Cách ngăn ngừa rụng tóc sau sinh
Tôi sinh con đầu lòng được 3 tuần thì bắt đầu thấy rụng tóc nhiều hơn bình thường. Đến nay đã 6 tháng nhưng tình trạng tóc rụng không giảm. Xin hỏi có biện pháp gì (hoặc thuốc nào) để ngăn ngừa tình trạng này không?
Hoàng Thị Lý (Hà Nội)
Sau quá trình thai ky 9 tháng và sinh em bé, một vấn đề mà phụ nữ gặp phải gây không ít phiền muộn, đó là rụng tóc. Về bản chất, rụng tóc sau sinh do 3 nguyên nhân chính là: rối loạn nội tiết tố, tâm lý và chế độ dinh dưỡng.
Nếu rụng trên 100 sợi tóc mỗi ngày mới gọi là bệnh lý hoặc khi chải đầu mà tóc rụng kín chân lược thì lúc ấy cần xác định nguyên nhân để điều trị, còn ít hơn vẫn là bình thường.
Cách khắc phục rụng tóc sau sinh tốt nhất là xác định được đúng nguyên nhân. Tóc thưa nhanh, thưa bất thường sau sinh thì phải đến bác sĩ để điều trị. Nếu do da liễu thì điều trị da liễu, nếu do nội tiết thì điều trị nội tiết.
Còn nếu rụng “hơi nhiều”, cần lưu ý mấy vấn đề sau: 70% cơ thể là nước, thiếu hụt nước là mầm mống của rất nhiều bệnh, trong đó có rụng tóc. Vì thế, bạn nên bổ sung nước đầy đủ, uống ít một và không đợi khát mới uống.
Thứ hai là cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ăn trái cây giàu các vitamin nhóm B, E, C, kẽm và biotin. Cũng có thể bổ sung thực phẩm chức năng, nhưng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, tránh việc sử dụng tràn lan.
Không nên gội đầu quá nhiều, chỉ nên 2-3 lần/tuần và không dùng loại có chất tẩy mạnh. Nên dùng lược thưa để chải tóc và tuyệt đối duỗi, ép, nhuộm tóc trong giai đoạn cho con bú.
Điều quan trọng nhất là tránh stress, bởi sau khi sinh phụ nữ thay đổi nhiều về tâm, sinh lý do chế độ sinh hoạt đảo lộn (con quấy khóc, kiêng cữ sau sinh, vấn đề tài chính)… Hãy tâm sự với bạn đời của mình để chung tay khắc phục.
Video đang HOT
Tóc rụng sau sinh thường sẽ kết thúc sau nửa năm đến 1 năm… Trong thời gian ấy, các chị em làm tốt những việc trên là đã khắc phục cơ bản những nguyên nhân thường gặp.
[ẢNH] Rối loạn nội tiết tố 'phá' ngoại hình của bạn như thế nào?
Mụn trứng cá bùng phát có thể là kết quả của việc chăm sóc da không đúng cách, chế độ ăn uống không cân bằng hoặc chu kỳ kinh nguyệt.
Tuy nhiên, nếu mụn trứng cá đã trở thành người bạn đồng hành thường xuyên của bạn, đó có thể là triệu chứng của rối loạn nội tiết tố.
Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể con người phụ thuộc rất lớn vào chức năng của các hormone. Những phân tử tín hiệu nhỏ bé này chịu trách nhiệm về tâm trạng, cảm xúc, hành vi và thậm chí cả ngoại hình của chúng ta.
Theo Bright Side đã tìm hiểu các triệu chứng phổ biến nhất của sự mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài của bạn. Nếu bạn nghi ngờ mình có một số triệu chứng này, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn ngay lập tức.
1. Mụn trứng cá
Mụn trứng cá bùng phát có thể là kết quả của việc chăm sóc da không đúng cách, chế độ ăn uống không cân bằng hoặc chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu mụn trứng cá đã trở thành người bạn đồng hành thường xuyên của bạn, đó có thể là triệu chứng của rối loạn nội tiết tố.
2. Cân nặng quá mức
Nhiều người phải vật lộn với cân nặng cả đời, chống lại cảm giác thèm ăn và phải tập thể thao; những người khác mảnh mai mà không cần nỗ lực cụ thể nào. Các vấn đề liên quan đến hormone rất có thể là nguyên nhân của sự bất công này.
3. Mệt mỏi
Mệt mỏi mãn tính có thể là một dấu hiệu cho thấy hormone của bạn đang mất cân bằng. Ngay cả những người ngủ đủ 8 tiếng cũng có thể trông mệt mỏi. Mức độ progesterone cao có thể là nguyên nhân gây ra điều này. Một xét nghiệm máu đơn giản sẽ giúp đo nồng độ progesterone trong máu của bạn.
3. Đổ mồ hôi
Đổ mồ hôi quá nhiều không phải lúc nào cũng liên quan đến rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra nồng độ hormone nếu đổ mồ hôi kèm theo những cơn bốc hỏa đột ngột.
4. Quầng thâm dưới mắt
Không kem nền nào có thể giúp che đi quầng thâm dưới mắt nếu bạn chỉ ngủ 3 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ dường như là một thứ xa xỉ khi nội tiết tố của bạn lên xuống thất thường. Mất ngủ mãn tính có thể là kết quả của việc thiếu testosterone ở nam giới và progesterone ở phụ nữ.
5. Suy nhược
Trầm cảm có thể là một triệu chứng khác của sự mất cân bằng nội tiết tố. Lo lắng và trầm cảm có thể xảy ra ngay trước chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, khi mang thai và trong thời kỳ mãn kinh. Trong trường hợp các cơn lo âu xảy ra thường xuyên hơn, hãy nói chuyện với bác sĩ nội tiết.
6. Những thay đổi về vú
Mức độ estrogen thấp có thể làm cho mô vú của bạn kém đặc hơn. Mức độ cao của hormone này có thể gây ra cục u hoặc u nang. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi ở vú hoặc bạn cảm thấy có một khối u trong vú, đừng trì hoãn việc tham khảo ý kiến bác sĩ.
7. Rụng tóc
Rụng tóc quá nhiều là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của sự mất cân bằng hormone. Ngay cả khi các loại dầu gội tốt nhất không giúp giảm lượng tóc sót lại trên bàn chải của bạn, bạn nên kiểm tra nồng độ hormone của mình.
5 hiện tượng cho thấy bạn đang già đi, phương pháp giúp làm chậm quá trình lão hóa Khi chúng ta già đi, cơ thể bị lão hóa là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu chúng ta bỏ được một số thói quen xấu trong cuộc sống và nuôi dưỡng lối sống lành mạnh thì có thể làm chậm quá trình lão hóa. 1. Đường ruột không sạch Ảnh minh họa Nhiều người chắc không biết rằng cơ quan...