Cách phòng bệnh da liễu sau mưa bão, lũ lụt
Người dân sống nơi vùng lũ cố gắng giữ khô chân, tay, sát khuẩn bằng nước muối loãng và tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bôi vào những chỗ viêm nhiễm ở ngoài da tránh để tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
Bác sĩ chuyên khoa bày cách phòng bệnh da liễu sau mưa bão, lũ lụt
Đây là khuyến cáo của Ths. BS Nguyễn Ngọc Yến trưởng khoa Khám bệnh, BV Da liễu Hà Nội trước tình trạng người dân ở các tỉnh khu vực miền Trung đang chịu cảnh ngập lụt.
Sau mùa mưa bão, lũ lụt, như thường lệ sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về da liễu người dân sống trong vùng ngập lụt rất dễ mắc.
Nguyên nhà là do thời tiết ẩm ướt, môi trường sống thường xuyên bị ngập úng tạo điều kiện cho các loài kí sinh trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và hoạt động mạnh. Khi bị xâm nhập làn da rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới các bệnh da liễu.
Chia sẻ với phóng viên, Ths. BS Nguyễn Ngọc Yến, trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Hà Nội cho biết, một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm ký sinh gây ra), mẩn ngứa…
Theo đó, hay gặp nhất là tình trạng nước ăn chân. Thực chất căn bệnh này là do người dân bị nhiễm nấm Candida và Blastomycet.
Nguyên nhân là do môi trường sống bị ngập, người dân bị ngâm tay chân trong nước nhiều, luôn ẩm ướt làm cho nấm xâm nhập và phát triển.
Bệnh hay gặp ở các kẽ ngón chân. Lúc đầu là những đám da chết mục màu trắng, ngứa nhiều, gãi lột lớp da chết để lại nền da đỏ hồng ẩm ướt, đau rát, ngứa vẫn tiếp tục làm bệnh nhân gãi và rất đau.
Video đang HOT
Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau, đi lại khó khăn.
Ngoài bị nước ăn chân, người dân sống trong vùng lũ lụt cũng hay mắc bệnh ghẻ. Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh. Do tiếp xúc trực tiếp giữa người bị ghẻ với người lành. Căn nguyên do ký sinh trùng có tên gọi: Sarcoptes Scabies xâm nhập da.
Thương tổn là những mụn nước, rãnh ghẻ, hay gặp ở kẽ các ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng, đùi non, mông bẹn, sinh dục, nếp lằn vú, nách, gây ngứa nhiều. Nếu không được phát hiện và chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị và lây lan ra cộng đồng rất nhanh.
Với kinh nghiệm nhiều năm khám và điều trị các bệnh ngoài da, Ths. BS Nguyễn Ngọc Yến cũng chỉ ra một bệnh ngoài da khác rất hay gặp sau mùa mưa bão, ngập lụt đó là tình trạng viêm nang lông.
“Do thiếu nước sạch trong sinh hoạt, vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày tạo thành những mụn mủ nhỏ ở nang lông rất ngứa, gãi nhiều chảy nước, dịch, ướt tóc, gọi là viêm nang lông chàm hóa rất khó chữa”, BS Ngọc Yến nhấn mạnh.
Song song với đó là chứng bệnh chốc lở. Đây cũng là một chứng bệnh da liễu hay gặp khi điều kiện vệ sinh sau mưa bão kém. Thương tổn là những mụn nước, mụn mủ trên da, tập trung ở vùng hở, tay chân. Khi dập vỡ tạo vết trợt loét nông, trên có vảy màu vàng hoặc màu nâu bẩn, xung quanh có viền vảy hoặc quầng đỏ.
Cuối cùng, cũng do thiếu nước sạch vệ sinh, mồ hôi ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có tên gọi Corynebacterium minutissimum phát triển và gây bệnh viêm kẽ.
Vị trí dễ bị viêm là hai bẹn, nách, cổ và nếp lằn vú ở phụ nữ. Thương tổn là những đám da màu đỏ, bờ rõ, có vảy mỏng, hầu như không ngứa, trừ phi bị ở bẹn có cảm giác châm chích khó chịu.
Đáng lưu ý, những ngày này khi cả nước đang hướng về Miền Trung bão lụt, trong đó không ít các đoàn từ thiện mang theo thuốc men vào cứu trợ người dân. Dưới con mắt của một bác sĩ da liễu, BS Ngọc Yến cho rằng “không nên khuyến cáo người dân tự ý sử dụng thuốc mà cần phải được thăm khám cụ thể từng trường hợp”.
Bởi vì, tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau. Có những trường hợp bị ngứa bôi xanh methylen nhưng bôi mãi vẫn không khỏi, vẫn cứ gãi vết thương trợt ra, sâu hơn… khi đến viện với vết thương bị phủ màu gây khó khăn cho quá trình đánh giá, điều trị bệnh.
“Người dân cố gắng giữ khô chân tay, cần đi khám sớm khi điều kiện thuận lợi, không tự ý mua thuốc hoặc bôi thuốc tránh tình trạng viêm nhiễm nặng lên”, BS Yến nhấn mạnh.
Vào mùa mưa bão, cẩn thận với những căn bệnh khiến làn da có thể bị "ăn mòn"
Mùa mưa bão đã bắt đầu và sau bão lũ như thường lệ sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về da liễu. Mọi người cần chú ý đến những căn bệnh khiến làn da có thể bị "ăn mòn" dưới đây.
BS Đinh Doãn Thạch - Bệnh viện Da liễu Hà Nội 2, trong mùa mưa bão các bệnh da liễu rất dễ gặp phải. Bởi thời tiết ẩm ướt, đường phố thường xuyên bị ngập úng tạo điều kiện cho các loài kí sinh trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và hoạt động mạnh. Khi bị xâm nhập làn da rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới các bệnh da liễu.
Theo các chuyên gia da liễu, có một số bệnh da liễu khiến làn da cơ thể bị "ăn mòn" nên chú ý trong mùa mưa bão:
* Ghẻ
Ghẻ là một loại bệnh ngoài da gặp nhiều trong mùa mưa bão do ký sinh trùng Sarcoptes Scabies xâm nhập. Triệu chứng của bệnh này là những mụn nước, rãnh ghẻ hay gặp ở những kẽ ngón tay, nếp lằn chỉ cổ tay, cạp quần, vùng bụng... gây ngứa nhiều. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể biến chứng nhiễm trùng thành mụn mủ eczema hóa rất khó chữa trị. Bệnh cũng dễ lây từ người này sang người khác.
* Nước ăn chân
Nấm kẽ chân rất dễ gặp trong mùa mưa bão
Nước ăn chân còn gọi là nấm kẽ bàn chân rất dễ gặp trong mùa mưa. Bệnh do nấm Candida và Blastomycet gây ra. Thường bị ở các kẽ ngón, nhất là các kẽ hẹp như kẽ của các ngón chân giữa, kẽ ngón chân áp út, lòng bàn chân, gót chân cũng bị mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không được điều trị, vết trợt loét sâu và lan rộng, nhiễm trùng sưng đau làm việc đi lại khó khăn ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh.
Để điều trị nước ăn chân hiện có rất nhiều loại thuốc chống nấm có hoạt chất Ketoconazol, Clotrimazol... để bôi. Người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị khi có biểu hiện nặng như kẽ chân lở loét, nóng, đỏ, có mủ tránh biến chứng không đáng có.
* Mề đay
Trong mùa mưa, nhiều người thường bị nổi mề đay là do dị ứng với nước mưa. Khi da bị ngấm nước mưa lập tức phản ứng lại gây nên tình trạng nổi mề đay. Đặc điểm là những sẩn phù từng mảng trên da, gây ngứa. Mề đay có thể nổi ở bất cứ vị trí nào nhưng vùng da hở như tay, chân, mặt dễ ngứa nhiều. Hiện tượng đỏ, ngứa kéo dài khi tiếp xúc trực tiếp với nước mưa và sau khi tiếp xúc nước mưa khoảng 1 - 2 giờ. Mề đay sẽ biến mất nhanh nhưng cũng có thể bị trở lại khi tiếp xúc trở lại với tác nhân.
* Bệnh da tiếp xúc do côn trùng
Viêm da tiếp xúc do côn trùng thường xuất hiện trong mùa mưa lũ. Căn nguyên, lây truyền của bệnh do côn trùng tên khoa học Paederus. Mọi người hay gọi nhiều là kiến ba khoang. Sau khi tiếp xúc với côn trùng sẽ thấy ngứa, rát, nóng rát tại chỗ và xuất hiện các đám vết màu đỏ, hơi nề thành vệt. Sau 1-3 ngày xuất hiện các mụn nước trên da đỏ, lấm tấm sau đó xuất hiện bọng nước và bọng mủ.
Ngoài ra, sử dụng quần áo mưa kín khi đi dưới mưa, những phần cơ thể tiếp xúc với áo mưa bị nóng nực và ẩm ướt. Dầm mưa quá lâu, cơ thể tiết ra mồ hôi làm cho vùng da tại đó ẩm ướt hơn dẫn tới những người có sẵn bệnh lý nấm, ghẻ... bị nặng hơn, gây ra ngứa ngáy.
Để phòng tránh những căn bệnh da liễu trong mùa mưa bão, BS da liễu Đinh Doãn Thạch khuyên mọi người tránh lội nước, không đi dầm dưới trời mưa. Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài cần mặc áo mưa, đi dép thay vì đi giày để tránh bí chân. Cơ thể dính nước mưa cần nhanh chóng thay quần áo, lau khô người, tóc.
Sau khi lội nước bẩn phải rửa chân kỹ bằng nước sạch, rồi lau khô, nhất là giữa các kẽ ngón chân không để bẩn và ẩm ướt. Không dùng móng tay gãi ngứa vì có thể làm cho tình trạng nặng nề, dễ nhiễm khuẩn hơn.
Nếu chẳng may da xuất hiện những tổn thương, mọi người nên đi khám chuyên khoa da liễu. Tránh tự ý dùng thuốc bôi có thành phần Corticoid để điều trị bệnh da liễu nói chung vì thuốc có thể gây nên nhiều tác dụng phụ có hại cho da như teo da, rạn da, tạo cơ hội để nấm phát triển nhiều hơn.
Ô nhiễm không khí, nguyên nhân chính gây ra các bệnh da liễu Viêm da cơ địa là bệnh da mạn tính thường gặp, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Tỷ lệ viêm da cơ địa tăng theo tình trạng ô nhiễm không khí do quá trình đô thị hoá và công nghiệp hóa trên toàn thế giới. Đó là thông tin được TS-BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da...