Cách phòng ngừa đau dạ dày do dùng thuốc giảm đau chống viêm
Một trong những tác dụng phụ của thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây đau – loét dạ dày, thậm chí xuất huyết dạ dày.
Vậy có cách phòng ngừa được mối nguy hiểm này không?
1. Nguy cơ gây đau dạ dày do uống thuốc giảm đau chống viêm
Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, naproxen… có thể gây đau dạ dày, buồn nôn, nôn, loét dạ dày… thậm chí nguy hiểm hơn là xuất huyết dạ dày.
Điều này là do, các thuốc NSAID ức chế COX 1, mất cơ chế bảo vệ đường tiêu hóa do ức chế các prostaglandin cấu tạo điều chỉnh lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày và kích thích sản xuất bicarbonate và chất nhầy. Điều này phá vỡ hàng rào bảo vệ kiềm của ruột, cho phép axit dịch vị khuếch tán trở lại niêm mạc, làm tổn thương các tế bào và mạch máu, gây viêm và loét dạ dày.
Nhiều người bị đau dạ dày do thuốc giảm đau chống viêm không steroid.
2. Phòng ngừa đau – loét dạ dày do thuốc chống đau giảm viêm như thế nào?
Hầu hết các tác dụng phụ liên quan đến NSAID đều tương đối thấp. Tuy nhiên, cần ngừng dùng thuốc và gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bị đau bụng dữ dội hoặc đi ngoài phân đen, phân có hắc ín hoặc có máu trong phân.
Nếu gặp vấn đề về đường tiêu hóa khi dùng NSAID, có thể chuyển sang dùng thuốc khác (như thuốc ức chế chọn lọc COX-2) ít gây tác dụng phụ này hơn.
Trong trường hợp vẫn cần dùng NSAID để điều trị bệnh, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chống loét như:
- Thuốc làm giảm kích ứng dạ dày như misoprostol (cytotec).
- Thuốc ức chế bơm proton như omeprazole (prilosec), esomeprazole (nexium), pantoprazole (protonix), lansoprazole (prevacid)…
Video đang HOT
Những loại thuốc này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ loét và chảy máu dạ dày do dùng các thuốc NSAID.
Cần trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ có thể gặp trước khi dùng thuốc NSAID.
3. Cách dùng thuốc giảm đau chống viêm NSAID an toàn
Để dùng thuốc an toàn, người bệnh cần:
- Tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Dùng chính xác liều lượng được khuyến nghị, không tự ý tăng, giảm liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Không được kết hợp 2 hoặc nhiều thuốc NSAID với nhau.
- Nếu đang dùng aspirin liều thấp hàng ngày, không nên dùng thêm các thuốc NSAID khác.
- Hạn chế uống rượu (vì rượu cũng có thể gây kích ứng dạ dày) tăng làm nguy cơ gây loét.
- Uống NSAID khi bụng đói có thể gây ra chứng khó tiêu và buồn nôn nhiều hơn. Do đó, nên uống thuốc NSAID khi no hoặc với một cốc sữa, để ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày liên quan đến NSAID.
- Ở những bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng do NSAID, nên ngừng sử dụng NSAID.
- Nên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để biết về các tác dụng phụ của thuốc. Báo ngay cho bác sĩ khi gặp tác dụng phụ để được kiểm soát cơn đau hiệu quả đồng thời giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn.
Các phương pháp trị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm thường gặp sau các chấn thương hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách...
Bệnh không được điều trị đúng cánh sẽ để lại những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của bệnh nhân.
1. Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Tùy theo tính chất tổn thương, vị trí của thoát vị đĩa đệm cũng như biến chứng, mức độ ảnh hưởng tới khả năng vận động, lao động và sinh hoạt của người bệnh mà cân nhắc tới các biện pháp điều trị.
Nhìn chung, điều trị thoát vị đĩa đệm có các nhóm phương pháp:
Điều trị nội khoa:Bao gồm nghỉ ngơi, vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn, thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ...
- Nghỉ ngơi: Trong thời kỳ cấp tính, nguyên tắc điều trị quan trọng đầu tiên là bệnh nhân nằm phải nghỉ tại giường. Tư thế nằm ngửa trên giường cứng, kê đệm ở vùng khoeo chân để làm co nhẹ khớp gối và khớp háng nhằm giảm tác động, giảm đau lên khớp lưng.
- Vật lý trị liệu: Bao gồm phương pháp nhiệt như chườm nóng. Tại nhà có thể sử dụng túi nước, muối rang, cám rang, lá lốt nóng, lá ngải cứu nóng để chườm nhằm giảm đau. Lưu ý không chườm quá nóng để tránh bị bỏng. Không day, ấn mạnh trong quá trình chườm vì có thể gây đau hơn.
Ở bệnh viện, dùng các dòng điện (tại khoa vật lý trị liệu), châm cứu, kéo giãn, xoa bóp, tắm suối khoáng, đắp bùn, chiếu đèn hồng ngoại, điện phân, đắp dầu paraphin... Ngoài ra có thể dùng các biện pháp như tác động cột sống, kéo dãn cột sống trong điều trị bệnh. Bệnh nhân được chỉ định mặc áo nẹp cột sống để cố định tạm thời, hạn chế các động tác lên vùng cột sống tổn thương, qua đó giảm lực tác động lên đĩa đệm.
Ngoài ra bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ, an thần, trấn tĩnh thần kinh và vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12 liều cao.
Hình ảnh đốt sống dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Can thiệp tối thiểu: Một số phương pháp như giảm áp đĩa đệm bằng hóa chất tiêu nhân, ozon oxygen, laser, sóng radio... Hiện nay phương pháp sử dụng tia laser, sóng radio qua da để điều trị đau do thoát vị đĩa đệm được ứng dụng khá nhiều. Các phương pháp này an toàn, nhưng chỉ có hiệu quả với những trường hợp nhẹ, nhân nhầy mới chỉ lồi vào ống sống và không có các tổn thương kèm theo như gai xương, xẹp trượt đốt sống, hay phối hợp dày dây chằng vàng.
Ngoại khoa : Phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: Thoát vị đĩa đệm gây hội chứng đuôi ngựa; có liệt chi; đau quá mức mà dùng các thuốc giảm đau không hoặc rất ít tác dụng; sau khoảng 6 tháng áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không có kết quả.
Phẫu thuật nhằm giải phóng rễ thần kinh khỏi bị chèn ép, từ đó giảm đau. Phương pháp phẫu thuật kinh điển là mổ cắt cung sau lấy bỏ khối thoát vị. Phương pháp này can thiệp rộng, nhiều biến chứng sau phẫu thuật, đặc biệt là tái phát đau do vết mổ cũ xơ dính.
Hiện nay, các kỹ thuật được cải tiến hơn như phẫu thuật mở nhỏ; cắt bỏ đĩa đệm qua da; mổ nội soi lấy nhân thoát vị; mổ nội soi hút nhân nhầy... Phương pháp phẫu thuật tự động qua da được ứng dụng khá rộng rãi, mang lại hiệu quả, an toàn và ít biến chứng. Trường hợp tổn thương có trượt đốt sống phối hợp gây mất vững có thể cố định cột sống bằng khung kim loại.
Bệnh nhân sau khi được phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cần lưu ý việc giữ gìn cho cột sống. Hạn chế lao động, mang vác nặng, sai tư thế, vận động cột sống quá mức. Sau phẫu thuật, cần được kết hợp điều trị bằng vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cột sống với những bài tập chuyên biệt.
2. Các thuốc trị thoát vị đĩa đệm
Thuốc giảm đau : Trong thoát vị đĩa đệm, các thuốc được chỉ bao gồm các thuốc giảm đau đơn thuần như paracetamol; giảm đau chống viêm không steroid như diclofenac, meloxicam... đường uống, tiêm hoặc bôi tại chỗ.
Thuốc giảm đau paracetamol chỉ định trong trường hợp đau vừa và nhẹ. Thuốc khá an toàn nhưng nếu dùng kéo dài hoặc liều cao vượt quy định sẽ gây tác hại cho gan như viêm gan, suy gan... Do đó bệnh nhân chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các thuốc chống viêm không steroid dùng đường toàn thân có thể ảnh hưởng xấu tới dạ dày, chức năng gan, thận... Do đó nên uống thuốc khi ăn no, có thể cần kết hợp với thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày để ngăn ngừa tác dụng phụ.
Các thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal được chỉ định trong trường hợp co cứng cơ cạnh cột sống. Ngoài ra có thể bổ sung các thuốc bổ thần kinh như vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12. Thậm chí các thuốc giảm đau thần kinh như neurontin cũng có thể được bác sĩ kê đơn trong một số trường hợp.
Phẫu thuật được chỉ định khi thoát vị đĩa đệm nặng, không đáp ứng với các điều trị khác...
Corticoid:Các thuốc chống viêm steroid như prednisolon, dexamethason... đường toàn thân thường không được chỉ định vì gây ra nhiều tác dụng phụ. Trừ trường hợp đau nhiều, không đáp ứng với các biện pháp trên có thể được chỉ định methylprednisolon đường tĩnh mạch liều cao, ngắn ngày. Tuy nhiên thuốc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và phải được theo dõi chặt chẽ các biến chứng.
Nếu bệnh nhân bị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, có thể chỉ định tiêm ngoài màng cứng thuốc hydrocortison. Liệu trình mỗi đợt 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3-7 ngày. Tuy nhiên việc tiêm ngoài màng cứng phải được thực hiện tại cơ sở y tế, trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn, do bác sĩ chuyên khoa khớp có kinh nghiệm thực hiện.
Thuốc dùng giảm đau sau phẫu thuật Đau là tình trạng thường gặp sau phẫu thuật. Việc giảm đau không chỉ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái mà còn có thể đẩy nhanh thời gian hồi phục... Việc giảm đau sau phẫu thuật giúp người bệnh giảm bớt căng thẳng, di chuyển cơ thể dễ dàng hơn, thúc đẩy lưu lượng máu và giảm tỷ lệ xảy ra biến...