Cách ngừa chấn thương khi chạy bộ
Chạy bộ là một trong các hình thức rèn luyện sức khỏe đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đôi khi người tập có thể gặp phải một số chấn thương ở chân trong quá trình chạy.
Đau mắt cá chân khi chạy
Nếu đang chạy trên đường hoặc trên máy, bạn cảm thấy bị đau nơi cổ chân, cơn đau khiến bàn chân bạn như muốn rời ra thì hãy coi chừng. Đây có thể là dấu hiệu bong gân hoặc căng dây chằng, có thể bạn sẽ phải mất vài tuần nghỉ ngơi vì không thể tập luyện được gì nữa.
Trường hợp được chẩn đoán bong gân mắt cá chân khi dây chằng, dải mô chắc khỏe đóng vai trò kết nối các đoạn xương, ở mắt cá xoắn lại và rách.
Nguyên nhân chủ yếu là do khớp phải chịu đựng lực tác động quá lớn. Khớp cổ chân là nơi tập trung rất nhiều loại gân và dây chằng khác nhau, vì vậy chẳng có gì lạ khi xảy ra vấn đề gì do mất cân bằng.
Chạy bộ là môn thể thao quen thuộc mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đau cẳng chân dai dẳng
Đau xương cẳng chân là một dạng tổn thương khá phổ biến và có thể kéo dài dai dẳng, cơn đau phát sinh dọc theo xương ống chân, nguyên nhân đau thường là do xương ống quyển liên tục bị va đập. Đau cẳng chân rất dễ xảy ra khi bạn đột ngột thay đổi cường độ tập luyện, chẳng hạn như kéo dài quãng đường chạy bộ hoặc tăng tốc độ chạy.
Mặc dù một số cơn đau ở cẳng chân chỉ là do tập luyện quá sức và có thể chữa khỏi trong vài ngày nhưng nếu bị đau dai dẳng, bạn cần một quá trình hồi phục lâu dài. Nếu đang bị đau cẳng chân, bạn cần để ý xem cơn đau đó kéo dài bao lâu và chính xác là đau chỗ nào.
Nếu bạn bị đau trong khoảng 2 tuần hoặc hơn thì cần phải tới gặp bác sĩ ngay để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị. Nếu tình trạng cứ trầm trọng hơn mà không được chữa trị, có thể bạn sẽ bị gãy hoặc rạn xương do tập luyện quá căng.
Video đang HOT
Vì sự tương đồng giữa các triệu chứng cũng như thời điểm phát sinh chấn thương nên mọi người hay nhầm lẫn giữa đau cẳng chân và đau do rạn xương chân. Để xác định đúng vấn đề mà bản thân đang phải đối mặt, người bệnh nên đi chụp Xquang.
Làm gì để phòng ngừa chấn thương khi chạy bộ?
Bạn nên áp dụng một số mẹo nhỏ như sau: Lên kế hoạch tập luyện điều độ, khoa học, lắng nghe cơ thể, đừng cố gắng tập luyện quá sức. Đừng quên khởi động với những bài tập co duỗi cơ trước khi chạy. Tăng cường tập luyện sức mạnh thể chất cũng như sức bền.
Kết hợp nhiều bài tập luyện với nhau, ví dụ như bơi, đạp xe… Lựa chọn quần áo, giày chạy phù hợp. Chọn quãng đường bằng phẳng để chạy bộ, đừng lựa những địa điểm có dốc, đèo, gập ghềnh khó di chuyển… Không để cơ thể mất nước khi tập luyện…
6 kiểu đi giày cực hại cho chân cần bỏ ngay
Bàn chân có lẽ là bộ phận cơ thể thường bị bỏ bê, không được chăm sóc đúng cách. Thậm chí, nhiều người đang có những thói quen gây bệnh cho bàn chân.
1. Mang giày cao gót quá 7cm
Giày cao gót là item không thể thiếu được đối với các chị em phụ nữ. Dù vậy, việc chọn một đôi giày cao gót quá 7cm để đi lại hàng ngày là điều vô cùng không nên.
Bác sĩ Hillary Brenner, phát ngôn viên của Hiệp hội Y tế Trị bệnh về chân tại Hoa Kỳ cho biết: "Gót giày ngày càng được làm cao hơn và chúng tôi thường gọi đó là những đôi giày chết người. Giày cao gót có thể gây ra nhiều chứng bệnh, từ bong gân mắt cá chân đến đau nhức mạn tính".
Nếu đi quá nhiều giày cao gót không những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của các quý cô như dễ dẫn đến bong chân, tổn thương dây thần kinh, xước gót chân, đau vùng lưng dưới...
Ngoài ra, mang giày siêu cao gót gây sức ép lên các xương ở bàn chân, làm viêm xương và các dây thần kinh xung quanh, về lâu dài có thể dẫn đến chứng rạn mao mạch.
Để an toàn hơn cho sức khỏe, bạn nên chọn giày cao không quá 5cm.
2. Sử dụng giày dép không đúng mục đích
Việc sử dụng giày không phù hợp (như dùng giày thông thường để chạy bộ, giày tập thể dục trong nhà để đá bóng) hoặc buộc dây giày quá chặt, quá lỏng sẽ khiến chân bị đau, dễ té ngã, chấn thương, gãy xương do mỏi, viêm hay tổn thương các gân và dây chằng.
3. Mang cùng một đôi giày ngày này qua ngày khác
Mang chỉ một đôi giày từ ngày này qua ngày khác sẽ gây những tác động liên tục lên một số vùng nhất định của bàn chân và gây mỏi những phần đó.
Vì thế, cách tốt nhất là có một vài đôi giày thay thế, bác sĩ Jackie Sutera, người phát ngôn của Hiệp hội bệnh chân Mỹ, cho hay.
4. Mang giày dép không phù hợp với hình dạng bàn chân
Có rất nhiều dạng bàn chân. Vì vậy, một kiểu giày có khi thoải mái với người này nhưng lại gây đau cho người khác. Một đôi giày được xem là phù hợp khi nó bảo vệ được bàn chân, không gây đau hay trở ngại trong khi hoạt động (mỗi loại hoạt động cần có loại giày khác nhau), đồng thời vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Việc mang giày không tương thích với hình dạng bàn chân có thể gây đau ở các vùng khác nhau như gót, cổ chân, các ngón; thậm chí ở cẳng chân, khớp gối hoặc vùng thắt lưng do làm tăng áp lực đến các cơ bắp.
Có thể dễ dàng nhận biết về việc mang giày không thích hợp khi có các nốt chai bất thường xuất hiện ở gót chân, vùng bàn chân tiếp giáp các ngón, trên mặt lưng các ngón chân... Các nốt chai này lâu ngày có thể bị loét hay nhiễm trùng và đặc biệt nguy hiểm đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, khi mang dép hay giày quá rộng, do bị cọ xát thường xuyên hoặc bàn chân lỏng lẻo không được giữ chắc trong giày nên chân dễ bị viêm, chấn thương (như bong gân). Các đầu ngón chân sẽ quặp xuống như ngón chân chim vì phải gắng sức để bấu chắc vào mặt đất khi di chuyển.
5. Mang đôi giày quá cũ
Mang một đôi giày quá cũ có thể gây đau bàn chân, từ đó làm ảnh huởng đến dáng đi. Khi giày bị cũ và mòn, đế giày không còn bằng nữa và chúng sẽ khiến bàn chân hơi nghiêng khi bước đi.
"Ngay cả nghiêng một chút cũng có thể làm đau chân, đau lưng và hông", bác sĩ Sutera nói.
Với những đôi giày mang thường xuyên thì trung bình 6 tháng phải thay một lần. Trong trường hợp giày bị mòn, hư sớm thì phải thay sớm, các chuyên gia khuyến cáo.
6. Mang giày đế bệt mỏng dính
Nếu đi giày quá cao có hại cho chân thì đôi giày đế bệt mỏng dính cũng chẳng tốt hơn gì. Brenner đã so sánh đi những đôi giày xinh xắn này như đi trên bìa các-tông, bà nói: "Cung bàn chân chẳng được nâng đỡ chut nào cả."
Điều này làm cho bàn chân không hoạt động được tối ưu và có thể gây nhiều vấn đề cho đầu gối, hông và lưng. Cung bàn chân không được nâng tốt cung liên quan đến bệnh đau nhức bàn chân gọi là bệnh viêm mạc gan bàn chân.
Muốn chạy bộ hiệu quả, sức khỏe thăng hạng, sau luyện tập nhất định không được quên 3 điều này Kiên trì chạy bộ, ít nhất bạn sẽ có được một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng chỉ chạy thôi chưa đủ, bạn phải chú ý đến cả việc chăm sóc sức khỏe trước và sau khi luyện tập để cơ thể có thể đạt trạng thái tốt nhất. Alyssa Atkinson là một blogger chuyên viết về sức khỏe, phong cách sống... Cô cũng...