Cách ngăn chặn tiến triển của suy tĩnh mạch chi dưới
Suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính là tình trạng khi các tĩnh mạch ở chân không còn khả năng đẩy máu về tim một cách hiệu quả, dẫn đến tình trạng ứ đọng máu.
Lễ tết là thời gian mọi người đi vãn cảnh chùa, chúc tết họ hàng. Tuy nhiên nếu bị suy giãn tĩnh mạch khi đôi chân phải hoạt động quá nhiều nhất là khi đi giầy cao gót thì cần hết sức thận trọng.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới hay là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh. Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm… có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu…
Nguyên nhân gây suy tĩnh mạch chi dưới
Suy tĩnh mạch là một bệnh lý tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ nhẹ đến nặng.
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh được xác định liên quan đến một số yếu tố nguy cơ do tổn thương chức năng các van một chiều của hệ tĩnh mạch ngoại biên. Các van này bị tổn thương là do:
Tư thế sinh hoạt hay làm việc phải đứng hay ngồi một chỗ lâu, ít vận động, phải mang vác nặng… tạo điều kiện cho máu bị dồn xuống hai chân, làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch ở chân, lâu ngày sẽ gây tổn thương các van tĩnh mạch một chiều. Khi các van này bị suy yếu sẽ giảm khả năng ngăn chặn luồng máu chảy ngược xuống dưới do tác dụng của trọng lực, dẫn đến ứ máu ở hai chân.
Ngoài ra còn có thể do chế độ làm việc. Ngoài việc phải đứng nhiều thì làm việc trong môi trường ẩm thấp cũng là tác nhân gây bệnh trầm trọng hơn, người mang thai nhiều lần, béo phì, chế độ ăn ít chất xơ và vitamin cũng làm cho bệnh trở nên nặng hơn.
Cần làm gì khi bị suy tĩnh mạch chi dưới?
Để ngăn chặn tiến triển của bệnh, bệnh nhân cần để chân cao khi nằm nghỉ, tránh đứng hay ngồi lâu. Khi đi ngủ nên kê chân cao 10-15cm, tập thể dục, yoga để làm tăng sức bền của thành mạch máu.
Tránh những tư thế gây cản trở máu tĩnh mạch chân lưu thông như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, hạn chế đi giày cao gót.
Thay đổi tư thế ngồi liên tục để giảm áp lực lên đùi, xương chậu từ đó giúp lưu thông máu.
Video đang HOT
Hạn chế các loại quần bó sát, chọn những loại quần áo thoải mái và giày dép mềm để giữ cho máu lưu thông ở chân không bị tắc nghẽn.
Mang tất y khoa có tính đàn hồi nhằm ép tĩnh mạch nông, giúp cho tuần hoàn máu được tốt hơn.
Nên giảm cân trong trường hợp thừa cân béo phì.
Tránh các loại thuốc tránh thai có hàm lượng estrogen cao (estrogen với hàm lượng cao đã được chứng minh có thể thay đổi lưu thông máu, góp phần vào sự phát triển của chứng giãn tĩnh mạch).
Tránh đứng lâu, tránh táo bón, hít thở sâu và tập thể dục thường xuyên để làm tăng sức bền của thành mạch máu.
Thường xuyên massage chân là phương pháp giúp giảm nhẹ triệu chứng và phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả. Theo đó, quá trình massage chân giúp thúc đẩy máu lưu thông, giải tỏa căng thẳng và chèn ép ở các tĩnh mạch, qua đó giảm áp lực và ngăn máu ứ đọng trong tĩnh mạch.
Bệnh nhân cần để chân cao khi nằm nghỉ.
Có chế độ ăn uống hợp lý, ăn thức ăn giàu vitamin, chất xơ, tránh béo phì bằng cách hạn chế ăn nhiều thịt, đồ ngọt… Chế độ ăn quá nhiều muối là nguyên nhân phổ biến gây tăng huyết áp, đặc biệt ở người cao tuổi. Huyết áp tăng cao tạo áp lực lên thành mạch, gây suy giảm chức năng và khiến tĩnh mạch dễ bị giãn rộng. Trong khi đó, những món ăn quá nhiều mỡ là nguyên nhân gây ra bệnh máu nhiễm mỡ, dẫn đến xơ vữa động mạch, làm cản trở máu lưu thông và giảm tính bền thành mạch
Những yếu tố này góp phần thúc đẩy suy giãn tĩnh mạch tiến triển nhanh ở nhóm người có nguy cơ cao. Vì vậy, bạn hãy lựa chọn những món ăn nhạt, ưu tiên đồ ăn hấp, luộc để tĩnh mạch được bảo vệ tốt hơn
Lưu ý: Suy tĩnh mạch là một bệnh lý tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Việc nhận biết và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như loét chân hoặc viêm da. Nếu có triệu chứng nghi ngờ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị kịp thời và hiệu quả.
Người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu có nên tập thể dục?
Người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể tập thể dục không? Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tập luyện sẽ làm giảm độ nghiêm trọng các triệu chứng của DVT, bao gồm sưng tấy, khó chịu và ửng đỏ.
Các bài tập cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy tràn trề năng lượng hơn.
Các cục máu đông có thể bị vỡ ra và di chuyển lên phổi bạn. Tình trạng này được gọi là thuyên tắc mạch phổi (Pulmonary embolism).
Chính vì vậy mà các người bệnh mang nhiều lo ngại về việc tập luyện có thể làm các cục máu đông vỡ ra. Tuy nhiên, nếu bạn có DVT, vận động thật ra có thể đem lại rất nhiều lợi ích.
Sự quan trọng của tập luyện đối với người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu
Tập thể dục rất quan trọng đối với những người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu vì nó giúp cải thiện lưu thông máu và làm giảm các triệu chứng của suy tĩnh mạch. Đó là khi máu không thể lưu thông một cách tối ưu về tim của bạn. Các bài tập aerobic - đi bộ, hiking, bơi, nhảy múa và chạy bộ - cũng có thể cải thiện chức năng của phổi sau khi bạn bị thuyên tắc mạch phổi.
Các nghiên cứu cho thấy rằng tập luyện cũng làm giảm độ nghiêm trọng của các triệu chứng DVT, bao gồm sưng tấy, khó chịu và ửng đỏ. Các bài tập cũng có thể làm bạn cảm thấy tràn trề năng lượng hơn.
Nếu như bạn có DVT, tập luyện thường xuyên đặc biệt quan trọng đối với chân của bạn. Đó là nơi các cục máu đông thường hình thành.
Máu của bạn sẽ phải được bơm từ chân lên tới tim. Có các cơ chân khỏe mạnh sẽ giúp máu bạn lưu thông tốt hơn. Bất cứ điều gì làm chậm dòng lưu thông của máu: chấn thương, phẫu thuật, cơ chân yếu hoặc thiếu vận động đều có thể góp phần gây nên máu đông.
Tập thể dục rất quan trọng đối với những người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu vì giúp cải thiện lưu thông máu và làm giảm các triệu chứng của suy tĩnh mạch. Ảnh minh họa
Bài tập cho người mắc huyết khối tĩnh mạch sâu
Đầu tiên, hãy nói chuyện với bác sĩ để biết được bạn có thể tập những bài nào và khi nào nên tập. Đối với đa số mọi người, đi bộ hoặc làm việc nhà là đủ ngay sau khi họ được chẩn đoán có DVT. Điều này cũng tương tự đối với thuyên tắc mạch phổi.
Bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc loãng máu - họ cũng có thể gọi là thuốc chống đông máu và vớ y khoa. Vớ y khoa là các loại vớ giúp hỗ trợ lưu thông máu ở chân bạn. Nếu như bạn uống thuốc loãng máu, có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ngay khi thuốc có tác dụng bạn sẽ có thể đi bộ. Vậy nhưng bạn vẫn nên nói chuyện với bác sĩ.
Hãy bắt đầu một cách từ từ. Dưới đây là một lịch trình bạn có thể thử:
Tuần 1: Đi bộ ở một nhịp độ thoải mái, 3 - 4 lần một ngày.
Tuần 2: Đi bộ 10 phút, 3 - 4 lần một ngày.
Tuần 3: Đi bộ 20 phút, 3 lần một ngày.
Tuần 4: Đi bộ 30 phút, 2 lần một ngày.
Tuần 5: Đi bộ 40 phút, 1 lần mỗi ngày.
Bạn có thể khởi động bằng cách đi chậm rãi trong 5 phút. Sau khi đi bộ xong bạn cũng có thể hạ nhiệt bằng cách tương tự.
Nếu như bạn phải ngồi trong một khoảng thời gian dài như ở trên máy bay hoặc xe ô tô trong 4 giờ trở lên, hãy đứng dậy và đi bộ 5 phút mỗi một tiếng, điều này sẽ giúp bạn không bị tái phát DVT.
Hãy nhớ đừng vắt chân khi ngồi. Điều này ảnh hưởng tới lưu thông máu. Bạn cũng có thể tập các bài sau khi đang ngồi:
Ankle Pumps: Giữ gót chân dưới đất, hãy di chuyển các ngón chân về phía ống đồng của bạn. Hãy lặp lại ở cả 2 chân.
Leg Extension: Giữ đùi ở trên ghế, từ từ nâng một chân cho tới khi chân này của bạn song song với mặt đất, sau đó hãy đưa nó trở lại mặt đất một cách từ từ. Lặp lại với chân còn lại.
Seated March: Nâng đầu gối lên ngực, sau đó lại đặt chân xuống đất và lặp lại với chân bên kia.
Hãy cố gắng tập 30 rep của mỗi bài này mỗi giờ.
Nghĩ mờ mắt, đau đầu do áp lực học tập, đi khám phát hiện mắc bệnh hiếm Thảo, 20 tuổi bị mờ mắt, kèm đau nửa đầu, đi thăm khám mới phát hiện mắc bệnh hiếm gặp, không xử lý sớm có thể ảnh hưởng tính mạng. Nguyễn Thu Thảo (20 tuổi, đang là sinh viên ở Hà Nội) tìm đến bác sĩ thăm khám sau thời gian dài xuất hiện triệu chứng đau nửa đầu kèm mắt mờ. Ban...