. Khi bị bong gân, nếu biết cách xử lý kịp thời thì vùng bị sưng đau sẽ mau hồi phục, ngược lại nếu xử lý không đúng, mọi việc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bong gân khi tập luyện như:
Tình trạng thể chất kém khiến các cơ yếu và có nhiều khả năng bị thương tích. Cơ bị mệt mỏi ít có khả năng cung cấp sự hỗ trợ tốt cho các khớp. Khi mệt mỏi, bạn cũng có nhiều khả năng không chịu được những áp lực có thể gây căng thẳng cho khớp hoặc làm căng cơ.
Khởi động không đúng: Bạn nên làm nóng cơ thể đúng cách bằng cách thư giãn cơ bắp và làm tăng khả năng vận động của khớp trước khi hoạt động thể thao, giúp cho cơ bớt căng cứng và ít nguy cơ chấn thương cũng như bị rách cơ.
Điều kiện môi trường: Các bề mặt trơn trượt hoặc không đều có thể khiến bạn dễ bị thương tích hơn;
Thiết bị hỗ trợ kém: Giày dép không vừa hoặc giày dép không đảm bảo chất lượng hoặc các thiết bị thể thao không thích hợp có thể góp phần làm căng cơ hoặc bong gân.
Xử lý khi bị bong gân
Khi bị bong gân, sẽ có tình trạng chảy máu nơi vùng dây chằng bị đứt, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà máu sẽ chảy nhiều hay ít. Máu chảy ra làm sưng nề vùng khớp bị bong gân. Dấu bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên và ấn đau. Sau khi chấn thương, tình trạng viêm sẽ xảy ra ngay vùng bong gân.
Nếu sau khi bị bong gân, chúng ta chườm nóng, bóp dầu, bóp rượu hay thuốc sẽ làm tình trạng chảy máu nặng hơn. Khi đó, vùng bong gân trở thành một bãi chiến trường vì có sự đánh nhau giữa bạch cầu và các phần tử hư hại sau chấn thương.
Nạn nhân sau khi thấy đỡ đau do chườm nóng thì nay bị đau gấp nhiều lần do máu chảy nhiều hơn, phản ứng viêm nặng hơn. Khớp sưng nề lại càng sưng hơn do sự hồi lưu máu kém đi. Hậu quả là nhiều khi bong gân cổ chân mà phải đến gần 6 tháng mới về bình thường.
Sau khi bị bong gân dù nặng hay nhẹ cũng nên chườm lạnh ngay tức thì dù lúc này chườm lạnh làm bệnh nhân hơi khó chịu. Nhưng nếu chúng ta chườm nóng sẽ làm khớp sưng to hơn và rất lâu mới xẹp. Tránh không cho nước đá tiếp xúc trực tiếp lên da có thể gây bỏng lạnh.
Tuyệt đối không xoa bóp bất kỳ thứ gì dù là mật gấu vào chỗ sưng. Các phương pháp dân gian như chườm lá, bóp muối… đều nên tránh. Băng ép bằng cách dùng băng thun băng nhẹ nhàng, không ép quá cũng không lỏng quá.
Kê cao chi bằng cách nằm gác chân lên gối ôm khoảng 10cm là vừa, nếu ngồi thì chân kê cao ngang hông (khung chậu). Mục đích không để máu dồn xuống chân làm sưng chân.
Nên tư vấn bác sĩ để dùng thuốc giảm đau, giảm sưng. Nếu bong gân độ 3 có thể phải phẫu thuật nối dây chằng.
Bác sĩ hướng dẫn 6 cách xử trí cơn ho kéo dài khi trời lạnh
Ho kéo dài khi trời lạnh xảy ra do sự tăng áp lực giữa khí phế quản - phế nang và không khí lạnh bên ngoài trời,...Mặc dù ho là cơ chế bảo vệ của đường hô hấp nhưng ho kéo dài lại ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt của người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ho kéo dài khi trời lạnh, trong đó, việc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới là hai nguyên nhân phổ biến nhất. Ho kéo dài khi trời lạnh nếu không được xử trí đúng cách và kịp thời sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của người bệnh.
1. Ho kéo dài khi trời lạnh cần điều trị như thế nào?
Với người bị ho cần chú ý tới các vấn đề sau:
- Uống nhiều nước mỗi ngày
Thường khi ho nhiều sẽ dễ bị khô rát họng, gây khó chịu. Vì thế mà người bị ho kéo dài khi trời lạnh cần uống nhiều nước hơn. Ngoài ra, giữ cho cơ thể không bị mất nước là nguyên tắc quan trọng trong chăm sóc sức khỏe mùa lạnh.
Người bị ho cần uống nhiều nước để giảm bớt cảm giác khô cổ (Ảnh: Internet)
- Hạn chế ở môi trường khô, lạnh, nhất và môi trường điều hòa
Môi trường khô, lạnh sẽ kích thích niêm mạc mũi, họng và phát sinh những cơn ho khó chịu. Do vậy, hạn chế ở các môi trường này càng ít càng tốt. Nếu có thể hãy đeo khẩu trang để giữ ấm mũi, tránh hít không khí khô lạnh vào.
- Tránh xa các tác nhân có thể gây kích thích niêm mạc mũi họng
Ngoài không khí khô lạnh thì phấn hoa, bụi, ô nhiễm môi trường, mùi lạ hay khói thuốc lá cũng có thể gây kích thích các cơn ho, gây ho kéo dài khi trời lạnh. Vì thế vào mùa đông, hãy vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, hạn chế sự tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây kích thích để giảm sự bùng phát các cơn ho.
- Xông hơi bằng tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp
Người bị ho kéo dài khi trời lạnh có thể thử xông hơi nóng cho mũi họng bằng các loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp. Việc giúp đường thở thông thoáng sẽ giảm tình trạng khó chịu, bít tắc do đờm gây ra ở những người bị ho có đờm hoặc dịu cảm giác bỏng rát do ho khô cổ.
- Giữ ẩm cổ và ngực
Khi trời lạnh, ngoài giữ ấm đầu, lòng bàn chân thì cổ và ngực cũng là bộ phận quan trọng cần phải giữ ấm, tránh cho khí lạnh xâm nhập vào cơ thể. Điều này cũng quan trọng đối với người đang bị ho kéo dài khi trời lạnh.
Chú ý giữ ấm cổ và ngực để khí lạnh không xâm nhập thêm vào cơ thể (Ảnh: Internet)
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Người bị ho kéo dài mùa lạnh nên có chế độ ăn uống bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, đặc biệt là vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra cần ăn ngủ nghỉ hợp lý, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
- Lời khuyên khác
Người bệnh nên có chế độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe Ngoài ra nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Các bác sĩ cũng cho biết thêm, điều quan trọng nhất trong việc giảm ho kéo dài khi trời lạnh chính là phòng bệnh.
2. Khi nào cần đến bệnh viện? Khi nào ho cần dùng thuốc?
- Nếu bạn chỉ bị ho cấp tính dưới 3 ngày và không bị đau ngực hay khó thở, không khạc ra đờm có lẫn máu, mủ thì không cần dùng đến thuốc.
Cơn ho cấp tính dưới 3 ngày thì không cần điều trị bằng thuốc (Ảnh: Internet)
- Nếu ho kèm theo sốt, khó thở, cơ thể tím tái và suy kiệt thì cần phải nhanh chóng tới cơ sở y tế, nhất là khi cơn ho đã kéo dài trên 5 ngày. Nhóm đối tượng cần lưu ý nhất là người cao tuổi và trẻ em.
- Nếu cơn ho kéo dài trên 3 tuần, đã can thiệp bằng thuốc uống nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn kèm theo các biểu hiện như sốt, ho có đờm xanh hoặc màu nâu gỉ, thậm chí là ho ra máu, bị thở ngắn, thở dốc thì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hô hấp nguy hiểm.
Điều này cần lưu ý với những bệnh nhân có tiền sử bị hen suyễn, lao phổi, cao huyết áp hay đau dạ dày. Tốt nhất hãy thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị tận gốc.
Đau bụng khi trời lạnh: Bác sĩ BV Xanh Pôn chỉ ra nguyên nhân và cách xử trí phù hợp Theo Ths. BS Trần Thuấn (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), đau bụng do lạnh có thể chia ra thành hai loại là đau bụng lạnh do thời tiết (ngoại hàn - đau bụng khi trời lạnh) và đau bụng do thức ăn lạnh đưa vào (chứng hàn này mùa nóng cũng có thể bị). Đau bụng khi trời lạnh xảy ra khi...