Cách người Australia chọn nghề nghiệp
Cách các bạn trẻ Australia chọn nghề nghiệp rất thú vị và đáng để nhiều người Việt Nam học hỏi.
Ảnh minh họa
Cựu du học sinh Nguyễn Thắng từ Australia chia sẻ câu chuyện lập nghiệp của nhiều bạn trẻ Australia.
Trent là bạn hàng xóm đầu tiên của tôi khi đến Australia du học. Lúc đó Trent đang học năm cuối phổ thông, tôi thường nói chuyện với cậu ta để nâng cao vốn tiếng Anh. Một hôm tôi hỏi Trent sẽ chọn nghề nghiệp gì sau khi tốt nghiệp phổ thông, Trent khẳng định một cách chắc chắn sẽ trở thành thợ sửa chữa ôtô.
Tôi ngạc nhiên hỏi thêm vì sao không chọn các ngành như kỹ sư, bác sĩ hoặc kế toán…? Trent thành thật thú nhận học rất tệ các môn tự nhiên như Toán, Lý hoặc Hóa, nhưng đam mê và kiến thức về động cơ ôtô thì toàn trường không ai bì kịp, kể cả thầy cô cũng khâm phục sự hiểu biết về ôtô của cậu ta. Trent nói thêm gia đình và thầy cô đều khuyến khích cậu đi theo con đường này.
Do điều kiện công việc và học tập, tôi chuyển nhà sang vùng khác và mất liên lạc với Trent. Khoảng 3 năm sau, tôi tình cờ gặp bố mẹ Trent trong một khu mua sắm. Chúng tôi vui vẻ trò chuyện, tôi hỏi về Trent thì ông bà hồ hởi khoe Trent đang làm ở một xưởng cơ khí ôtô gần nhà, ban đêm đi học trường nghề cũng chuyên ngành cơ khí ôtô.
Bố Mẹ Trent cho tôi xem hình ảnh khi cậu ta đạt được các giải thưởng của công ty và các hãng động cơ ôtô. Nhìn nụ cười tươi rói của Trent, tôi biết chắc cậu ta đã chọn đúng nghề nghiệp.
Aaron, chàng trai quyết liệt theo đuổi đam mê
Tôi và Aaron làm cùng chỗ tại một trung tâm hội nghị. Aaron đẹp trai như người mẫu, mắt xanh, tóc vàng, cao 1,9 m, làm công việc rửa chén bát trong bếp. Thỉnh thoảng tôi trò chuyện cùng Aaron trong giờ giải lao nên biết được niềm đam mê lớn nhất của cậu ta là âm nhạc, đặc biệt là đánh trống.
Để theo đuổi đam mê, Aaron chuyển nhà ra ngoại ô với ông bà để tiện luyện tập. Cậu ta tập đánh trống 7-8 tiếng mỗi ngày, ban đêm đi làm rửa chén bát để góp đủ tiền mua bộ trống như ý. Ước mơ của Aaron là được chơi trống trong một ban nhạc.
Chúng tôi làm cùng hơn một năm thì đột nhiên Aaron nghỉ việc. Vài năm sau trong một lần đi chơi ở Sydney, thật bất ngờ tôi gặp lại Aaron đang chơi trống với một ban nhạc ở quán bar. Trong giờ giải lao, tôi đến bắt chuyện và Aaron kể cho tôi nghe rằng sau khi gom đủ số tiền mua được bộ trống yêu thích, cậu ta cùng nhóm bạn thành lập ban nhạc.
Video đang HOT
Cả nhóm luyện tập ngày đêm để đủ tự tin xuất hiện trước công chúng. Đến nay, nhóm đã có chút tiếng tăm ở Australia. Ngày nhóm nhạc của Aaron ra album, cậu ta mời tôi đến dự. Aaron nói với tôi rằng đêm qua cậu ấy đã khóc khi ước mơ trở thành sự thật. Tôi chắc rằng với niềm đam mê âm nhạc như vậy, cậu ta sẽ đạt được thành công hơn nữa.
Heidi, chọn làm bác sĩ sau 3 năm làm đủ nghề
Heidi là con của một chú làm cùng chỗ với tôi. Theo bố Heidi, khi còn học phổ thông, Heidi học rất bình thường, không có mặt nào nổi trội. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Heidi đi làm ở nhà hàng, shop thời trang, tiệm Mc Donald, siêu thị khoảng 3 năm.
Một hôm trong bữa cơm tối, Heidi tuyên bố với cả nhà rằng muốn đi học lại và muốn trở thành bác sĩ phẫu thuật. Heidi thuyết phục cả nhà rằng đã bỏ ra hơn 3 năm để trải nghiệm và lựa chọn nghề yêu thích. Cả nhà đều sốc và nghi ngờ sự thành công trước quyết định của Heidi.
Sau 10 năm học tập và nghiên cứu, giờ đây cô ấy đã trở thành một trong những bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng ở bang Nam Australia. Đến bây giờ, mỗi lần nhắc lại chuyện của con gái, ông bạn tôi vẫn không biết động lực gì khiến con trở thành bác sĩ. Mỗi lần hỏi, Heidi chỉ cười và nói đó là điều bí mật.
Sarah, cô gái chọn nghề nghiệp sau những thất bại trong cuộc sống
Sarah làm bán thời gian cùng chỗ với tôi. Sarah kết hôn rất sớm nhưng chỉ sau 2 năm phải ly hôn, một mình nuôi con nhỏ do không muốn chịu đựng bạo lực gia đình từ người chồng. Ban đêm đi làm thêm, ban ngày đi học, Sarah học một lèo từ diploma cho đến thạc sĩ chuyên ngành bảo trợ xã hội.
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, Sarah nộp hồ sơ xin học bổng tiến sĩ với đề tài chống bạo hành gia đình đối với phụ nữ và được Đại học Queensland cấp học bổng toàn phần. Ước mơ lớn nhất của Sarah là sau khi hoàn thành chương trình tiến sĩ sẽ xin vào làm việc tại các trung tâm bảo trợ xã hội để giúp đỡ phụ nữ chống lại nạn bạo hành gia đình.
Tôi đã gặp rất nhiều người với cách chọn nghề nghiệp thú vị. Như chú cảnh sát vui tính Mark mà tôi quen, sau khi tốt nghiệp 2 bằng đại học chuyên ngành kiến trúc và quản lý xây dựng, đã nộp đơn xin vào làm cảnh sát vì yêu bộ trang phục và tiếng còi xe cảnh sát. Cho đến bây giờ chú đã có hơn 30 năm gắn bó với ngành. Hoặc như cô May đã gắn bó với thư viện hơn 40 năm chỉ vì yêu sách báo.
Công việc là niềm vui và những người bạn Australia của tôi đã biến những sở thích nho nhỏ thành nghề nghiệp theo mình suốt cuộc đời. Họ đã thành công và hạnh phúc. Có lẽ đây là điều thú vị mà tôi học được từ họ.
*Tên các nhân vật đã được thay đổi.
Nguyễn Thắng
Từ Brisbane, Australia
Theo Vnexpress
Có phải du học tự túc chỉ dành cho "con nhà giàu" và những ai "kém cỏi" không săn được học bổng?
Du học chưa bao giờ là dễ dàng. Du học tự túc hay học bổng đều có những cái khó riêng, việc đánh đồng du học tự túc là ăn chơi, kém cỏi là một điều vô cùng thiển cận.
Hòa cùng xu thế toàn cầu hóa, những cơ hội du học cho học sinh, sinh viên Việt Nam ngày càng rộng mở. Bên cạnh du học học bổng, nhiều bạn trẻ lựa chọn con đường du học tự túc với mong muốn được tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến, mở rộng tầm nhìn, học hỏi từ những chuyên gia hàng đầu thế giới. Nhưng liêu co đung du hoc tư tuc chi danh cho con nha giau lăm tiên va nhưng ai không xin đươc hoc bông không?
Du hoc tư tuc không chi danh cho hôi rich kids
Quá trình xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn gắt gao
Để trải qua quá trình xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn du học, đặc biệt ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Thụy Sĩ, Nhật Bản,... không phải điều dễ dàng. Trước hết phải đầu tư khoảng thời gian khá dài để thi các kì thi chứng tỏ năng lực như IELTS, SAT,... đồng thời phải đảm bảo việc học tập trên lớp đạt kết quả khá giỏi (điểm GPA). Bên cạnh đó, bạn còn phải tập trung viết bài luận và thư tiến cử một cách thật khéo léo nhằm khoe được năng lực học tập của bản thân, chứng tỏ cho người xét duyệt thấy rằng bạn hoàn toàn đủ khả năng để trở thành một du học sinh.
Dù đã chuẩn bị rất kĩ càng, nhưng quá trình xét duyệt và phỏng vấn vẫn diễn ra rất gắt gao và đầy áp lực. Thứ nhất đến từ phía các quốc gia cấp học bổng, họ không chỉ yêu câu năng lực học tập, mà còn yêu cầu chứng nhận tham gia các hoạt động tình nguyện, đóng góp xã hội, công tác cộng đồng. Trong quá trình phỏng vấn thí sinh vừa phải chứng tỏ khả năng giao tiếp, khả năng thuyết phục , vừa phải cho thấy quyết tâm đạt được học bổng đó. Áp lực thứ hai đến từ số lượng học sinh-sinh viên cũng tham gia xin học bổng luôn ở mức cao và có xu hướng tăng mạnh, từ vài trăm đến vài trăm nghìn người/năm.
Em Nguyễn Thúy Quỳnh (chủ tịch CLB Du học, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong-Nam Định) cho biết: "Hội đồng tuyển sinh trước khi quyết định cung cấp cho học sinh nhận một khoản học bổng hoặc hỗ trợ tài chính lớn, hay đơn giản là xét duyệt đủ khả năng du học họ đều xem xét rất kĩ hồ sơ học tập, điểm số, các hoạt động xã hội của học sinh đó để có được những đánh giá chính xác về năng lực của học sinh và xem học sinh có thực sự phù hợp với trường hay không."
Nguyễn Thúy Quỳnh- chủ tịch CLB Du học, trường THPT chuyên Lê Hồng Phong-Nam Định
Chính vì vậy, khi vượt qua quá trình xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp, các thí sinh đã chứng tỏ được năng lực thực sự của mình, cho dù là du học tự túc hay du học học bổng.
Không phải ngành nào, trường nào, nước nào cũng cấp học bổng du học hoặc hỗ trợ tài chính cho du học sinh. Do đó những học sinh du học tự túc không hẳn là những người kém cỏi.
Trên thế giới, mỗi trường đại học, mỗi quốc gia đều có thế mạnh về một ngành khác nhau. Một trường đại học có thể cấp rất nhiều học bổng về ngành kinh tế nhưng lại không có học bổng nào dành cho du học sinh ngành kĩ thuật và ngược lại. Có rất nhiều trường hơp dù các bạn có kết quả học tập tốt nhưng do trường và quốc gia sở tại không có chính sách cấp học bổng cho các ngành học nhất định nên các bạn phải du học tự túc.
Du hoc tư tuc thương đươc đanh đông răng sang đo chi đê ăn chơi
Đỗ Hoàng Linh (du học sinh Hà Lan) cho biết: "Một trong những trường hợp mình biết về việc hạn chế học bổng du học sinh là các trường quản trị khách sạn ở Thụy Sỹ. Các trường này thường ít cấp học bổng căn cứ theo kết quả học tập mà chỉ miễn giảm học phí cho học sinh có gia đình làm trong ngành khách sạn."
Đỗ Hoàng Linh-du học sinh Việt Nam tại Hà Lan cho rằng: "Không thể nhanh chóng kết luận những người du học tự túc, tức không có học bổng là những người không có các kĩ năng liên quan đến việc học tập để xin được học bổng".
Đừng tưởng cứ có tiền là được du học tự túc
Nhiều người thường nghĩ rất đơn giản rằng cứ có thật nhiều tiền là có thể tự do đi du học bất cứ nước nào, bất cứ ngành nào mình thích. Như đã nói ở trên việc xét duyệt hồ sơ và phỏng vấn rất gắt gao, đó là quá trình lâu dài, phức tạp, nhiều khó khăn đòi hỏi các thí sinh phải có nền tảng ngoại ngữ cực kì chắc chắn, đầy đủ các chứng chỉ theo yêu cầu, và hơn hết là bản lĩnh khi đối mặt với nhưng giám khảo khó tính. Càng những quốc gia phát triển, giáo dục tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Thụy Sĩ thì vòng phỏng vấn càng khó khăn và nhiều thử thách hơn. Thử hỏi nếu là những học sinh yếu kém, những người có kết quả học tập không ra gì có đủ tài năng để vượt qua hay không?
Chưa kể, khi học tập ở nước ngoài, các du học sinh còn phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn, thử thách. Từ sự khác biệt về văn hóa, nỗi nhớ gia đình cho đến áp lực học tập, áp lực thi cử, khó khăn tài chính, gần đây còn xuất hiện thêm nhiều những nguy cơ khác như nạn khủng bố, người nhập cư, bệnh dịch,...chính vì vậy du học tự túc hay du học học bổng vẫn là những học sinh bản lĩnh, tài năng và đáng được trân trọng.
Cho dù du học học bổng, hay du học bằng nguồn hỗ trợ từ gia đình thì những du học sinh luôn là niềm hi vọng to lớn không chỉ của những người thân mà còn của cả đất nước, cả cộng đồng. Hi vọng càng nhiều, áp lực càng lớn, dẫu biết cuộc sống du học không hề dễ dàng nhưng các du học sinh hãy tin rằng luôn có những người thân, bạn bèm gia đình bên cạnh ủng hộ, cổ vũ, động viên, mong chờ ngày các bạn trưởng thành, đóng góp trí lực xây dựng quê hương.
Theo Helino
So sánh chi phí đại học trên thế giới Mỹ yêu cầu phí đại học hơn 8.000 USD một năm đối với trường công lập. Các nước như Mexico, Hungary chỉ tính phí dưới 1.000 USD. Australia: 4.764 USD Insider ngày 15/6 dẫn lại nghiên cứu cuối năm 2017 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy mức phí đại học ở các quốc gia chênh lệch...