Cách ôn để lấy điểm cao môn sử, địa
Học sinh thường ngại học môn lịch sử và địa lý. Tuy nhiên, với hướng dẫn của các giáo viên Trường THPT Trần Phú và Vĩnh Viễn, TP.HCM, việc ôn tập hai môn này sẽ đơn giản hơn nhiều.
Hệ thống kiến thức theo từng thời kỳ
Thầy trò Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) ôn tập môn địa lý – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Với môn sử, đa số học sinh thường than phiền rằng có học nhưng hay quên, hay có học nhưng không biết trả lời câu hỏi như thế nào. Sở dĩ như vậy là vì học sinh học bài một cách máy móc (học vẹt), cố đưa kiến thức vào mà không hiểu, không biết hệ thống lại kiến thức nên dễ quên và khó vận dụng vào việc giải đề thi.
Để ôn tập hiệu quả, nhớ lâu và vận dụng được kiến thức để giải đề thi môn sử, học sinh cần có kế hoạch ôn tập cụ thể, nắm thời gian từ nay đến ngày thi để phân bố nội dung ôn tập phù hợp, tránh bị động, tránh dồn nén, quá tải vào giai đoạn cuối.
Học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản từng bài, lập dàn ý để học, tránh sa đà quá tải. Biết hệ thống lại toàn bộ kiến thức theo từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử cụ thể, những nội dung chính của các thời kỳ, giai đoạn lịch sử đó, mối liên hệ kiến thức trong từng thời kỳ, liên hệ kiến thức giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới.
Ví dụ: Phần lịch sử thế giới hệ thống lại kiến thức học theo từng vấn đề: Các tổ chức: Liên Hiệp Quốc, ASEAN, EU…; Các nước (Liên Xô, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản…); các khu vực (Đông Nam Á, châu Phi, Mỹ La tinh, Tây Âu…).
Video đang HOT
Hai cách ôn tập môn địa lý
Có 2 cách làm cho việc ôn tập môn địa lý của học sinh trở nên nhẹ nhàng và kết quả bài thi sẽ tốt hơn.
Một là ôn tập dựa trên Atlat và khai thác kiến thức từ tài liệu này, vì nhiều nội dung trong đề thi có sẵn câu trả lời trên Atlat. Ngoài ra, Atlat còn giúp học sinh thấy được tình hình phát triển của một hoạt động kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong từng thời kỳ… Các dạng biểu đồ trên Atlat (biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ kết hợp cột và đường, biểu đồ miền) có thể giúp học sinh tham chiếu để rèn luyện và hình thành kỹ năng vẽ biểu đồ. Biểu đồ trên Atlat còn cung cấp cho học sinh những số liệu thống kê để minh họa cho phần trình bày kiến thức.
Cách ôn tập thứ hai là thiết lập bản đồ tư duy cho phần kiến thức không có trong Atlat, giúp học sinh dễ hiểu, dễ thuộc và lâu quên.
Các đơn vị kiến thức sau đây có thể đưa vào bản đồ tư duy: đặc điểm của một hiện tượng địa lý, nguồn lao động; các thành phần của một đối tượng địa lý; vai trò, vị trí của một đối tượng địa lý…
Ngoài ra, trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2013 – 2014, Bộ GD-ĐT còn lưu ý việc tuyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Cho nên, học sinh cũng cần suy nghĩ thêm về các lưu ý này.
Theo TNO
Phương pháp hay rinh điểm cao tốt nghiệp môn Sử
Học bằng sơ đồ 'cây kiến thức', học qua sách báo, phim ảnh... là những cách giúp teen hiểu kiến thức nhanh và nhớ lâu nhất.
Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD&ĐT trao quyền lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh.
Theo khảo sát sơ bộ tại nhiều trường THPT trên cả nước, tỷ lệ chọn môn Lịch sử gần như thấp nhất trong tất cả các môn, thậm chí có trường công bố không có học sinh nào chọn môn này vì tâm lý lo ngại điểm thấp.
Nếu biết cách ôn tập hiệu quả, học sinh hoàn toàn có thể đạt điểm cao ở môn Lịch sử.
Teen nên tập trung ôn luyện để có kết quả thi tốt nhất nhé. Ảnh Neo.
Tự tin đăng ký môn Sử trong kỳ thi sắp tới, bạn Lê Thị Sáng, THPT Nguyễn Hồng Đạo, huyện Phù Cát, Bình Định, chia sẻ: "Mình thấy các bạn toàn học Sử theo kiểu học thuộc lòng, học "vẹt" nên nếu quên một câu là kéo theo quên hết các câu sau. Mình ôn tập theo phương pháp vẽ "cây kiến thức," thân cây có các mốc thời gian chính, tới các nhánh cây biểu diễn các sự kiện phụ, rất dễ nhớ. Việc này cũng giống như lập một đề cương khi viết văn, giúp các ý chính không bị nhầm lẫn, không bị bỏ sót."
Sáng cũng cho biết đây là phương pháp học rất hiệu quả mà thầy giáo môn Lịch sử của trường đã dạy. Nhờ phương pháp này mà mỗi tiết học Lịch sử của thầy không làm cho học sinh căng thẳng, mà kích thích tư duy và khả năng sáng tạo khi vẽ những sơ đồ "cây kiến thức" của riêng mình.
Thầy giáo Trần Ngọc Thạch, người trực tiếp truyền cảm hứng và tình yêu lịch sử cho học sinh Trường THPT Nguyễn Hồng Đạo tâm sự: Là một giáo viên, ai cũng mong muốn các em yêu thích môn học của mình. Khi thấy tâm lý chán học môn Lịch sử của phần lớn học sinh, thầy cũng rất buồn. Nhưng càng buồn, thầy lại càng cố gắng để các em có thể học Lịch sử thật tốt.
Ngoài phương pháp vẽ cây kiến thức, để đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới, thầy nhắc nhở học sinh phải luôn bám sát các vấn đề thời sự hiện nay, vì chúng rất có thể sẽ liên quan tới đề thi.
"Các em học sinh cũng phải luôn nhớ rằng với những đề thi ra theo hướng mở, học sinh phải có lập luận thuyết phục. Chỉ nhớ kiến thức lịch sử chưa đủ để có bài sử đạt điểm cao. Để có kết quả tốt, lời văn rất quan trọng, không thể thiếu trong một bài Lịch sử hay, đặc biệt là cách dẫn dắt vấn đề sao cho hấp dẫn người đọc, người chấm," thầy Thạch đưa ra lời khuyên.
Thí sinh rạng rỡ sau môn thi Lịch sử kỳ thi đại học năm 2013. Ảnh: Trang Chóe.
Cũng sử dụng phương pháp học bằng vẽ sơ đồ thời gian, bạn Nguyễn Thị Thu Ngân, sinh viên năm cuối khoa Lịch sử, H Quy Nhơn (Bình Định) cho rằng như thế là chưa đủ, cần phải bổ sung thêm những kiến thức ngoài sách giáo khoa.
Ngân cho biết ngay từ khi còn là học sinh trung học phổ thông, Ngân đã có niềm say mê đặc biệt đối với môn Lịch sử. Kết hợp với học bài trên lớp, Ngân thường xuyên tìm hiểu thêm qua truyện tranh, ảnh, sách báo, các bộ phim điện ảnh và phim hoạt hình về lịch sử. Điều đó giúp cô bạn hình thành một chuỗi hình ảnh các sự kiện trong trí nhớ. Môn Lịch sử không còn là những sự kiện khô khan mà trái lại rất sinh động.
Theo VNE
Lần đầu tiên Hà Nội có học sinh đạt giải nhất quốc gia Sử Với giải nhất của em Nguyễn Thị Anh (học sinh trường THPT Mỹ Đức A), lần đầu tiên Hà Nội vươn lên vị trí thứ ba sau tỉnh Vĩnh Phúc, Nam Định. Sáng 23/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, 217 học sinh THPT đạt giải quốc gia môn Lịch sử đã được tuyên dương và trào thưởng. Đây là chương trình...