Cách nấu lẩu Thái Tom Yum ngon đúng chuẩn mà không cần gói gia vị
Cách nấu lẩu Thái Tom Yum có chua cay ngon đúng vị nhờ được kết hợp từ các loại thảo mộc như sả tươi, nước chanh, ớt tươi, riềng,…Theo công thức chế biến truyền thống, nước dùng lẩu Tom Yum thường được làm từ cà chua nên màu sắc vừa đẹp mắt, vừa thanh thanh rất đậm vị.
Một số vùng còn kết hợp nấu sốt cà chua, nước cốt me,…để chế biến nước lẩu tùy theo sở thích. Không chỉ là món ăn cuối tuần, lẩu Tom Yum dễ nấu sau đây còn là sự lựa chọn thích hợp để cả gia đình bạn cùng nhau thưởng thức trong những ngày Tết tươi vui nữa đấy! Nào, cùng thực hiện theo các công thức được hướng dẫn dưới đây để thực đơn món ngon của nhà mình ngày thêm phong phú nhé.
1. Cách làm lẩu Thái Tom Yum nước cốt dừa bằng gói gia vị
1.1. Nguyên liệu
Cách nấu lẩu Thái Tom Yum đúng vị không hề khó khi bạn có thể tìm mua các gói gia vị sốt tôm yum bán sẵn trong nhiều siêu thị. Đây là món ngon có vị chua cay cực ngon, thường được làm vào cuối tuần để gia đình cùng thưởng thức. Nếu muốn tự thử thách khả năng ăn cay của mình tại nhà, hãy nấu lẩu với công thức dưới đây nhé:
2 lít nước lọc
4 gốc sả tươi đập dập
3 – 5 trái ớt tươi
3 – 5 lá chanh rửa sạch, để ráo
100 gram nước cốt dừa tươi
Các loại nấm ăn kèm: nấm đông cô, nấm kim châm, nấm trâm vàng, nấm hải sản,…tùy theo sở thích (ngâm nước muối cho mềm, rửa nước sạch, cắt chân, để ráo)Rau ăn kèm lẩu: cải thảo, cải chíp (cải thìa),…nhặt và rửa sạch
Nửa kí thịt bò ba chỉ (rửa sạch, cắt lát mỏng)
Vài váng đậu100 gram sốt chấm lẩu Tom yum kiểu Thái (mua trong siêu thị, hoặc mua kèm phần lẩu đóng gói)
Chuẩn bị các nguyên liệu chính và sốt gia vị nấu lẩu Tom Yum Thái Lan. Ảnh: Feedy TV
1.2. Cách nấu nước lẩu Thái Tom Yum bằng gói gia vị nước cốt dừa
Chế nước lọc cùng sả tươi, ớt, lá chanh vào nồi, đun sôi trong 15 phút. Trong lúc nước dùng sôi, nhớ dùng muỗng vớt sạch bọt.Đổ sốt Tôm Yum Thái Lan vào nồi, khuấy đều, đun thêm 5 phút.Chế nước cốt dừa vào nồi lẩu Thái, tiếp tục quấy đều tay.Cho các loại nấm đã sơ chế vào nồi, nấu thêm 5 phút cho chín mềm.
Các bước nấu lẩu Thái Tom Yum bằng gói gia vị và nước cốt dừa. Ảnh: Feedy TV
Nhúng rau ăn kèm, cho váng đậu và thịt bò vào nồi lẩu, đợi chín thì vớt ra ăn.Lẩu Tôm Yum Thái Lan ăn kèm mì gói hoặc bún đều ngon. Bạn nhớ đổ nước sốt chấm ra chén để thưởng thức các món ăn kèm thơm ngon đúng vị nhé.
Nhúng các loại nấm, rau xanh ăn kèm lẩu Tom Yum chua cay kiểu Thái. Ảnh: Feedy TV
Chấm thịt bò với sốt Tom Yum để đảm bảo ngon đúng vị. Ảnh: Feedy TV
2. Cách nấu lẩu Thái Tom Yum không cần gói gia vị
2.1. Nguyên liệu
60 gram sả tươi cắt bỏ gốc, thái khoanh mỏng
60 gram riềng gọt vỏ, thái lát mỏng
25 gram tỏi bóc vỏ, đập dập
2 nhánh rễ ngò,
3 lá chanh Thái
Nửa muỗng canh dầu ăn
400 gram tôm tươi (tách riêng vỏ và đầu để qua một bên, thịt để riêng, sơ chế sạch)
1 lít nước lọc
Vài trái ớt cay
2 trái cà chua tươi rửa sạch, cắt múi cau
Các loại nấm ăn kèm tùy theo sở thích (ngâm nước muối cho mềm trước khi xả lại với nước sạch, cắt nhỏ)
Gia vị: muối ăn, tiêu đen xay, 60 ml nước mắm ngon, 25 gram đường trắng, 60 ml nước cốt chanh tươi bỏ hộtÍt hành lá thái nhỏ, hành ngò
Bước sơ chế nguyên liệu nấu tom yum không cần gói gia vị. Ảnh: Culinary Frank’s Food Channel
2.2. Cách nấu lẩu Thái Tom Yum không cần gói gia vị
2.2.1. Cách nấu nước lẩu Thái Tom Yum không cần gói gia vị
Video đang HOT
Bắc nồi vừa lên bếp, tráng dầu ăn quanh đáy nồi đun nóng. Cho tỏi vào nồi, đảo đều cho đến khi dậy mùi thơm thì cho đầu và vỏ tôm tươi đã sơ chế sạch vào chiên.Dùng muỗng dằm vỏ tôm để hương vị loại hải sản này tiết ra hết.Nêm đầu tôm xào với ít muối và tiêu đen xay.Chế nước lọc vào nồi đầu tôm, đun sôi và hớt sạch bọt.
Các bước nấu nước dùng lẩu Thái Tom Yum từ đầu và vỏ tôm mà không cần gói gia vị. Ảnh: Culinary Frank’s Food Channel
Vặn lửa nhỏ lại, nấu thêm nửa tiếng cho nước sền sệt thì vớt bỏ đầu và vỏ tôm ra ngoài.Cho sả, riềng, rễ ngò vào nồi nước lẩu, khuấy đều. Sau đó, xé và làm dập lá chanh Thái, cũng cho vào nồi lẩu nấu chung.Nếu thích ăn cay thì bạn thả vài trái ớt tươi vào nhé.Cho cà chua, các loại nấm, thịt tôm vào nồi, nêm nếm các thành phần gia vị còn lại, điều chỉnh nước dùng theo khẩu vị
2.2.2. Thưởng thức món lẩu Tom Yum Thái Lan truyền thống
Xếp mì gói hoặc bún vào tô, múc nước lẩu nóng chan vào. Thêm tôm tươi, gắp nấm ra chén ăn kèm.Với món lẩu Tom Yum này, bạn có thể dùng chả cá hoặc các loại hải sản ăn thêm tùy theo sở thích nhé. Rắc thêm hành, ngò cho món lẩu thêm thơm nồng và ngon miệng. Giờ thì thưởng thức ngay cho nóng nào!
Thưởng thức ngay món Tom Yum chua cay chuẩn vị Thái Lan mà không cần gói gia vị cực ngon này nhé! Ảnh: Culinary Frank’s Food Channel
3. Cách nấu nước dùng Tom Yum hải sản từ nước sốt me cà chua
3.1. Nguyên liệu
50 gram sả tươi đập dập, thái khoanh
5 lá chanh thái nhỏ
150 gram củ riềng cắt lá
t150 gram hành tây thái lát
10 gram ớt tươi thái nhỏ
150 gram nấm rơm (ngâm nước muối 15 phút, vớt ra rửa nước lạnh, để ráo)
120 gram tôm sú tươi ngắt đầu và vỏ để qua dĩa riêng
1 muỗng canh dầu ăn
3 tép tỏi thái lát
1 lít nước lọc
80 ml nước cốt dừa
Nửa muỗng canh sốt cà chua (Xem cách tự làm sốt cà chua ngon tại nhà)
4 thìa ăn cơm nước mắm ngon
4 thài cơm nước cốt me
Nước cốt 1/2 trái chanh tươi
Ngắt đầu và vỏ tôm sú và để riêng qua một bên để nấu nước dùng. Ảnh: Kênh YT Hướng nghiệp Á Âu
3.2. Cách nấu nước lẩu Thái Tom Yum chua cay từ sốt me cà chua
Cho tỏi và dầu ăn vào nồi, phi thơm. Đổ đầu và vỏ tôm cùng hành tây vào xào đều.
Công thức này xào đầu và vỏ tôm với hành tây nấu nước dùng lẩu thơm ngon hơn. Ảnh: Kênh YT Hướng nghiệp Á Âu
Đến khi đầu tôm chuyển màu đỏ chín, chế nước lọc và cho nấm rơm vào nồi nấu cùng.Thêm sốt cà chua, sả, ớt xắt, củ riềng, lá chanh vào nồi, khuấy đều.Chế nước cốt dừa, nêm nước mắm và cốt me vào nồi, tiếp tục quấy đều tay.
Các bước nấu nước dùng Tom Yum với sốt me cà chua. Ảnh: Kênh YT Hướng nghiệp Á Âu
Cho thịt tôm sú, nước cốt chanh vào nồi, nêm nếm lại và điều chỉnh gia vị cho vừa ăn. Đợi nước súp sôi lần nữa thì tắt bếp. Múc canh Tom Yum ra tô, ăn kèm với bún hoặc mì đều được.
Bạn có thấy “bị kích thích” với món lẩu Thái Tom Yum chua cay này không nào! Ảnh: Kênh YT Hướng nghiệp Á Âu
4. Cách nấu nước lẩu Thái Tom Yum từ tôm khô
4.1. Nguyên liệu
Ngoài sốt Tom Yum đóng gói sẵn có bán ở các siêu thị, bạn có thể tự làm nước sốt này tại nhà mà chuẩn vị không kém đặc sản truyền thống của “xứ chùa Vàng”. Để thực hiện, bạn chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
6 tép tỏi đập dập
1 củ hành tây bóc vỏ, thái lát
150 gram tôm khô loại ngon (Bạn cũng có thể học cách tự làm tôm khô ăn ở nhà)
2 thìa cà phê đường nâu
8 trái ớt khô nướng
3 muỗng canh dầu ăn
2 thìa cà phê đường mắm (thắng đường với nước mắm)
5 miếng sả tươi thái nhỏ
1 nhánh sả tươi đập dập thái khúc 3 cm và 3 cọng sả đập dập nguyên cây
10 lát gừng tươi đã gọt vỏ
1,5 lít nước dùng gà hoặc hải sản5 trái ớt tươi Thái Lan
5 lá chanh Thái
120 ml sữa dừa nguyên chất
Nửa kí tôm tươi đã làm sạch, bóc vỏ
2 – 3 trái cà chua rửa sạch, thái múi cau nhỏ
Nước chanh tươi (tùy theo khẩu vị)
200 – 300 gram nấm ăn kèm (ngâm nước muối, xả nước lạnh, thái nhỏ, để ráo)
4.2. Cách nấu lẩu súp Thái Tom Yum từ tôm khô, sữa dừa
4.2.1. Cách tự làm sốt Tom Yum
Cho tỏi, hành tây, tôm khô vào chảo, rang 5 phút cho dậy mùi thơm.
Bước rang tôm khô với hành tây, tỏi. Ảnh: Zing
Đổ hỗn hợp tôm khô vào máy xay gia vị.Thêm 1 thìa đường nâu, ớt khô nướng, dầu ăn, đường mắm, sả thái nhỏ, 5 lát gừng vào máy xay, đánh thật nhuyễn các nguyên liệu. Sau đó, đổ hỗn hợp vừa xay vào chảo vừa, áp chảo và đảo đều liên tục trong 3 phút.Chuyển hỗn hợp sốt Tom Yum vừa áp chảo ở trên qua chén riêng.
Các bước tự làm sốt Tom Yum nấu lẩu. Ảnh: Zing
4.2.2. Cách nấu nước lẩu Thái Tom Yum sữa dừa tôm khô
Đổ nước dùng gà với sả cọng, sả cắt khúc, 5 lát gừng còn lại, ớt tươi, lá chanh vào nồi, đun sôi 5 phút. Nhớ vớt sạch bọt cho nước dùng ngon hơn nha.Sau đó, cho sữa dừa, sốt Tom Yum, cùng các thành phần nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm nước chanh cho hợp khẩu vị, vặn lửa nhỏ nấu thêm 10 phút thì tắt bếp.Múc nước canh Tom Yum vào tô, chan kèm với bún hoặc mì gói để ăn ngay cho nóng nhé.
Các bước nấu nước lẩu Thái Tom Yum từ sữa dừa và tôm khô béo ngon. Ảnh: Zing
5. Tom Yum là gì?
Tom Yum , hay Tom Yam, là một loại súp Thái Lan có vị chua cay thường được nấu với tôm tươi. Trong đó, “tom” đề cập đến quá trình đun sôi, còn “yam” đề cập đến một món salad chua và cay của Thái Lan. Sự kết hợp 2 kỹ thuật chế biến này tạo nên món ăn được đặc trưng với hương vị chua, nóng riêng biệt, với các loại gia vị thảo mộc thơm nồng, ngập trong nước dùng beo béo vị cốt dừa.
Tom Yum là món lẩu có vị chua cay đặc sản nổi tiếng của Thái Lan. Ảnh: Culinary Frank’s Food Channel
Như đã lý giải ở trên, cách nấu lẩu Thái Tom Yum dựa trên hương vị chua và cay chủ yếu. Do đó, nước súp Tom Yum còn được làm từ nhiều hương liệu như ớt tươi, sả, riềng, nước chanh, nước me, lá chanh,…để tăng thêm vị ngon khó cưỡng. Các bước chế biến món lẩu này cũng vô cùng đơn giản. Cuối tuần này, hãy chọn cho mình một công thức món ngon đã được hướng dẫn chi tiết trên đây để nấu cho cả nhà mình thưởng thức bên nhau nhé.
Mực hấp lá lốt: 2 cách hấp mực mềm ngon, tốt cho sức khỏe
Mực hấp lá lốt không chỉ là món ăn ngon có cách làm đơn giản, mà còn là sự kết hợp nguyên liệu cực kì tốt cho sức khỏe. Trong đó, mực là loài hải sản chứa nhiều khoáng chất giúp hỗ trợ tích cực cho sự phát triển hệ xương, hệ miễn dịch,,...
như đồng, phốt pho, sắt. Còn lá lốt từ lâu đã được xem như là một bài thuốc có tác dụng giải cảm, sát trùng, chữa suy giãn tĩnh mạch,...trong Đông y. Do đó, thỉnh thoảng, hãy thực hiện món mực hấp mềm ngon, chế biến nhanh này để tăng cường dinh dưỡng cho cả gia đình mình nhé.
1. Tác dụng của món mực nấu với lá lốt đối với sức khỏe
Mực nấu với lá lốt theo phương pháp hấp được đánh giá là có khả năng giữ lại các chất dinh dưỡng nhiều nhất, đem đến lợi ích trọn vẹn cho sức khỏe người dùng. Trong đó, mực là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin B12, Kali, sắt, phốt pho và đồng. Đây đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu hỗ trợ cho các tế bào máu, xương, hệ thống miễn dịch hoạt động khỏe mạnh hơn.
Mực có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Trong đó, phương pháp hấp hoặc nướng mực là phổ biến nhất. Khi mực được chế biến bằng cách chiên, xào, tổng lượng chất béo (nhất là chất béo bão hòa) của món ăn sẽ tăng lên, không tốt cho sức khỏe. Do đó, tốt nhất là bạn nên hấp hoặc luộc mực để đảm bảo còn giữ nguyên các dưỡng chất nhé.
Mực là món hải sản vừa ngon, vừa chứa nhiều khoáng chất tốt cho sự phát triển hệ xương, miễn dịch. Ảnh: Internet
Lá lốt từ lâu đã được xem là một phương thuốc quý trong Đông y. Ở nhiều nơi trên thế giới, lá lốt được sử dụng như một chất sát trùng. Không những thế, lá lốt còn được sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn hàng ngày , như bò nướng lá lốt , cách làm chả lá lốt chiên,...Do đó, sự kết hợp món ngon giữa mực và lá lốt vừa hứa hẹn đem đến hương vị mới lạ, vừa đảm bảo cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để bạn có thêm sức đề kháng, sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
2. Cách làm mực hấp lá lốt cực ngon tại nhà
2.1. Cách nấu mực hấp lá lốt gừng sả đơn giản
2.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Nửa kí mực cơm tươi (hoặc mực lá)50 gram lá lốt tươi đã rửa sạch
Gừng tươi gọt vỏ thái sợi: 1 củ
Sả tươi cắt khúc 5 cm, đập dập: 3 - 5 nhánh
Gia vị: 1 thìa cà phê bột canh, 1 thìa cà phê tiêu đen xay
Tương ớt hoặc pha chén nước mắm gừng chấm kèm mực
Chuẩn bị mực tươi và nguyên liệu cho món hấp. Ảnh: Bích Hòa (Cookpad)
2.1.2. Cách sơ chế mực tươi không bị hôi
Thông thường, khi đi chợ, bạn có thể nhờ người bán làm sạch mực tươi. Sau đó chỉ cần về rửa sạch lại là có thể chế biến ngay. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự sơ chế mực tại nhà chỉ với vài bước cơ bản như sau:
Ngâm mực vào thau nước sạch. Trước tiên, bạn rút đầu và râu của mực ra khỏi ống thân.Nhẹ nhàng tách túi mật ra khỏi thân mực, nhớ không để mật bị vỡ ra nhé.Bạn đưa tay vào trong ống, rút mai mực (các thanh cứng màu trong suốt) ra.Cuối cùng, đem rửa sạch lại mực từ trong ra ngoài là xong. Ở khâu này, bạn có thể bóc bỏ lớp da mực bên ngoài, hoặc để nguyên tùy sở thích.
Các bước sơ chế và làm sạch mực tươi. Ảnh: Internet
2.1.3. Cách hấp mực tươi với lá lốt gừng sả
Xếp lá lốt lên dĩa sạch, dàn đều ra, rồi xếp mực lên trên.Rải đều gừng thái sợi và sả đập dập lên trên cùng, cho dĩa mực vào nồi nấp.
Bước hấp mực tươi với gừng sả và lá lốt. Ảnh: Bích Hòa (Cookpad)
Đậy kín nắp lại, hấp mực khoảng 10 phút là chín. Khi này, bạn tắt bếp, ủ mực thêm 5 phút nữa cho chín mềm và đều mới dọn ra ăn nhé. Tùy kích cỡ mực mà thời gian nấu chín sẽ lâu hơn. Nếu dùng mực ống nguyên con thì bạn nên hấp lâu hơn - khoảng 12 đến 15 phút nhé.
Dĩa mực hấp gừng sả thơm lừng ngon miệng và cực tốt cho sức khỏe. Ảnh: Bích Hòa (Cookpad)
Pha sẵn chén nước mắm gừng chua ngọt để chấm kèm mực hấp hài hòa hương vị. Ảnh: Bích Hòa (Cookpad)
2.2. Cách làm mực hấp cuốn lá lốt
2.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Ngoài cách nấu mực với lá lốt như công thức ở trên, bạn có thể áp dụng theo cách thứ 2 này để thưởng thức món ăn nhé.
300 - 500 gram mực tươi đã sơ chế sạch, cắt khoanh nhỏ
50 gram lá lốt tươi (chọn lá lớn) đã rửa sạch, để ráo nước
1 củ gừng gọt vỏ và thái sợi nhỏ
3 - 5 trái ớt tươi thái lát mỏng
3 nhánh sả cắt khúc khoảng 3 cm, đập dập
Nồi hấp
Nguyên liệu pha nước mắm: 70 ml nước mắm, 60 gram đường, 40 ml nước chanh, nửa muỗng canh tỏi tươi băm, nửa muỗng canh ớt tươi xắt nhỏ và 80 ml nước ấm.
Bước chuẩn bị nguyên liệu làm mực hấp cuốn lá lốt. Ảnh: Tupperware Center HCMC
2.2.2. Cách hấp mực tươi chín mềm ngon cuốn lá lốt
Bạn xếp mực lên giá nồi hấp, hoặc lên dĩa sạch, rồi đặt vào trong nồi hấp. Sau đó, rải đều gừng, sả và ớt tươi lên trên mực, đậy nắp nồi lại.Hấp mực khoảng 10 - 12 phút là chín mềm. Tắt bếp, ủ mực thêm 2 phút nữa thì mở nắp ra.
Bước hấp mực với gừng sả ớt tươi. Ảnh: Tupperware Center HCMC
Gắp miếng mực đặt lên lá lốt và cuốn tròn lại như cách làm gỏi cuốn nhé. Cuối cùng, pha sẵn chén nước mắm chua ngọt đã chuẩn bị nữa là chấm kèm món ăn ngon "hết sảy"!
Các bước cuốn mực hấp gừng với lá lốt. Ảnh: Tupperware Center HCMC
3. Mẹo chọn mực tươi ngon làm món hấp
Khi đi chợ, ai cũng muốn chọn cho mình loại hải sản tươi để chế biến món ăn ngon nhất. Với món mực cũng vậy. Dưới đây là một số dấu hiệu để bạn chọn được những con mực tươi ngon nhé:
Màu sắc: Mực tươi có màu nâu trên da đậm và sẫm, còn phần râu sẽ có màu trắng đục như sữa. Đặc biệt, nếu còn tươi thì mực sẽ rất bóng và sáng toàn thân.Độ săn chắc: Khi nhấn tay vào kiểm tra, cách để nhận biết mực tươi là thân có độ đàn hồi tốt và cực kì săn chắc.Mắt mực: Mực còn tươi sẽ có mắt màu sáng. Thậm chí, mắt mực sẽ trong veo đến mức bạn có thể nhìn thấy rõ con ngươi.
Độ đàn hồi và màu mắt mực là những tiêu chí giúp bạn nhận biết mực tươi sống ngon. Ảnh: Kenh14
Râu mực: Mực tươi còn đầy đủ các xúc tu và chúng bám chặt vào phần râu.
Với vài mẹo nho nhỏ giúp chọn hải sản tươi sống chất lượng tốt, hy vọng bạn sẽ có thêm bí quyết hay để tự nấu món mực hấp lá lốt thơm ngon để cả nhà được thưởng thức một món ăn ngon và dồi dào dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp mực hấp với nhiều nguyên liệu khác để tăng hương vị và giảm mùi tanh nhé. Chẳng hạn như hấp với lá ổi, làm mực hấp gừng , hoặc làm chả mực Hải Phòng dai ngon nổi tiếng nhé.
Cách nấu gà hấp lá chanh muối sả dễ làm, mềm ngon tại nhà Cách nấu gà hấp lá chanh là phương pháp chế biến giúp giữ lại các thành phần dinh dưỡng trong thịt đầy đủ nhất. Hơn nữa, gà sau khi hấp sẽ mềm ngon, chín từ trong ra ngoài, thơm mùi lá chanh dìu dịu,. Đây là món ăn ngon vô cùng dễ làm, với nhiều cách thực hiện khác nhau. Theo đó, bạn...