Cách nấu mì Quảng chuẩn vị ngay tại nhà
Cách nấu mì Quảng – món mì đặc trưng quen thuộc của các tỉnh miền Trung ngay tại nhà sẽ trở nên cực kỳ dễ dàng khi bạn chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết cùng công thức nấu chuẩn vị mà a mẹo vặt giới thiệu ngay sau đây.
Cách nấu mì Quảng chuẩn vị ngay tại nhà – cach nau mi quang
Nguyên liệu cần có để nấu mì Quảng gồm:
Mì Quảng: Tuỳ theo khẩu phần cũng như số lượng người ăn mà bạn chuẩn bị lượng mì Quảng cho phù hợp. Thông thường, bạn sẽ chuẩn bị khoảng 1 cân mì Quảng cho suất 4 người ăn.
Mì Quảng tươi – cách nấu mì quảng đà nẵng
Xương lợn: Xương lợn được dùng để ninh lấy nước dùng. Bạn nên chọn loại xương ống hoặc xương cục vì như vậy khi ninh nước sẽ ngọt và trong hơn. Bạn chuẩn bị khoảng 200 gram xương ống cho suất 4 người ăn là vừa đủ.
Thịt gà: Thịt gà nên chọn phần ức gà ta vì phần này có sụn, ăn sẽ có độ giòn và thơm hơn. Bạn chuẩn bị khoảng 300 gram ức gà cho món mì Quảng này.
Các nguyên liệu cần có cho món mì Quảng – cách nấu mì Quảng
Thịt ba chỉ: Thịt ba chỉ nên chọn phần có cả tầng nạc và mỡ xen kẽ nhau. Bạn chuẩn bị khoảng 150 gram thịt ba chỉ.
Tôm tươi: Nên chọn loại tôm sú cỡ vừa (khoảng 1 ngón tay). Không nên chọn loại quá to vì như vậy rất dễ bị ngán và có thể không ăn hết do trong mì đã có rất nhiều các nguyên liệu khác.
Trứng cút: Với mỗi bát mì Quảng, bạn có thể chuẩn bị từ 1 – 2 qủa trứng cút. Tuy nhiên thông thường bạn chỉ nên cho 1 quả để tránh bị ngán.
Bánh tráng nướng: Bánh tráng nướng dùng để ăn kèm cùng lúc với mì. Bạn chuẩn bị khoảng 1 – 2 cái bánh tráng nướng cỡ vừa.
Các loại nguyên liệu khác: Hành tây, bột nghệ, tỏi, hành tím, ớt bột
Các loại gia vị cần có: muối, bột nêm, tiêu, nước mắm, dầu hào
Cách nấu mì Quảng ngon như sau:
Video đang HOT
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Mì quảng: Rửa sạch, trần qua nước đang sôi và để cho ráo nước.
Thịt gà (ức gà): Rửa sạch sau đó lọc riêng phần thịt và phần xương và để tách riêng. Thái phần thịt thành các miếng vừa ăn
Xương lợn: rửa sạch, trần qua nước sôi sau đó rửa lại một lần nữa.
Thái thịt thành các miếng vừa ăn – cách nấu mì Quảng gà
Tôm tươi: Rửa sạch, bóc bỏ phần đất đen ở đầu, rút chỉ sống lưng. Để cho món ăn ngon mắt hơn, bạn có thể bỏ toàn bộ phần đầu, chỉ giữ lại phần mình và lột sạch vỏ tôm.
Thịt ba chỉ: Rửa sạch, thái thành miếng vừa ăn
Hành tây: Bóc vỏ, rửa sạch sau đó bổ múi cau
Hành, tỏi ta: Bóc vỏ, rửa sạch sau đó đập dập và băm nhỏ.
Bước 2: Làm nước dùng
Cho khoảng 1 lít nước lọc vào nồi cùng với phần xương gà vừa lọc, xương lợn và hành tây sơ chế trước đó và đun sôi. Nêm nếm một chút bột nêm, bột ngọt cho thêm vị và tiếp tục ninh nhỏ lửa trong khoảng 20 phút.
Nước dùng nấu từ xương lợn và xương gà – cách nấu mì Quảng gà
Bước 3: Làm chín các nguyên liệu khác
Ướp chung phần thịt gà và thịt lợn đã thái với hành, tỏi, bột nghệ và các loại gia vị khác sau đó trộn đều và để cho thịt ngấm trong khoảng 10 phút.
Trứng chim cút đem luộc chín rồi bóc vỏ, để riêng.
Phi thơm hành tỏi sau đó cho phần thịt đã chuẩn bị vào xào chín – cách làm mì quảng
Đặt chảo lên bếp, bạn cho phần hành tỏi băm vào phi thơm. Sau đó, bạn cho toàn bộ phần thịt gà và thịt lợn vào xào chín.
Sau khi phần thịt đã xào xong, bạn trút phần nước dùng (Bỏ lại xương) vào chảo cho đến khi ngập thịt. Cho tiếp tôm và trứng cút vào đun sôi trong khoảng 20 phút nữa.
Bước 4: Trình bày món mì Quảng
Lấy một lượng mì Quảng vừa ăn cho vào tô. Tiếp đó bạn múc phần thịt gà, thịt lợn, tôm và trứng xếp lên bề mặt mì. Sau đó bạn trút phần nước dùng đã nấu trước đó xâm xấp mặt mì, không nên đổ tràn như món mì nấu ở miền Bắc.
Món mì Quảng sau khi hoàn thiện – cách nấu mì Quảng ngon
Mì Quảng sau khi dọn xong sẽ ăn kèm với bánh tráng nướng, đậu phộng và các loại rau thơm, rau gia vị như rau mùi, rau xà lách. Nếu bạn có thể ăn cay, bạn dùng ớt bột để rắc lên bát mì và trộn đều.
Với cách nấu mì Quảng này, bạn có thể áp dụng để làm ở nhà vào mỗi bữa sáng hoặc dịp cuối tuần cho cả gia đình mà không cần phải tới tiệm. Chúc các bạn thành công với món mì Quảng và đừng quên tìm các công thức nấu ăn ngon khác từ ameovat.com bạn nhé!
Bún riêu dã chiến
Nếu không có cua đồng để nấu bún riêu, bạn có thể làm riêu cua bằng tôm khô, thêm thịt và trứng, là bạn đã có nồi bún riêu ngon không kém gì cua đồng. Cùng bắt tay với CTV Mẹ Bon nhé!
Nguyên liệu:
- 400g xương lợn
- 200g tôm khô
- 2 quả trứng gà
- bát con thịt nạc xay
- Dầu điều, muối, hạt nêm
- 2 quả cà chua
- Đậu phụ rán sẵn
- Rau kinh giới, rau tía tô, hành lá, một ít me dầm hoặc giấm
- Mắm tôm.
Cách làm:
- Xương lợn rửa sạch, đổ nước lạnh ngập mặt xương, đun sôi cho vào một ít giấm, đổ nước luộc xương lần thứ
nhất, rửa lại cho thật sạch, tiếp theo cho xương lợn vào nồi, đun sôi hầm lấy nước dùng.
- Tôm khô rửa sạch, ngâm nước cho thật mềm, giã mịn tôm hoặc xay nhuyễn.
- Trộn tôm khô, thịt nạc xay, trứng gà, hai thìa nhỏ dầu điều, hai thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ hạt nêm, và hai thìa
nhỏ mắm tôm, trộn đều.
- Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
- Đun nóng hai thìa nhỏ dầu điều, phi hành khô thơm, cho cà chua vào xào chín, châm từ từ nước hầm xương vào nồi.
- Đun sôi, tiếp theo dùng thìa múc từng thìa nhỏ hỗn hợp riêu cua cho vào nồi, đợi sôi lại lớp riêu sẽ nổi lên bề mặt.
- Bạn nêm vào nồi nước dùng một ít mắm tôm, một ít me dầm, và nêm gia vị vừa ăn.
- Tiếp theo cho đậu phụ rán vào nồi, đun sôi, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn.
- Rau kinh giới, tía tô, hành lá rửa sạch.
- Khi dùng, bạn múc ít bún vào bát, thêm đậu phụ, ít riêu, chan nước dùng, rắc ít hành lá, dùng nóng và kèm với rau
kinh giới, và tía tô.
Cách làm hủ tiếu sườn mọc ngon không thể chê Bát hủ tiếu dậy mùi thơm của hành phi, nước dùng ngọt từ sườn non, xen lẫn với mọc, ăn một bát lại muốn ăn thêm. Nguyên liệu: - 600g sườn non - 500g xương lợn - 1 củ cải trắng - 1 củ cải muối (sá bấu) - 300g mọc - 1 nhúm tôm khô - Hành khô, hành lá, muối, nước...