Cách phân biệt stress tốt và stress xấu
Stress tốt là động lực phấn đấu trong khi stress xấu gây suy kiệt, trầm cảm, nặng hơn có thể khiến con người suy nghĩ tự hại bản thân.
Bác sĩ Lê Hùng, nguyên Phó Viện trưởng Y học Dân tộc TP HCM, cho biết stress bao gồm tất cả áp lực của cuộc sống, ảnh hưởng về thể xác lẫn tinh thần. Nguyên nhân do môi trường sống, vấn đề tình cảm và cuộc sống cá nhân.
Stress có hai mặt tốt và xấu, tùy thuộc vào mức độ tình trạng căng thẳng.
Stress tốt là khi cơ thể khỏe mạnh, tinh thần lạc quan, bạn xem chúng như một thử thách trong thời gian ngắn. Đây là hiện tượng luôn đồng hành và tác động đến con người hàng ngày, buộc bạn phải thích nghi, chống đỡ và vượt qua.
“Stress tốt được xem là động lực phấn đấu để vượt qua khó khăn, thử thách”, bác sĩ Hùng nói.
Ngược lại, stress xấu đến một cách dữ dội khi cơ thể đang yếu đuối, gây bệnh tật, suy kiệt, trầm cảm, khiến bạn có ý nghĩ và hành động tự hại bản thân như tự tử.
Trải qua stress, con người sẽ trở nên mạnh mẽ và cứng cỏi hơn. Ảnh: Bu Today
Khi cơ thể stress, vùng dưới đồi não và tuyến thượng thận tiết ra hormone giải phóng năng lượng và chuẩn bị tình huống “chiến đấu hay trốn chạy”. Lúc này tim sẽ đập nhanh, phổi thở nhanh nông bằng ngực, đồng tử mở rộng, tuyến lệ bị ức chế, toát mồ hôi, máu dồn lên não, ăn không ngon, ngủ không yên…
Video đang HOT
Bác sĩ Hùng cho biết biểu hiện stress xấu thường là những rối loạn về hành vi và cảm xúc. Họ hay khó chịu, dễ tức giận, buồn bã, khóc vô cớ, thờ ơ trước các cuộc vui, có khuynh hướng thu mình lại, không muốn tiếp xúc nhiều người.
“Người bị stress không tập trung vào công việc, vội vàng, luôn chỉ trích người khác, hay quên, ăn quá nhiều, thậm chí có ý định muốn chết”.
Stress khi chuyển thành xấu gây đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đi cầu nhiều lần, ra nhiều mồ hôi, suy nhược cơ quan sinh dục, xuất tinh sớm. Nếu bệnh nhân không vượt qua được lâu dần sẽ mất trí nhớ, mãn dục, mãn kinh, lão hóa sớm. Nhiều người có thể mắc bệnh suy giáp, vô sinh, nguy hiểm hơn khiến tế bào đột biết và gây ra bệnh ung thư.
Để vượt qua stress, bác sĩ Hùng nhấn mạnh hai quan điểm “sống chậm và “biết đủ là đủ” để an vui, hạnh phúc. Học cách buông bỏ để giảm căng thẳng, giảm áp lực để tồn tại.
Mọi người, nhất là những ai hay chịu áp lực về công việc nên lập kế hoạch cho mình theo tuần, tháng và hàng năm. Trong đó, sử dụng 70-80% cho thời lượng cho công việc, thời gian còn lại hãy dành cho bản thân để thiền định, tập thể dục cải thiện hệ miễn dịch, khiến tinh thần trở nên dẻo dai, mạnh khỏe. Từ đó, chúng ta có thể biến stress xấu thành stress tốt dễ dàng.
Cẩm Anh
Theo VNE
Chứng mất trí nhớ tạm thời là gì?
Mất trí nhớ tạm thời là hội chứng xảy ra khi bị va chạm mạnh ở đầu, stress, tuổi già, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.
Đức Huy ( số 15) trong một pha tranh chấp bóng với đội tuyển Iran, đang bị mất trí nhớ tạm thời sau va chạm. Ảnh: Anh Khoa
Theo Healhline, người bị mất trí nhớ tạm thời thường sẽ hỏi đi hỏi lại những câu hỏi giống nhau, quên mất đồ vừa để, quên các sự kiện vừa diễn ra hoặc những thứ vừa đọc hoặc nhìn thấy trong khoảng 30 giây đến vài ngày. Tình trạng này thường xảy ra ở người già, song cũng xuất hiện ở những người trẻ tuổi.
Mất trí nhớ ngắn hạn là một phần bình thường của lão hóa đối với nhiều người, nhưng không gây ảnh nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề nguy hiểm hơn bao gồm chứng mất trí, chấn thương, nhiễm trùng não hoặc các tình trạng khác như bệnh Parkinson.
Bệnh có thể được điều trị khi được phát hiện kịp thời.
Nguyên nhân của tình trạng có thể do tuổi tác, bệnh người già, u não, máu đông hoặc xuất huyết não, rối loạn do dùng chất gây nghiện, thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, stress, ngủ không đủ giấc hoặc những chấn thương do chấn động mạnh ở đầu cũng gây nên chứng mất trí nhớ tạm thời, nhất là ở người trẻ.
Điều trị mất trí nhớ tạm thời phụ thuộc vào nguyên nhân
- Đối với khối u não: phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.
- Sử dụng thuốc để điều trị cục máu đông. Trong một số trường hợp, phẫu thuật để điều trị xuất huyết não.
- Sử dụng thuốc hoặc điều trị cho các chứng liên quan đến thần kinh.
- Cải thiện lối sống lành mạnh, ăn đủ chất, tập thể dục thường xuyên.
Live Science hướng dẫn một số hoạt động vận động trí não như:
- Mnemonics là kỹ thuật gắn một từ, cụm từ hoặc hình ảnh vào một đối tượng như "Đức Huy mặc áo số 15".
- Mẹo để nhớ có bao nhiêu ngày trong một tháng. Ví dụ tháng có 30 ngày gồm tháng 9, tháng 4, tháng 6 và tháng 11.
- Luyện khả năng nhớ tên đồ vật trong 30 giây rồi viết lại trên giấy.
- Thực hiện các hoạt động kích thích não như Sudoku, trò chơi ô chữ để cải thiện trí nhớ.
Nếu tình trạng này kéo dài, người mất trí nhớ tạm thời nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng điều trị kịp thời, đặc biệt là vấn đề tuổi tác.
Tối 12/1 trong trận đấu với tuyển Iran, tiền vệ 24 tuổi Đức Huy bị va chạm mạnh khi tranh chấp bóng với tiền vệ Mehdi Taremi. Đức Huy sau đó tạm thời bị mất trí nhớ. Anh không nhớ hôm nay mình có được ra sân hay không và hoang mang khi đồng đội cho xem lại video thi đấu với Iran.
Thùy An
Theo VNE
Ca sĩ Hương Tràm nổi mẩn đỏ khắp người vì dị ứng cấp tính Nữ ca sĩ vào viện trong tình trạng cơ thể mẩn ngứa, nổi từng mảng đỏ từ cổ xuống đến tay chân. Đại diện của Hương Tràm chia sẻ cô bị dị ứng từ giao thừa năm 2019 khi ra Hà Nội để tập luyện cùng ban nhạc. Ban đầu chỉ ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ, nữ ca sĩ nghĩ mức độ...