Cách Nhà Trắng bảo vệ tổng thống trước thư chứa chất độc
Khi một bức thư được gửi cho tổng thống Mỹ, nó không được chuyển ngay vào Nhà Trắng, mà phải trải qua quy trình sàng lọc tại một cơ sở tách biệt.
Giới chức tại cơ sở xử lý thư tín của Nhà Trắng đầu tuần trước phát hiện phong bì chứa chất độc ricin ở dạng bột trắng, đề tên người nhận là Tổng thống Donald Trump. Nhân viên an ninh Mỹ sau đó bắt nghi phạm Pascale Ferrier, công dân Canada, khi người phụ nữ 53 tuổi này mang theo dao và súng tìm cách nhập cảnh vào Mỹ.
Ferrier được cho là đã dọa dẫm, yêu cầu Trump ngừng tái tranh cử trong thư, thậm chí tuyên bố sẽ tìm phương cách khác nếu biện pháp gửi ricin qua thư không hiệu quả. Bà ta cũng được cho là đã đăng Twitter ủng hộ giết Tổng thống Mỹ cách đây hai tuần.
Tổng thống Mỹ Trump tại Phòng Bầu dục ở Nhà Trắng hồi tháng ba. Ảnh: Reuters.
Theo các chuyên gia, ricin là chất kịch độc chưa có thuốc giải, có thể khiến nạn nhân tử vong trong 36-72 giờ nếu nuốt, hít phải hoặc bị tiêm. Nó được chiết xuất từ hạt thầu dầu và sử dụng dưới dạng bột hoặc viên nén. Tuy nhiên, việc gửi chất độc này bằng thư tới Nhà Trắng được coi là không có tác dụng, do mọi bưu kiện chuyển tới đây phải trải qua quy trình sàng lọc, kiểm tra chất độc rất kỹ lưỡng.
Sở Mật vụ đã tham gia rà soát thư từ và các gói hàng đáng ngờ được gửi đến Nhà Trắng từ năm 1940. Tuy nhiên, thư từ từng được chuyển trực tiếp đến số 1600 Đại lộ Pennsylvania, địa chỉ của Nhà Trắng, và các tổng thống trước đây như Ronald Reagan thích điều này. Theo Nancy Theis, người từng làm việc trong bộ phận thư tín của Reagan, đôi khi ông còn ghé qua phòng thư của Nhà Trắng để trực tiếp lấy bưu phẩm, thư từ.
Nhưng điều đó thay đổi vào năm 1996, khi một cơ sở xử lý thư nằm tách biệt với Nhà Trắng được mở tại khu Anacostia ở thủ đô Washington. An ninh được tăng cường hơn nữa vào năm 2001 vì lo ngại về thư chứa vi khuẩn bệnh than. Năm đó, cơ sở sàng lọc thư của Nhà Trắng được chuyển đến Maryland và đóng ở đây trong suốt một thập kỷ.
Video đang HOT
Mối lo ngại về khủng bố sinh học và các mối đe dọa qua thư khác ngày càng gia tăng. Năm 2004, có 234 món đồ tiềm ẩn rủi ro được gửi đến Nhà Trắng, 24 trong số đó là những lá thư mang tính đe dọa.
Vì vậy, năm 2006, quốc hội Mỹ phê duyệt ngân sách xây cơ sở sàng lọc bưu phẩm hiện đại cho mật vụ. Cơ sở kiểm tra thư từ này được hoàn thành vào năm 2010, nhưng giới chức Mỹ từ chối tiết lộ vị trí chính xác của nó. Cơ sở kiểm tra khoảng một triệu thư mỗi năm, chi phí vận hành vào năm 2012 là khoảng 18,4 triệu USD.
Một số người từng gửi thư chứa ricin trong các âm mưu nhắm vào tổng thống Mỹ trước đây và đều bị phát hiện. Năm 2013, James Everett Dutschke, thầy dạy võ 42 tuổi, gửi hai lá thư tẩm ricin đến Obama nhưng bị ngăn chặn kịp thời. Ông này bị bắt và lĩnh án 25 năm tù.
Nữ diễn viên truyền hình Shannon Richardson bị tuyên án 18 năm tù vào năm 2014 vì gửi thư chứa ricin cho Obama và cựu thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg.
Năm 2018, một cựu binh ở Utah bị truy tố tội danh gửi thư đe dọa sử dụng chất độc sinh học làm vũ khí, sau khi anh ta gửi cho Trump, Bộ trưởng Quốc phòng, Giám đốc FBI, Giám đốc CIA và các quan chức khác trong chính quyền của ông những bức thư chứa hạt thầu dầu.
Thực tế, quá trình sàng lọc chỉ là hàng rào an ninh đầu tiên mà một lá thư phải vượt qua trước khi nó có cơ hội “hạ cánh” trên bàn làm việc của tổng thống Mỹ. Sau khi được xác định là an toàn, thư được chuyển đến cơ sở phân loại trong Tòa nhà Văn phòng Điều hành Eisenhower, nằm ngay bên cạnh nhưng hoàn toàn tách biệt với Nhà Trắng.
“Vì vậy, nếu bạn muốn liên lạc với Tổng thống và muốn nhận phản hồi nhanh chóng, hãy nhớ đến quy trình phân loại thư này. Có lẽ bạn nên gửi email thì hơn”, ký giả Ali Weinberg của NBC viết.
Người gửi thư chứa chất độc racin cho Trump là ai?
Ferrier, người phụ nữ Canada bị truy tố vì gửi thư chứa ricin cho Trump, dường như đăng Twitter ủng hộ giết Tổng thống Mỹ cách đây hai tuần.
Pascale Ferrier, 53 tuổi, sinh ra tại Pháp nhưng nhập tịch Canada từ năm 2015. Một số nguồn tin cho biết bà này vẫn giữ hai quốc tịch Pháp - Canada và sống ở tỉnh Quebec, Canada.
Ferrier bị bắt hôm 20/9 tại biên giới Mỹ và Canada sau khi nói với các nhân viên Hải quan và Tuần tra Biên giới rằng bà đang bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) truy nã vì những bức thư chứa chất ricin. Người phụ nữ này mang theo dao và một khẩu súng đã nạp đạn dắt ở thắt lưng khi bị bắt.
Một tài khoản Twitter hôm 29/5 đăng bài: "Có ai đó có thể bắn vào mặt Trump chưa? Tôi chờ nhiều năm lắm rồi". Tài khoản dường như thuộc về Ferrier hôm 9/9 trả lời: "Tôi vừa đọc bài đăng này. Tôi đồng ý. Chẳng có ai làm gì cả, đã đến lúc phải thay đổi", kèm theo hashtag "killtrump" (giết Trump). Hiện bài đăng này đã bị xóa.
Pascale Ferrier, nghi phạm gửi thư chứa chất cực độc ricin tới Nhà Trắng. Ảnh: Facebook/Pascale Ferrier.
Cùng ngày hôm đó, người này cũng bị cáo buộc trả lời người nào đó trên Twitter rằng: "Tôi nghĩ ra cái tên mới cho Trump: "tên hề bạo chúa xấu xa". Tài khoản mang tên Pascale Ferrier và đặt địa điểm tại Laval, Quebec. Trong phần tiểu sử, Ferrier tự mô tả mình là một "người du cư sáng tạo công nghệ".
Ferrier sống ở Mỹ năm ngoái nhưng bị trục xuất về Canada sau khi giới chức phát hiện bà này ở quá thời hạn thị thực 6 tháng và sử dụng bằng lái xe giả, New York Times dẫn lời quan chức tình báo cấp cao cho hay. Hồ sơ tòa án cho thấy tháng 3/2019, Ferrier bị bắt ở Texas vì giả mạo hồ sơ chính phủ. Tờ Times cho biết bà này cũng bị bắt vì sở hữu vũ khí không có giấy phép và chống người thi hành công vụ.
Cáo buộc giả mạo hồ sơ chính phủ được hủy bỏ hồi tháng 5 sau khi Ferrier ngồi tù 20 ngày. Đó cũng là lúc giới chức phát hiện bà này ở quá hạn thị thực.
Một tài khoản Facebook có tên Pascale Ferrier mô tả bản thân là người làm nghề tự do, trong khi một số nguồn tin nói rằng bà là lập trình viên máy tính. Một trang kinh doanh trên Facebook có tên La Techno-Creative Nomade do Ferrier điều hành, đăng bằng tiếng Pháp về việc đến Texas vào tháng 6/2019 và "thất vọng" vì các mặt hàng được sản xuất ở Trung Quốc, Mexico.
"Tôi muốn mua một số thứ đặc trưng ở Texas, như mũ, ủng hoặc quần áo cao bồi, nhưng tôi rất thất vọng khi thấy hầu hết mặt hàng đều được sản xuất ở nước ngoài (Trung Quốc, châu Á, Mexico...) và đó thường là những thứ chất lượng kém với giá cao. Cuối cùng tôi không mua gì bởi khi đi đâu đó, tôi muốn mua hàng nội địa! Nếu tôi ở Mỹ, tôi muốn mua các sản phẩm sản xuất tại Mỹ", theo bài đăng.
Phần tiểu sử trên Facebook nói nơi ở của Ferrier là Saint-Hubert, Quebec và giới chức cho biết các bức thư chứa ricin được gửi đi từ địa điểm này.
Ngoài lá thư gửi tới Nhà Trắng, Ferrier cũng bị nghi ngờ gửi 5 lá thứ khác chứa đầy chất ricin cho cảnh sát ở Texas. "Chúng tôi tin rằng tổng cộng 6 lá thư đã được gửi: một tới Nhà Trắng và 5 tới Texas", phát ngôn viên Cảnh sát Kỵ binh Hoàng gia Canada (RCMP) tại Quebec cho hay.
Các sĩ quan RCMP đã khám xét một chung cư ở Saint-Hubert hôm 21/9, nhưng không cho biết nơi cư trú liên quan Ferrier như thế nào. Ferrier hầu tòa tại New York hôm 22/9 với tội danh đe dọa tổng thống Mỹ, nhưng không nhận tội. Do bị coi là có nguy cơ bỏ trốn cao, Ferrier hiện bị giam không được bảo lãnh và phiên tòa tiếp theo diễn ra ngày 28/9.
Ricin có tự nhiên trong hạt thầu dầu, có khả năng gây chết người cao gấp 6.000 lần xyanua. Ricin có thể gây tử vong trong vòng 36 đến 72 giờ kể từ khi tiếp xúc với một lượng nhỏ như đầu kim. Khi nhiễm độc qua đường tiêu hóa, nạn nhân sẽ bị buồn nôn, nôn mửa và chảy máu thành ruột và dạ dày, sau đó tử vong vì suy gan, lá lách và thận, cũng như ngừng tuần hoàn.
Hiện chưa có thuốc giải ricin, dù quân đội Mỹ và Anh đã tiến hành một số thử nghiệm trên động vật. Ricin được dùng trong một số vụ tấn công khủng bố. Năm 2014, một người đàn ông ở Mississippi bị kết án 25 năm tù vì gửi thư phủ đầy chất ricin cho cựu tổng thống Barack Obama và các quan chức khác.
Nữ diễn viên truyền hình Shannon Richardson bị tuyên án 18 năm tù vào năm 2014 vì gửi dầu thầu dầu cho Obama và cựu thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg. Năm 2018, một cựu quân nhân hải quân bị cáo buộc gửi những lá thư độc hại tới Lầu Năm Góc và Nhà Trắng.
Trung Quốc tuyên tử hình công dân Canada Một tòa án Trung Quốc kết án một công dân Canada vì sản xuất ma túy, động thái có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Ottawa. Tòa án Nhân dân Trung cấp tỉnh Quảng Châu hôm nay phán quyết Xu Weihong tội tử hình vì sản xuất ma túy và toàn bộ tài sản cá nhân của Xu đã...