Cách ôn thi hiệu quả môn Địa lý
Tháng 12/2018, Bộ GD&ĐT đã sớm công bố đề tham khảo thi THPT quốc gia năm 2019, nhận xét về đề môn thi thành phần môn Địa lí, Thạc sĩ Bùi Nghĩa Hoàng (Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ) – cho biết: đề có mức độ dễ hơn, những câu hỏi khó tập trung vào hai chủ đề Địa lí các ngành kinh tế và vùng kinh tế nước ta.
Cô và trò Trường PTDTNT tỉnh Phú Thọ trong một tiết ôn tập
Cụ thể, thầy Hoàng phân tích: đề tham khảo 2019 của môn Địa lí có mức độ dễ hơn (tỉ lệ mức độ biết và hiểu tăng, vận dụng và vận dụng cao giảm). Trong phần kĩ năng Địa lí, xuất hiện dạng tính toán từ bảng số liệu nhưng không quá khó với học sinh. Các câu hỏi thuộc chủ đề Địa lí tự nhiên Việt Nam đã phần nào giảm độ khó.
Trong tổng số 40 câu, có các mức độ như sau: 13 câu nhận biết, 10 câu thông hiểu, 10 câu vận dụng và 7 câu ở mức độ vận dụng cao. Phần kĩ năng Địa lí có số lượng câu hỏi nhiều nhất, tiếp đến là Địa lí các ngành kinh tế, Địa lí vùng kinh tế và Địa lí tự nhiên Việt Nam (Địa lí 12).
Năm nay cách tính điểm xét tốt nghiệp THPT 2019 có thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ kết quả thi lên khoảng 70%, điểm trung bình môn cả năm lớp 12 giảm còn khoảng 30%, do vậy sẽ gia tăng khả năng trượt tốt nghiệp của học sinh yếu, kém;
Do vậy, để ôn thi hiệu quả, về nội dung ôn thi, theo thầy Nghĩa: Giáo viên và học sinh cần xác định được trọng tâm kiến thức lí thuyết là toàn bộ chương trình Địa lí 12, riêng Địa lí lớp 11 tập trung nhiều hơn vào chủ đề Đông Nam Á (trừ phần đã giảm tải); Rèn luyện các kĩ năng Địa lí như nhận xét bảng số liệu, chọn vẽ biểu đồ, xác định được vị trí, phân bố của đối tượng và mối quan hệ các đối tượng Địa lí trên bản đồ…Đề thi THPT quốc gia năm 2019 sẽ bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình cấp THPT. Nội dung thi chủ yếu thuộc Địa lí 12, riêng lớp 11 tập trung nhất vào Địa lí khu vực Đông Nam Á.
Video đang HOT
Về phương pháp ôn tập: Giáo viên cần giúp mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh có phương pháp ôn tập cụ thể và phù hợp, có thể sử dụng sơ đồ tư duy cho từng chủ đề kiến thức, học theo nhóm giúp học sinh hệ thống được kiến thức lí thuyết hiệu quả.
Học sinh cần được rèn luyện bằng các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, thử sức qua các đợt khảo sát. Giáo viên giúp học sinh phân tích kết quả và rút kinh nghiệm với những lỗi sai, nhầm lẫn thường gặp.
Đối với học sinh yếu, kém cần hiểu và sử dụng thành thạo Atlat Địa lí Việt Nam, tập trung ôn luyện những kiến thức cơ bản nhất của chương trình. Những học sinh có nguyện vọng xét tuyển đại học và cao đẳng cần luyện tập những câu hỏi ở mức khó, tập trung ôn luyện những chủ đề Địa lí ngành kinh tế, vùng kinh tế nước ta, kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ.
Giáo viên cần sử dụng câu hỏi, đề thi cho học sinh luyện tập hoặc khảo sát phải được biên soạn công phu, biên tập và chuẩn hóa. Ngoài ra, giáo viên cũng giúp học sinh cập nhật các số liệu, kiến thức Địa lí kinh tế – xã hội mới.
Trong quá trình ôn tập, học sinh không thể thiếu được sách giáo khoa Địa lí, Atlat Địa lí Việt Nam. Thông qua sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên, học sinh thường xuyên bổ sung kiến thức và tự xây dựng tài liệu ôn thi phù hợp với năng lực của bản thân.
Việt Hà
Theo GDTĐ
Quyết tâm chống gian lận thi cử
Các địa phương dù có quy trình thi chặt chẽ, thiết bị hiện đại nhưng con người không có trách nhiệm, cố ý làm trái thì việc ngăn chặn tiêu cực là vô cùng khó khăn
Các đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức thi THPT quốc gia 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã đến Bắc Giang, Hải Phòng và Quảng Ninh trong 2 ngày 6 và 7-4.
Lựa chọn nhân sự tin tưởng
Năm 2019, Bắc Giang có khoảng 19.000 học sinh lớp 12. Tỉnh này dự kiến sẽ tổ chức từ 36 đến 40 điểm thi phục vụ kỳ thi THPT quốc gia. Theo ông Bạch Đăng Khoa, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Giang, đến thời điểm này, tất cả trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên đã tổ chức cho học sinh học quy chế thi, phát hồ sơ đăng ký dự thi và hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia 2019.
Để hỗ trợ thí sinh khi làm hồ sơ dự thi và chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển..., các trường thành lập tổ tư vấn, nhóm tư vấn tuyển sinh, nhóm kỹ thuật nhập dữ liệu của thí sinh. Thành viên các tổ, nhóm này là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn khối 12, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và được tập huấn kỹ lưỡng. Hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh đều được các trường kiểm tra, đối chiếu nhiều lần các thông tin cá nhân, thông tin đăng ký xét tuyển... để tránh sai sót.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, kiểm tra công tác tổ chức thi tại Bắc Giang ngày 7-4 Ảnh: Hùng Lê
Ông Khoa cho biết thêm Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Giang đã xây dựng cẩm nang phổ biến đến tất cả cán bộ, thầy cô giáo để triển khai công tác thi THPT. Về giải pháp chống gian lận thi cử, ông Khoa đánh giá Bắc Giang chú trọng đến việc lựa chọn nhân sự để đảm nhiệm các công việc nhạy cảm, đòi hỏi trách nhiệm cao. Đồng thời, Bắc Giang cũng chuẩn bị chu đáo các điều kiện cơ sở vật chất để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc.
Giám sát đặc biệt khu vực in sao đề thi
Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), ông Mai Văn Trinh, lưu ý Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Giang và các sở GD-ĐT đặc biệt chú ý đến bộ phận tư vấn, phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hỗ trợ học sinh đăng ký dự thi và ôn tập.
Ông Trinh lưu ý đến việc tổ chức dạy học, ôn tập một cách bài bản, có trách nhiệm cho học sinh. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng gợi ý việc sử dụng nhiều giải pháp khác nhau, đặc biệt nhấn mạnh đến sử dụng nhiều giáo viên cốt cán tham gia ôn tập, hình thành các nhóm học tập, bạn giúp bạn. Các thầy cô tuyệt đối không được cắt xén chương trình. "Các sở GD-ĐT cần chủ động tham mưu với UBND tỉnh để huy động nguồn lực thực hiện tốt nhất cho kỳ thi. Lưu ý bố trí các điểm thi, đặc biệt đối với những điểm thi có thí sinh tự do cần có phòng chờ cho thí sinh" - ông Mai Văn Trinh nhắc nhở.
Về chuẩn bị cơ sở vật chất cho kỳ thi, ông Trinh cho rằng các sở GD-ĐT cần kiểm tra chất lượng và số lượng camera an ninh, đặc biệt là tại khu vực in sao đề thi. Các địa phương cần lựa chọn nhân sự tham gia thực hiện kỳ thi đúng quy chế. "Quy trình chúng ta đã chặt chẽ, thiết bị kỹ thuật hiện đại nhưng con người không có trách nhiệm, chủ động làm trái quy chế thì việc ngăn chặn tiêu cực là vô cùng khó khăn" - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nhìn nhận. Ông cũng đề nghị cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn với các trường ĐH được bố trí tại địa phương, đặc biệt lưu ý thời gian bàn giao cơ sở vật chất để chấm thi trắc nghiệm.
Cùng vào cuộc chống tiêu cực
Nhấn mạnh đến công tác chống tiêu cực thi cử, ông Mai Văn Trinh cho rằng kỳ thi cần sự vào cuộc của các địa phương, các cơ quan và toàn xã hội. Bộ GD-ĐT, ban chỉ đạo thi là đơn vị tổ chức, chỉ đạo để tổ chức kỳ thi nhưng việc triển khai lại tại các địa phương, vì vậy đề nghị các địa phương chung tay vào cuộc và nghiêm khắc với gian lận trong thi cử để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc. Ông Trinh cũng nhấn mạnh các địa phương cần thường xuyên làm công tác truyền thông đến giáo viên, học sinh, phụ huynh về kỳ thi trên địa bàn. Đặc biệt, chú trọng đến truyền thông cho toàn xã hội hiểu đúng về quyết tâm chống và xử lý nghiêm gian lận, tiêu cực trong kỳ thi này.
Yến Anh
Theo Người lao động
Sản phẩm của VNEN thế này, chúng tôi phải dạy làm sao? Giáo viên không thể để học sinh yếu quá nhiều. Nhà trường không cần biết học sinh lười học thế nào? Các em học dốt ra sao? Hậu quả này, thầy cô phải gánh chịu. Chấm 45 bài kiểm tra môn Địa lý lớp 6 đã có tới 12 bài đạt từ điểm 0 đến điểm 2, khoảng 10 bài đạt điểm 3,...