Cách nấu vịt nấu chao đậm đà chuẩn vị miền Tây
Nếu cần một món đổi vị cho bữa cơm hằng ngày, bạn có thể tham khảo và chế biến món vịt nấu chao hoặc làm lẩu vịt nấu chao với hương vị thơm ngon, lạ miệng. Cách nấu vịt nấu chao không quá khó, bạn có thể dễ dàng thực hiện với các bước hướng dẫn đơn giản ngay dưới đây.
Cách làm vịt nấu chao được xem là món đặc sản dân dã của người dân miền Tây sông nước, đó là sự kết hợp độc đáo của thịt vịt, khoai môn và chao trắng và chao đỏ, đem đến một món ăn có hương vị đặc biệt. Nồi vịt nấu chao nóng hổi, bốc hơi nghi ngút, khi ăn cảm nhận ngay vị dai ngọt đậm đà của thịt vịt , vị thơm lạ, ngầy ngậy của chao và vị béo bùi của khoai môn rất hấp dẫn được ăn cùng với cơm nóng hoặc bún tươi thì ngon tuyệt.
Món vịt nấu chao nổi tiếng miền Tây
Hướng dẫn cách nấu chao vịt thơm ngon – đơn giản
Nguyên liệu
1 con vịt (khoảng 1kg)
4 củ khoai môn vừa
chén chao (khoảng 1 chai nhỏ)
Tỏi, hành tím, ớt tươi, gừng
2 muỗng canh đường
2 muỗng canh dầu điều
muỗng canh nước mắm
350ml nước dừa tươi.
Video đang HOT
Cách nấu
Bước 1: Sơ chế thịt vịt – cách ướp
Thịt vịt ướp với tỏi, hành tím, ớt, gừng băm nhuyễn, 2 muỗng canh đường, muỗng cà phê muối, 2 muỗng canh nước chao và khoảng 5 – 6 miếng chao , trộn đều sau đó ướp khoảng 30 – 45 phút cho thịt vit thật thấm.
Tẩm ướp gia vị giúp vịt thêm đậm đà
Bước 2: Sơ chế khoai môn
Khoai môn bạn cắt nhỏ thành từng khối (mỗi củ môn bạn cắt làm 3 hoặc làm 4 là vừa)
Bắc chảo và cho vào đó khoảng chén dầu ăn. Khi dầu nóng sôi, bạn thả khoai môn vào chiên cho vàng mềm (bạn không cần phải lăn bột chiên xù vì chỉ chiên cho khoai mềm, khi nấu ăn sẽ ngon hơn).
Khi khoai đã vàng và mềm, bạn vớt khoai ra và thấm bớt dầu.
Bước 3: Nấu chín thịt vịt
Bạn cho vào nồi khoảng chén dầu ăn, sau đó phi thơm hành, tỏi băm. Khi hành, tỏi thơm, bạn cho thịt vịt đã ướp vào đảo cho đến khi thịt săn lại thì cho vào 2 muỗng canh dầu điều. Dầu điều sẽ giúp thịt vịt có màu đẹp mắt hơn.
Bạn tiếp tục cho vào nồi thịt vịt đang nấu 350ml nước dừa tươi, vặn nhỏ lửa, đậy nắp nồi và nấu cho thịt mềm trong khoảng 10 – 15 phút. Lúc này, bạn cho khoai môn đã chiên trước vào cùng với khoảng 500ml nước nữa.
Bước 4: Cách làm nước chấm trình bày
2 muỗng canh nước chao, 2 miếng chao, 3 muỗng canh nước sôi để ấm, 1 muỗng canh đường, muỗng canh nước cốt chanh (hoặc ít hơn một chút nếu bạn thích giữ nguyên vị đậm của chao) và 1 chút ớt băm (tùy vào độ ăn cay) sau đó dằm nhuyễn miếng chao, khuấy đều cho đường tan.
Cuối cùng, bạn có thể nêm thêm đường nếu vẫn chưa cảm thấy vừa miệng.
Về miền Tây thưởng thức chè Nam bộ
Không biết tự bao giờ, thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất miền Tây nhiều ưu đãi với ruộng đồng bạt ngàn, cây trái sum suê.
Đất miền Tây hiền hòa, người miền Tây chất phác, đặc sản miền Tây thì ôi thôi không sao kể xiết. Đã vậy, phụ nữ miền Tây còn đảm đang. Ẩm thực miền Tây thì khỏi phải bàn bởi tính đa dạng, phong phú.
Chè bưởi
Miền Tây cá, tép đầy đồng, về miền Tây mà khám phá món ngon thì có đến cả tháng trời vẫn chưa thưởng thức hết được.
"Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Đồng Tháp ăn cho đã thèm",
"Canh chua điên điển cá linh
Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon",
"Bắt con cá lóc nướng trui
Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa".
Vậy, có khi nào bạn về miền Tây để ăn chè chưa? Chè miền Tây thì đa dạng lắm nghen! Chè được nấu từ những nguyên liệu sẵn có của vùng đất trù phú và "linh hồn" của tất cả các món chè là nước cốt dừa...
Nhớ nồi chè bà ba đưa ông Táo
Không biết có nơi nào có phong tục đưa ông Táo như xóm tôi không? Từ ngày 22 tháng Chạp, nhà nhà chuẩn bị nấu nồi chè bà ba để ngày 23 đưa ông Táo về trời. Không ai biết cái tên chè bà ba có từ đâu, có người nói, ngày trước có bà ba bán món chè này ngon lắm, thế là gọi chè bà ba. Cũng có người nói bà ba là chỉ chiếc áo bà ba của phụ nữ Nam bộ, mà phụ nữ Nam bộ thì ai nấu chè bà ba cũng ngon.
Chè bà ba
Tờ mờ sáng đã nghe tiếng nạo dừa sột soạt. Nhà bác hai tranh thủ nạo để còn cho nhà thím tư mượn cái bàn nạo dừa. Cứ thế, cái bàn nạo đi một vòng chừng hơn chục nhà để hoàn thành "sứ mệnh". Dừa khô được nạo ra, vắt lấy nước cốt để riêng một tô rồi vắt thêm một tô nước dão nữa. Năm, bảy trái dừa nạo được chặt ra lấy nước nấu chè, còn cơm dừa nạo được cắt dài dài như cọng bún. Đám trẻ con hí hoáy gọt khoai lang, khoai mì, cắt lá dứa. Thằng út chạy u ra quán mua thêm đậu xanh, nấm mèo, đường cát,... Chị hai mài khoai mì cho nhuyễn rồi vo lại thành từng viên nhỏ, luộc chín. Chị ba cắt khoai lang thành từng miếng vuông vức, còn tôi đảm nhận nhiệm vụ nhồi bột năng rồi xe dài dài như làm bánh tằm, sau đó đem luộc thành những sợi bánh trong suốt. Thằng út thì ngâm đậu xanh, nấm mèo. Má bắc nồi nước dừa lên bếp, cho thêm nước cốt dão vào nấu liu riu rồi lần lượt cho từng nguyên liệu vào, món nào lâu chín nấu trước, mau chín nấu sau rồi thêm đường cho đủ ngọt, dằn thêm tí muối cho đậm đà. Cuối cùng dụi lửa, chỉ để than âm ấm rồi cho chén nước cốt dừa, cơm dừa nạo và bó lá dứa vào. Chè bà ba cũng được biến tấu theo khẩu vị của từng gia đình, có người cho thêm ít khoai môn, khoai mì cắt miếng, có người lại cho thêm bột báng, tai cưa,... Đến trưa, nhà nhà lại dọn mâm chè lên đưa ông Táo. Ba má đốt nhang xong, đám trẻ con tranh nhau vào khấn vái, nhờ ông Táo về báo lại Ngọc Hoàng năm qua mình học giỏi, chăm ngoan...
Khi nhang tàn, không biết ông Táo có kịp về trời chưa mà nhà nào cũng quây quần bên mâm chè nói cười rôm rả. Ba nhìn ra cây mai trước sân, tặc lưỡi: "Năm nay, mùng một mai nở rộ đây!".
Chè chuối chưng ngọt lịm
Nhắc đến miền Tây là nhắc đến hình ảnh những ngôi nhà lọt thỏm giữa mảnh vườn với các loại cây trái nào dừa, xoài, đu đủ, nào chuối, ổi,... Hôm nào trong nhà có quài chuối chín, ngoài vườn, trái dừa khô vừa rụng xuống ao, thằng út chạy ra, lấy cây khều dừa lên rồi hí hửng: "Mình nấu chè chuối chưng ăn ngoại ơi!". Ngoại cười móm mém, đi cắt mấy trái chuối chín rục, thằng út lại xung phong đi mua bột báng, tai cưa, đường cát. Tôi lấy dao ra vườn đào mấy củ khoai lang rồi đi nạo dừa. Cách nấu chè chuối chưng cũng giống như chè bà ba nhưng đặc trưng của món này là vị ngọt có chút chát chát của chuối chín. Sau khi vắt được một tô nước cốt dừa và một tô nước dão, ngoại cho khoai lang và nước dão vào nấu đến khi khoai mềm thì cho chuối cắt khúc, đường cát và chút muối vào, cuối cùng thì cho thêm bột báng, tai cưa đã được ngâm mềm và bó lá dứa vào, đến khi miếng tai cưa chuyển sang màu trong suốt thì nhắc nồi chè xuống. Chị hai lấy cái tô lớn, múc chè ra để dành phần ngoại và ba má, còn chúng tôi hí hửng chia nhau mấy chén chè. Trưa, gió xào xạc trên bụi tre, múc chén chè ra võng đu đưa, vừa thưởng thức, vừa nghêu ngao mấy điệu dân ca. Chỉ bấy nhiêu thôi đó mà ký ức theo cả đời người à nghen! Để lúc nào đó tất bật với cuộc sống nơi phố thị, chợt thèm lắm món chè chuối chưng của ngoại.
Giòn mát chè bưởi miệt vườn
Chè bưởi có lẽ là món ăn quá quen thuộc với người miền Tây. Không rõ chè bưởi có xuất xứ từ đâu, có lẽ là từ Vĩnh Long, Bến Tre - nơi trồng nhiều bưởi - nhưng đến nay, người vùng nào cũng có thể nấu chè bưởi. Tuy có nhiều hương vị khác nhau nhưng điểm chung của món chè bưởi là có vị ngọt thanh mát của đậu xanh, bột năng, cái giòn giòn, sần sật của vỏ bưởi hòa cùng vị béo của nước cốt dừa. Vỏ bưởi, thứ tưởng chừng bỏ đi nhưng lại được người dân miệt vườn tận dụng làm ra nhiều món ăn ngon như nem bưởi, chè bưởi,... Chè bưởi sử dụng phần cùi của vỏ bưởi (gọt bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài), cắt thành từng sợi và ngâm nước muối 4-5 tiếng cho ra hết chất đắng rồi xả lại nhiều lần với nước lạnh, sau đó chần qua nước sôi rồi tiếp tục ngâm và xả nước lạnh vài lần nữa. Đem phần cùi bưởi ướp với đường rồi sên trên bếp cho thấm, sau đó rắc bột năng vào, đảo đều rồi cho ra rổ, đảo nhẹ để phần bột thừa rơi ra. Cùi bưởi sau khi áo bột năng, cho vào nồi nước sôi luộc rồi thả vào thau nước lạnh để bột không dính lại. Cho nước cốt dão, đường và bột năng vào nấu lửa liu riu đến khi phần nước sánh lại, tắt bếp, cho phần cùi bưởi và đậu xanh đã được hấp chín vào quậy đều. Cho một ít bột năng vào nước cốt dừa nấu sánh lại rồi chan lên mặt chén chè mà thưởng thức.
Chuối chưng
Đối với người miền Tây thì chè bưởi không phổ biến bằng bà ba hay chè chuối chưng vì nó "sinh sau đẻ muộn" và nguyên liệu không phải lúc nào cũng sẵn có. Chè bưởi đến từ nhiều vùng, miền khác nhau và để phù hợp với khẩu vị của từng địa phương, món chè cũng được biến tấu. Nếu có dịp đi về Vĩnh Long, Bến Tre hay bất cứ tỉnh miền Tây nào, hãy dừng chân và thưởng thức món chè bưởi Nam bộ để cảm nhận được nét đặc trưng của món chè nơi đây.
Chè miền Tây thì còn nhiều lắm, nào là chè đậu đen nước cốt dừa, chè đậu trắng, chè trôi nước,... Rồi một ngày chợt nghe tiếng rao ngọt lịm: "Chè bà ba, chè đậu đen... đê..." mà chợt nhớ quê da diết./.
7 món ăn nhất định phải thử khi đến Đồng bằng sông Cửu Long Món ăn miền tây dung dị, chân quê như chính tính chất phát của người dân nơi đây. Không quá cầu kì, hoa mỹ, thế nhưng những món đặc sản đồng bằng sông Cửu Long dưới đây là nức tiếng gần xa bởi cách chế biến độc đáo, đã một lần nếm thử thì chẳng thể nào quên được. Gỏi sầu đâu cá...