Cách nấu vịt giả cầy thơm ngon mà ai cũng mê tít
Vịt nấu giả cầy là 1 trong các món ngon từ vịt được nhiều thực khách yêu thích. Món ăn này đặc biệt phù hợp cho những ngày nghỉ, liên hoan, sum họp gia đình. Hãy học ngay cách nấu vịt giả cầy qua bài viết sau nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Các nguyên liệu cần có để thực hiện món vịt giả cầy dành cho 3 – 4 người thưởng thức gồm:
Vịt không già quá, không non quá: 1 con
Củ nghệ tươi: 1 củ
Mắm tôm: 1 muỗng cà phê
Mẻ: 1 góiRiềng: 1 củ
Hành khô, hành tươi băm, rau ngổ ( ngò om), ớt tươi, ngò ôm, mùi tàu
Dầu ăn, bột ngọt, muối, đường, nước mắm,…
Những nguyên liệu cần chuẩn bị cho món thịt vịt giả cầy
Sơ chế nguyên liệu
Nghệ cạo vỏ, giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt.Mắm tôm hòa cùng chút nước, lọc bỏ bã.Riềng giã nhuyễn hoặc mua loại đã giã nhuyễn sẵn, lọc lấy nước cốt. Chú ý lọc bỏ sỏi, cát để tránh ảnh hưởng đến món vịt giả cầy khi hoàn thành.Mẻ lọc lấy nước cốt.
Nghệ cạo sạch vỏ và giã nhuyễn
Công thức chế biến thịt vịt giả cầy được thực hiện lần lượt như sau:
Vịt rửa sạch dùng muối và chanh chà sát bên ngoài cho hết mùi hôi. Nhổ lông tơ và nướng trên than hoa cho xém bề mặt da vịt. Bước này vừa có tác dụng tạo màu đẹp cho món ăn, vừa tạo mùi thơm hấp dẫn. Sau đó rửa sạch vịt lại để loại bỏ bụi than bám trên bề mặt vịt, để ráo nước, chặt miếng vừa ăn.
Thịt vịt rửa sạch và chặt thành từng miếng vừa ăn
Ướp vịt cùng những gia vị đã lọc lấy nước ở trên cùng 1 chút bột nêm, 1 chút hành cho thơm với 1 vài quả ớt cắt lát trong khoảng 30 phút.
Xào thịt vịt cùng hành cho tới khi hơi săn lại thì đổ thêm nước vào nấu với ngọn lửa liu riu để vịt chín mềm.
Video đang HOT
Thêm nước dừa tươi vào để tăng khẩu vị cho món ăn nhưng không tạo cảm giác ngấy. Nếu gia đình không thích nước dừa bạn có thể bỏ qua bước này.
Khi thịt vịt đã mềm bạn có thể thêm nước nhiều hay ít tùy theo khẩu vị và sở thích của các thành viên trong nhà. Trước khi tắt bếp bạn thêm một ít hành tươi, rau ngổ thái nhỏ để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Nấu thịt vịt giả cầy và thêm hành tươi, rau ngổ để tăng thêm hương vị cho món ăn
Yêu cầu thành phẩm
Món vịt nấu giả cầy sau khi hoàn thành phải đảm bảo những yêu cầu thành phẩm sau:
Thịt vịt phải mềm không bị nátKhi thưởng thức, miếng thịt vịt không bị dai hay quá khôThịt vịt phải thấm gia vị với mùi riềng, mẻ, mắm tôm vừa ăn.
Thịt vịt giả cầy sau khi hoàn thành phải đảm bảo độ mềm phù hợp và không bị nát
Những lưu ý cần nhớ khi nấu thịt vịt giả cầy
Để món vịt giả cầy thơm ngon và hoàn hảo hơn, chị em cần chú ý những điểm sau:
Thịt vịt nên chọn những con trưởng thành, béo với ức tròn, da cổ, da bụng dày, lông nhiều. Tốt nhất bạn nên chọn vịt xiêm vì loại này chắc thịt dai và béo hơn so các giống vịt thông thường khác.Thui vịt bằng rơm sẽ đem đến mùi thơm và ngon hơn cho món ăn.Dùng nước dừa sẽ giúp món vịt giả cầy ngon và nước dùng ngọt hơn.Bạn có thể dùng nồi áp suất để nấu vịt giả cầy sẽ giúp thịt vịt nhanh mềm và giữ trọn hương vị hơn.Món vịt giả cầy ăn với bún thì khi nấu nên thêm nhiều nước hơn và gia giảm gia vị sao cho hợp lý.Nấu vịt giả cầy với nước dừa sẽ giúp món ăn thơm và thanh ngọt hơn.
Thịt vịt giả cầy nên lựa chọn những con trưởng thành hoặc vịt xiêm là tốt nhất
Vịt nấu giả cầy là món ăn hoàn hảo có thể dùng kèm cơm trắng, bún hay dùng như món chính trong các bữa tiệc. Cách nấu vịt giả cầy vô cùng đơn giản và chị em hoàn toàn có thể tự thực hiện được ngay tại nhà. Chúc bạn có thể chế biến thành công món ăn này với công thức được chia sẻ trong bài viết này nhé.
2 món ngâm chua ngọt thơm ngon bất bại các mẹ tham khảo để làm cho tiệc Tết gia đình
Thịt heo và chân gà ngâm chua ngọt sẽ là 2 món ngon gây ấn tượng trên bàn tiệc Tết năm nay.
Chắc hẳn chị em vẫn còn nhớ mẹ đảm 8X chị Nguyễn Quỳnh Hoa và gia đình hiện đang sinh sống tại thành phố Tokyo - Nhật Bản. Chị Hoa đã chia sẻ với chúng ta rất nhiều món ăn ngon như cá trắm kho riêng, lẩu bò nhúng me hay thịt heo giả bò khô... Chị Hoa đã mới chia sẻ hai món ngâm đơn giản cho ngày Tết có thể tiện sử dụng để làm cơm hay nhâm nhi uống bia đều ngon và dễ làm trên nhóm Yêu Bếp. Đây cũng là một trong số những bài chia sẻ thú vị để tham gia thử thách Chọn Tết Bên Nhau trên nhóm Yêu Bếp (Esheep Kitchen).
Chị em cùng tham khảo cách làm các món này nhé!
A. Thịt chân giò ngâm mắm
1. Nguyên liệu:
1kg thịt chân giò rút xương (có thể dùng bắp bò/ lõi rùa/ chân giò/ tai/ lưỡi/ ba chỉ...)
Nước mắm đạm cao
2 củ gừng
1 thìa cơm hoa tiêu/ xuyên tiêu hoặc hạt tiêu xanh
5 hoa hồi
1 ít nụ đinh hương
10 lá nguyệt quế
2 thanh quế nhỏ
5-6 quả ớt
Giấm
ĐườngMuối
2. Cách làm:
- Quế, hồi, gừng rang thơm rồi đập dập.
Cách để thịt hết mùi hôi
Khi mua về bỏ thịt vào khay nước hòa chút giấm, bỏ vào tủ lạnh sau 2 giờ đem luộc cùng quế, hồi và gừng đã rang thơm. Luộc đến khi xiên tăm thấy thịt hết ra nước đỏ thì bỏ vào âu nước đá lạnh ngâm cho thịt trắng và giòn.
Một cách luộc khác giúp khử mùi hôi của thịt thích hợp với làm thịt luộc là sau khi ngâm nước giấm rửa sạch lại, bỏ vào nồi nước luộc 1 nắm con gạo để luộc cùng thịt.
- Phần nước mắm ngâm: Tỷ lệ mắm : đường : nước lọc : giấm là 1 : 1 : 1/2 : 1/2
Đun hỗn hợp trên với lá nguyệt quế, gừng thái miếng, nụ đinh hương, hoa hồi, xuyên tiêu, ớt, để nguội còn âm ấm thì xếp thịt vào hộp, đổ ngập nước mắm để ngoài 2 hôm rồi cất ngăn mát tủ lạnh.
Phần nước mắm ngũ vị
- Nếu trời lạnh để ngoài 2 ngày rồi cất tủ lạnh ăn dần. Nếu trời nóng để ngoài 1 ngày rồi cất tủ lạnh luôn.
Đè chặt để thịt được ngâm trong nước mắm không bị hỏng
Khi ăn gắp ra thái miếng, ăn đến đâu thái đến đấy. Phần thịt còn lại luôn ngâm ngập mắm để tủ lạnh ăn trong 1 tuần.
Chân giò ngâm mắm, nhìn giống giò bê, ăn giòn ngon và thơm hơn các thịt ngâm khác
B. Chân gà ngâm chua ngọt
1. Nguyên liệu:
Chân gà: 500g - 1kg (Dùng chân gà công nghiệp)
Giấm, đường, muối, nước lọc
Tỏi: 1-2 củ
Quế: 1-2 thanh
Gừng: 1 củ
Hoa hồi: 1-2 cái
Ớt tươi: 3-4 quả
Hạt tiêu sọ đập dập: 15-20 hạt
Sả: 3-4 củ (tước sợi)
2. Cách làm:
- Phần nước ngâm: Cho nước lọc, giấm, đường, muối, tất cả gia vị vào 1 nồi nước đun sôi, thả quế, hồi, hạt tiêu, gừng, sả tước sợi vào đun thêm một lúc. Bắc nồi nước ra để nguội.
- Luộc chân gà cho giòn: Chân gà mua về bóp muối, rửa qua nước sôi, bóc bỏ lớp da màu vàng bên ngoài, rửa lại nước lạnh cho sạch, để ráo. Bỏ vào nồi nước bình thường ngập nước, đun sôi 2 phút. Đun sôi một nồi nước sôi có 2 thìa cơm rượu trắng, 1 thìa cà phê muối, 2 thìa cơm giấm, 1 củ hành tây, 2 nhánh sả đập dập. Khi nước sôi, cho chân gà vào luộc qua 2 phút.
- Sau 2 phút, vớt chân gà ra. Đổ bỏ nước luộc gà, thay nước mới (giữ lại sả, hành ....), bắc lên bếp đun sôi rồi cho chân gà trở lại luộc thêm 3 phút nữa.
- Tiếp tục thay nước mới, luộc tiếp chân gà lần thứ 3. Sau đó vớt chân gà ra ngâm vào âu nước lạnh thả vài viên đá trong khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo. Chân gà luộc 3 -4 lần và ngâm như thế thì chân gà sẽ có lớp da giòn ngon hơn.
- Dùng 1 hũ thủy tinh to hoặc hộp nhựa đã tiệt trùng. Xếp chân gà vào, đổ phần nước ngâm đã nguội hẳn vào, cho hạt tiêu, ớt, tỏi bóc vỏ vào, dùng que đan nén xuống hoặc bịch nilon có chứa nước để nén chân gà xuống, đậy nắp và bỏ vào ngăn mát tủ lạnh. Sau 2 ngày có thể ăn được.
Chúc bạn thành công!
Bí quyết làm món nem rán giòn tan, thơm ngon cho mâm cỗ Tết Nem rán là món ăn ngon, quen thuộc của rất nhiều gia đình, từ người già đến trẻ nhỏ đều thích. Để làm nem rán ngon, vàng rụm, giòn tan dù để ngoài 4-5 tiếng chỉ cần 'giắt túi' các bí kíp sau. Nhà mình mỗi lần làm nem cả trăm cái, làm xong cho lên ngăn đá ăn dần. 1. Nguyên liệu...