Cách nhận biết một người đang nói dối siêu đỉnh: Chỉ cần họ mắc 1 trong số những biểu hiện sau là bắt được ngay “chân tướng”
Khi nói dối, con người sẽ có những phản ứng tự nhiên và nếu quan sát cẩn thận, chúng ta có khả năng cao “bắt” được những kẻ đang không trung thực.
Ngay cả khi chúng ta nói những lời sai sự thật thì ngôn ngữ cơ thể vẫn khó có thể thiếu trung thực theo. Theo nghiên cứu của 2 chuyên gia ngôn ngữ cơ thể và phân tích hành vi nổi tiếng người Mỹ Allan Pease và Lillian Glass, dưới đây là 10 cử chỉ phổ biến nhất của con người khi nói dối mà nếu tinh ý quan sát, bạn hoàn toàn có thể nhận ra.
1. Liếm và cắn môi
Vì khi bận “sáng tác” lời nói dối, hệ thần kinh của chúng ta sẽ phải hoạt động mạnh, cảm giác căng thẳng làm giảm khả năng tiết nước bọt. Vì thế mà miệng của người đang và vừa nói dối rất khô. Nếu bạn đưa cho người này một ly nước, họ có thể sẽ uống rất nhanh. Hành động liếm môi, cắn môi là phản ứng tự nhiên của cả khi miệng khô lẫn khi não bộ tăng tốc hoạt động.
2. Ngả vai ra sau và đưa cằm lên cao hơn bình thường
Nếu một người đưa vai ra sau hoặc nâng cằm lên cao hơn trong lúc nói chuyện với bạn, có khả năng cao họ đang cảm thấy không an toàn về những gì mình nói. Đây đều là những biểu hiện cho thấy họ đang cố gắng làm cho lời nói của mình có trọng lượng hơn thực tế.
3. Mở to mắt
Những người nói dối rất khó duy trì giao tiếp bằng mắt trong một thời gian dài vì cảm giác bất an. Tuy nhiên, chính vì ai cũng biết điều đó nên họ sẽ cố gắng nhìn thẳng vào mắt bạn để khiến tăng vẻ đáng tin. Lúc này, điều chúng ta cần quan sát là sự căng thẳng thể hiện ở cơ mắt. Trong thâm tâm, họ đang bị thôi thúc phải nhìn đi chỗ khác nhưng vẫn phải cố nhìn thẳng nên sẽ thành ra trông như họ đang nhìn chằm chằm vào bạn lúc nói chuyện.
4. Chỉ ngón tay trỏ vào bạn
Chỉ ngón tay được coi là một trong những cử chỉ hung hăng nhất. Nếu ai đó phản ứng với câu hỏi hoặc câu chuyện của bạn bằng cử chỉ này, nhiều khả năng người đó muốn đánh lạc hướng suy luận của bạn, làm bạn tưởng rằng mình đã sai.
5. Nghiêng đầu
Phản ứng rất tự nhiên hơi nghiêng đầu là biểu hiện của việc đang cố gắng kéo dài thời gian để suy nghĩ và cân nhắc về câu trả lời. Đồng thời, kẻ nói dối cũng hy vọng người đối thoại sẽ chú ý đến cử chỉ này và khoan dung hơn với họ cũng như điều họ nói dối.
6. Kéo cổ áo và chạm tay vào cổ
Cổ là một trong những bộ phận dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể con người. Khi gặp nguy hiểm, chúng ta hay có phản ứng kéo cổ áo của mình để lấy không khí. Cử chỉ này biểu hiện rất rõ rằng người đó đang thấy không thoải mái và muốn được tự do. Còn trong ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ xoa cổ có nghĩa là: “Tôi không chắc là mình sẽ đồng ý”.
7. Che các bộ phận cơ thể dễ bị tổn thương của mình
Video đang HOT
Ngực, bụng và háng là những bộ phận cơ thể mà con người có quán tính cố gắng che đi khi họ lo lắng. Lý do là khi căng thẳng, thần kinh trung ương sẽ gửi tín hiệu đến cơ bụng, thậm chí có thể còn gây ra co thắt đau đớn.
8. Giữ chặt đồ vật
Khi nói dối, một con cảm thấy mình đang trong thế bị động, thiếu an toàn, dễ bị tấn công. Thế nên người nói dối có thể sẽ bám vào tường, bàn, ghế và bất cứ thứ gì giúp bản thân cảm thấy an toàn.
9. Chỉnh sửa vẻ bề ngoài
Bí kíp phát hiện nói dối này thường thấy ở phụ nữ nếu họ cảm thấy không thoải mái khi trả lời một câu hỏi. Các cô gái sẽ nghịch tóc hoặc miết các loại mỹ phẩm quanh mắt. Hành vi tự nhiên này giúp họ cảm thấy an toàn và tự tin hơn về lời nói dối của mình.
10. Bắt chéo ngón tay khi bắt tay bạn
Nếu một người đang bắt tay bạn và lại bắt chéo hai ngón tay, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy họ đang không trung thực với bạn. Ngoài ra, hãy để ý bàn tay của người đó khi nói chuyện. Bắt chéo ngón tay sau lưng cũng là một dấu hiệu của việc nói dối.
"Bắt bài" người đang nói dối qua 9 dấu hiệu này trong tin nhắn
Bằng cách để ý tới 9 dấu hiệu này, bạn có thể nhanh chóng phát hiện một người đang nói dối với mình.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ cho thấy chúng ta nói dối 11 lần mỗi tuần, trong khi một nghiên cứu khác tiết lộ rằng có đến 60% trong số chúng ta sẽ nói dối trong một cuộc trò chuyện kéo dài trên 10 phút. Việc nói dối qua điện thoại cũng dễ hơn so với khi chúng ta đứng đối diện nhau. Tuy nhiên chúng ta lại thường ít nói dối hơn khi thực hiện giao tiếp qua email.
Dưới đây là cách bạn có thể dễ dàng phát hiện một người đang nói dối khi nhắn tin thông qua 9 dấu hiệu:
1. Họ cố thay đổi chủ đề
Kẻ nói dối sẽ cố gắng thay đổi chủ đề mà hai bạn đang trò chuyện để tập trung vào một chủ đề hoàn toàn khác. Họ thậm chí có thể giả vờ rằng họ bị tổn thương bởi bạn đang ám chỉ rằng họ nói dối. Đây là cách mà họ thực hiện nhằm khiến bạn bị bối rối và không còn tập trung vào điều đang nói nữa. Kẻ nói dối sẽ thử mọi phương pháp có thể để tránh phải trả lời câu hỏi của bạn ban đầu.
Ví dụ:
- Anh đã ở đâu tối qua?
- Ồ anh quên chưa nói với em à. Anh qua nhà bạn. Công việc mới của em thế nào? Mọi chuyện ổn chứ?
2. Họ khen bạn sau khi trả lời siêu ngắn gọn
Tâng bốc là một phương pháp thao túng mà nhiều người thực hiện cả trong công việc lẫn cuộc sống riêng. Những người nói dối có thể sử dụng cách này để giành quyền kiểm soát cuộc trò chuyện và hướng sự tập trung sang một hướng mới.
Chúng ta đều thích được nghe những điều tốt đẹp về bản thân nên thường thì phương pháp này có xu hướng thành công cao. Kẻ thao túng/kẻ nói dối này hiểu bạn đủ rõ để biết làm sao giải tỏa ngay những bất an đang có trong lòng bạn.
3. Họ mơ hồ
Khi ai đó không ngại nói ra sự thật, họ sẽ cố nhớ lại thông tin một cách chi tiết nhất để bổ sung vào câu chuyện. Mặt khác, những kẻ nói dối sẽ khiến mọi thứ trở nên mơ hồ bằng cách không nói ra thông tin.
Họ sẽ không đưa ra những thông tin chi tiết, cụ thể vì điều đó có thể trở thành bằng chứng tố cáo họ đang nói dối. Bằng cách kể một nửa câu chuyện, họ tự vỗ về bản thân rằng đó không hẳn là nói dối mà chỉ là họ đang nói một nửa của sự thật mà thôi.
Ví dụ:
- Tối qua anh về nhà lúc mấy giờ?
- Anh cũng không rõ nữa, tầm nửa đêm.
4. Họ tự nhận mình trung thực và "không bao giờ nói dối"
Khi muốn thuyết phục đối phương, những kẻ nói dối sẽ quá đề cao sự trung thực của họ. Những cách diễn đạt như "thành thật mà nói", "tin tôi đi", "nói cho bạn biết sự thật"... rất hay được những người này sử dụng.
Nếu một người trung thực, họ sẽ không cần phải lặp đi lặp lại các câu nói để đảm bảo về mức độ trung thực của mình. Bằng cách khẳng định quá mức về sự trung thực của mình, họ rõ ràng là đang cố gắng che giấu sự thật với bạn.
5. Họ vẽ ra những câu chuyện phức tạp và cực kỳ chi tiết
Nếu bạn gặp phải những người này thì thực sự rất khó để đối phó bởi họ là những kẻ nói dối chuyên nghiệp, thậm chí có thể tin cả câu chuyện bịa đặt của mình. Họ có thể vẽ ra những câu chuyện đầy màu sắc và chi tiết, rất thuyết phục và không kém phần kịch tính. Những gì họ vẽ ra chi tiết đến nỗi bạn khó có thể phán đoán là họ đang nói dối.
Ví dụ:
- Anh ở nhà tối qua mà sao em gọi không bắt máy vậy?
- Thật à, sao anh không nghe thấy tiếng chuông điện thoại nào nhỉ. Lát anh phải kiểm tra với bên công ty cung cấp dịch vụ mới được. Vừa hôm trước ông Đồng hàng xóm của anh cũng bị như vậy, gọi 5 lần 7 lượt họ mới vào sửa cho.
6. Diễn đạt rối bời, sai cả ngữ pháp
Khi một người hoàn toàn bịa đặt nên một câu chuyện, cách diễn đạt của họ dễ trở nên lộn xộn. Bạn có thể thấy họ nhảy từ thì quá khứ đến hiện tại hay những lỗi sai về ngữ pháp khác
Điều này là bởi bộ não của họ đang bận rộn với việc vẽ ra một câu chuyện không hề có thật nên mắc sai sót trong việc diễn đạt một câu. Trừ khi họ là người thường xuyên viết như vậy, phổ biến với lối nói chuyện đó, nếu bạn đột nhiên nhận thấy sai lầm ngớ ngẩn này, hãy đặt dấu hỏi về việc có thể họ đang nói dối bạn.
Ví dụ:
- Anh đã là gì tối qua và mấy giờ về vậy?
- Anh đã đến nhà cậu bạn rồi đang ngủ luôn sau khi về nhà.
7. Họ cố gắng kết thúc cuộc trò chuyện sao cho nhanh nhất
Bạn đang nhắn tin cho một người và đến hồi "gay cấn" với câu hỏi quan trọng đặt ra. Tuy nhiên họ lại trả lời rất ngắn gọn, mơ hồ và rồi đột nhiên thông báo mình có việc gấp.
Họ kết thúc cuộc trò chuyện một cách nhanh chóng và để lại bạn với câu hỏi chưa được trả lời. Hãy đặt câu hỏi liệu có phải họ đang che giấu bạn điều gì. Cách tốt nhất được khuyên trong trường hợp này là trực tiếp gặp mặt đối phương và trò chuyện xem phản ứng của họ ra sao.
8. Họ không đại từ nhân xưng
Đôi khi những kẻ nói dối không dám đối mặt với hành động của chính mình cũng như trách nhiệm về chúng. Đó là lý do vì sao họ sẽ hạn chế việc sử dụng đại từ nhân xưng "Tôi" mà thay vào đó là những câu nói chung chung, thiếu chủ ngữ.
Ví dụ: Nếu cấp trên của bạn thường xuyên sử dụng đại từ "Chúng ta", rất có thể họ đang cố tách mình ra khỏi trách nhiệm và đẩy nó về bạn trong khi đó là điều bạn không thể kiểm soát.
9. Họ thể hiện sự đồng cảm
Thể hiện sự đồng cảm tất nhiên không phải là điều xấu song nếu ai đó bỗng dưng nói như vậy một cách rất bất thường, tốt hơn bạn nên thận trọng. Nếu người đó nói dối, thay vì trả lời câu hỏi của bạn bằng sự thật chi tiết, họ sẽ bày tỏ tình cảm dành cho bạn.
Điều này là do họ có thể hiểu cảm xúc của bạn vào lúc này và cố gắng điều khiển chúng thông qua việc thể hiện sự đồng cảm. Mục đích của họ là ảnh hưởng đến những phán đoán trong đầu bạn và chuyển hướng sự chú ý ra khỏi câu hỏi ban đầu.
10 mẹo an toàn phụ nữ nên biết Không công khai thông tin cá nhân, giả vờ không hiểu ngôn ngữ người lạ hay bất đắc dĩ nói dối, sẽ giúp phụ nữ tránh xa kẻ xấu. Nói địa chỉ mơ hồ Không phải cứ được người lạ chia sẻ thông tin cá nhân có nghĩa bạn phải làm vậy với họ. Nếu buộc phải trả lời, mà không muốn người...