Cách phòng ngừa chứng gù lưng ở người cao tuổi
Gù lưng là sự biến dạng ở phần giữa và phần trên của xương sống, dẫn đến sự cong vòng, gây đau ở phần lưng. Gù lưng thường xảy ra đối với người cao tuổi, đặc biệt là với phụ nữ.
Ảnh minh họa
Có nhiều nguyên nhân gây gù lưng như do loãng xương, nhược cơ, mất cơ…, trong đó loãng xương là nguyên nhân hàng đầu gây gù lưng. Phần lớn những trường hợp loãng xương ở phụ nữ là do sự thay đổi liên quan đến hormone. Thông thường, mật độ xương của phụ nữ sẽ phát triển mạnh mẽ vào những năm 30 và đầu những năm 40 tuổi, sau đó sẽ giảm dần theo thời gian.
Cách tốt nhất để tránh gù lưng chính là làm chậm đi sự phát triển của chứng loãng xương. Đối với người cao tuổi, để có thể chăm sóc sức khỏe xương được tốt thì việc đầu tiên là cần phải biết tình trạng của xương như thế nào.
Do vậy, người cao tuổi cần đo mật độ xương bằng cách xét nghiệm đo độ đậm xương (DEXA) và đo định lượng xương (QCT). Lưu ý, đối với xét nghiệm DEXA thì chống chỉ định cho những bệnh nhân đang bị viêm khớp, bị vẹo cột sống, hẹp ống sống, hay đang bị thoái hóa cột sống, béo phì…
Video đang HOT
Để bảo đảm an toàn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm. Bên cạnh đó, người cao tuổi cần tham vấn bác sĩ, huấn luyện viên để có thể thực hiện những bài tập trọng lượng chống gù lưng phù hợp. Những bài tập này cần phải chú trọng vào phần dọc của cơ thể hoặc để chịu lực tác động qua cột sống. Điều này, sẽ giúp phòng ngừa bệnh gù lưng hiệu quả hơn.
Khi được chẩn đoán mắc chứng loãng xương, hằng ngày, người cao tuổi nên hạn chế những hoạt động uốn cong, gây co thắt cột sống và đĩa đệm cột sống.
Từ vụ bé 13 tuổi bị vẹo cột sống, chuyên gia chỉ rõ dấu hiệu cảnh báo bệnh cần điều trị sớm
Tình trạng gù vẹo cột sống ở trẻ dậy thì đang dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân đều không được điều trì kịp thời, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sau này.
Vừa qua, các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết đã phẫu thuật nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhi 13 tuổi do bị vẹo cột sống. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị gù vẹo, biến dạng nặng góc 50 độ. Mặc dù được gia đình phát hiện cột sống cong bất thường từ lâu nhưng mãi đến khi triệu chứng dần nặng, gia đình mới cho trẻ tới khám.
Sau 4 giờ phẫu thuật, bệnh nhi đang trong quá trình hồi phục và có thể tập luyện phục hồi chức năng.
Ca phẫu thuật nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhân. Ảnh: Zingnews
Theo các bác sĩ, gù vẹo cột sống là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi thanh, thiếu niên. Bệnh ở trẻ em thường do tự phát, xuất hiện khi trẻ bắt đầu vào giai đoạn dậy thì. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như: do di truyền, dị tật cột sống bẩm sinh hoặc tư thế ngồi không đúng, mang vác quá nặng, kích thước bàn ghế không phù hợp với lứa tuổi...
Trẻ mắc bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, cột sống của trẻ sẽ gù vẹo trầm trọng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng của tim, phổi cũng như các nội tạng trong ổ bụng...
Các bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa vẹo cột sống ngay từ lúc còn trẻ cần hướng dẫn trẻ ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế, bàn học hợp với chiều cao của trẻ và tuyệt đối không đeo cặp quá nặng.
Nếu phát hiện những thay đổi bất thường trong hình dáng, cột sống của trẻ cần nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiện cảnh báo người bị vẹo cột sống
Ảnh minh họa
- Quan sát phần bả vai, cổ thấy có sự chênh lệch rõ rệt, độ lệch vẹo của xương sống và đoạn vẹo nghiêng về bên nào thì bả vai bên đó sẽ thấp hơn. Cột sống cổ bị vẹo cũng có thể làm cố bị kéo lệch về một bên...
- Quan sát phần hông có sự chênh lệch bên thấp bên cao, thấy những lằn xương sườn hằn ra ngoài da ở một bên.
- Quan sát tổng thể lưng từ phía sau, vẹo cột sống thắt lưng khiến cột sống không theo đường thẳng mà có những đoạn cong bất thường, các đốt sống gồ cao lê, xoáy vặn nhiều kiểu, hai đường hõm vào bên của eo cũng có thể khác nhau.
Cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ Mới đây, bệnh viện Quốc tế City (CIH) TP.HCM tiếp nhận, điều trị cho nhiều trường hợp người trẻ bị thoát vị đĩa đệm, có nhiều dấu hiệu bất thường. Ngày 8/5, trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp luật, bác sĩ chuyên khoa II Lê Trọng Nghĩa, khoa Ngoại Thần Kinh - Cột sống, bệnh viện CIH cho biết, từng tiếp...