Cách nấu lẩu mắm miền Tây ngon chuẩn vị
Ẩm thực miền Tây từ trước tới nay luôn thu hút được thực khách xa gần bởi hương vị thơm ngon, đậm đà như chính con người nơi đây vậy.
Nếu đã ghé thăm nơi đây một lần, chắc hẳn bạn đã từng nghe hoặc thưởng thức lẩu mắm. Còn đối với những ai chưa ghé thăm được miền Tây hay bạn vẫn muốn thưởng thức lại món lẩu mắm chuẩn vị trong chính ngôi nhà của mình thì hãy cùng với VOVE vào bếp nấu lẩu mắm chuẩn vị miền Tây thơm ngon, đậm đà này nhé.
Lẩu mắm – đặc sản vùng miền Tây sông nước
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món lẩu mắm
Lẩu mắm là một trong những món ăn nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây. Khi nhắc đến lẩu người ta thường nghĩ ngay đến món lẩu bò, lẩu hải sản, lẩu cua hay lẩu cá,…Nhưng chẳng mấy ai nghĩ rằng món lẩu mắm miền Tây giản dị nhưng lại thơm ngon, đậm đà đến như vậy. Rất nhiều thực khách gần xa đến với miền Tây sông nước không khỏi ngạc nhiên với món ăn này và khi đã thưởng thức họ không thể quên được hương vị độc lạ của món ăn này.
Lẩu mắm là món ăn quen thuộc của người dân miền Tây sông nước, do đó mà nguyên liệu chuẩn bị cho món ăn này khá dễ tìm kiếm, nguyên liệu chính cần có đó là mắm cá linh. Dưới đây là một số nguyên liệu bạn cần chuẩn bị để chế biến được món lẩu mắm cá thơm ngon, chuẩn vị miền Tây:
Mắm cá linh (1 hủ)Cá bông lau ( kg), mực tươi ( kg), tôm cỡ vừa (300 g)Xương heo (800 g), thịt ba chỉ (500 g)Cà tím (2 quả), Thơm ( trái)Đậu đũa, đậu bắpNước dừaSả, tỏi, ớt, hành tươiBún tươiGia vị: Dầu ăn, muối, đường thẻCác loại rau ăn kèm như: rau điên điển, rau đắng, kèo nèo, ngó súng, rau muống bào, giá đỗ, bông bí, bắp chuối, bông so đũa, càng cua, rau nhút, rau hẹ, húng quế,…Trong đó, 3 loại rau không thể thiếu để bạn thưởng thức lẩu mắm chuẩn vị miền Tây là rau đắng, bông đũa và rau điên điển.
1. Sơ chế nguyên liệu
Mỗi loại nguyên liệu sẽ có một cách sơ chế khác nhau để đảm bảo được dinh dưỡng cũng như góp phần trang trí món lẩu mắm
Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn, không nên cắt quá dày.Xương heo rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa ăn.
Cá bông lau: Rửa sạch ,cắt làm đôi
Mực: Rửa sạch với muối và cắt xéo cho đẹp, xếp ra đĩa.Tôm: Rửa sạch và để nguyên vỏ
Video đang HOT
Cà tím: Rửa sạch và chẻ dọc, cắt khúc
Thơm: Gọt vỏ và cắt thành látĐậu đũa, đậu bắp: Cắt khúc vừa ăn.Sả, tỏi, ớt, hành tươi: rửa sạch, bóc vỏ và băm nhuyễn.Rau: rửa sạch, tách riêng từng loại rau.
2. Các bước chế biến lẩu mắm
Bước 1: Hầm nước lẩu
Nước xương heo được hầm từ 2 đến 3 giờ
Dùng 1 nồi nước vừa phải, bỏ xương heo đã cắt khúc vào.Đun sôi nước, vớt bọt đục nổi lên trênThêm muối, giảm lửa nhỏ, hầm xương heo từ 2 đến 3 giờ
Bước 2: Nấu nước mắm cá linh
Dùng 1 cái nồi nhỏ, nấu sôi 2l nước sạch
Cho lọ mắm cá linh, cá sặc vào, đun sôi với lửa nhỏ khoảng 10 phút
Đổ toàn bộ nước và cá ra 1 cái rây, lấy phần nước, bỏ phần cá.Thêm sả, nước cốt dừa vào nồi, hầm nhỏ lửa cho tới khi có được nồi súp hơi đục
Bước 3: Xào thịt ba chỉ
Thịt ba chỉ cắt vừa ăn, xào chín
Dùng 1 cái chảo nhỏ, phi hành, tỏi, sả bằm cho thơmTiếp tục cho thịt ba chỉ vào xào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn
Bước 4: Thưởng thức.
Lẩu mắm mang vị cay, vị ngọt của các nguyên liệu tự nhiên
Cho toàn bộ nước đun mắm cá linh, mắm sặc và sả vào trong nồi nước xương hầm.Đun sôi trở lại, đồng thời nêm thêm đường, muối, tiêu cho vừa ăn.Khi ăn, bạn cho tôm, thịt heo, đậu bắp, đậu đũa, cà tím vào nấu sôi trong khoảng 2 phút.Nước sôi, bạn có thể cho các thứ rau vào lẩu mắm và thưởng thức
Theo VOVE
Thưởng thức ẩm thực miền tây ngay giữa lòng Hà Nội
Không cần đi đâu xa mà ngay giữa lòng thủ đô, bạn vẫn có thể thoải mái thưởng thức ẩm thực hấp dẫn của miền tây
Những món ăn như bánh xèo, bánh khọt, lẩu cá kèo, lẩu mắm hay cơm cháy kho quẹt là những món ăn mà chắc hẳn du khách đều biết đó là món ngon của làng ẩm thực sông nước miền Tây. Nhưng giờ đây du khách sẽ có thể có được một trải nghiệm mới khi thưởng thức những món ăn miền Tây ngay lòng thủ đô.
Bánh xèo
Nhắc đến loại bánh làm vang danh ẩm thực miền Tây đi khắp bốn phương thì không thể không kể đến bánh xèo. Bánh xèo xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trên mảnh đất hình chữ S nhưng bánh xèo miền Tây lại mang hương vị thơm ngon và riêng biệt. Nếu so về độ "khủng" thì có lẽ bánh xèo miền Tây vào loại to nhất, "cả làng" ăn một cái không xuể.
Bánh xèo miền tây có độ khủng lớn nhất
Bánh xèo miền Tây nhận được sự yêu thích của du khách không chỉ bởi độ lớn về kích thước mà cả phần nhân chất lượng gồm đầy đủ thịt, tôm, có cả mực, giá... Nước chấm là sự hài hòa của cả bốn vị mặt, ngọt, chua, cay đã làm nên sức cuốn hút của món bánh xèo miền Tây. Chính bởi hương vị thơm ngon đó mang bánh xèo đến với ẩm thực thủ đô. Bạn có thể tìm đến các hàng quán ở Đội Cấn, Hàng Bồ để thưởng thức món ăn sông nước giữa lòng Hà Nội đấy!
Bánh khọt
Đã là người miền Tây hay người yêu thích du lịch miền Tây không thể không biết đến món bánh khọt bình dị mà làm say mê biết bao nhiêu tâm hồn ẩm thực bốn phương. Bánh khọt là món ăn nổi tiếng thơm ngon của ẩm thực miền Tây. Bánh khọt được làm từ bột gạo, nhân từ tôm và thịt nạc được lựa chọn tươi nhất tạo nên vị ngọt cho bánh.
Bánh khọt ở miền tây hấp dẫn du khách
Nếu như ở miền Tây, nước mắm dùng để thưởng thức bánh khọt nghiêng về vị ngọt thanh thì để phù hợp với gu ẩm thực của người Hà Nội, nước mắm dùng nghiêng về vị chua ngọt kèm theo đu đủ. Đến phố Trần Đăng Ninh, Mai Hắc Đế để thưởng thức món bánh là sự hòa quyện giữa sắc màu sông nước giữa lòng Hà Nội này nhé!
Lẩu cá kèo
Nhắc đến những món lẩu làm nên sự cuốn hút cho ẩm thực sông nước miền Tây thì không thể không kể đến lẩu cá kèo. Lẩu cà kèo chính là một món ăn mang đến cho thực khách hương vị đậm đà của vùng sông nước miền Tây với cá kèo đặc sản và những loại rau vườn như rau đắng hay lá giang.
Lẩu cá kèo mang hương vị miền tây sông nước hiện hữu giữa lòng thủ đô
Lẩu cá kèo ngon hay không chính bởi sự lựa chọn cá kèo tươi ngon "có tâm" của người đầu bếp. Chính hương vị thanh thanh, chua chua của lẩu cá kèo có thể làm ấm bụng thực khách vào mùa đông Hà Nội hay xóa tan cơn nóng khi mùa hè khắt nghiệt của thủ đô nên lẩu cá kèo khi xuất hiện tại đây thì vô cùng được ưa chuộng. Với 200.000 đồng, đến phố Ngụy Như Kon Tum, chùa Hoàng Cầu, chùa Láng hay Văn Cao là du khách đã có thể thưởng thức hương vị miền sông nước tại thủ đô.
Lẩu mắm
Bên cạnh lẩu cá kèo, khi nhắc đến ẩm thực miền Tây, chắc hẳn những vị khách sành ăn sẽ không quên món lẩu mắm. Khác biệt với sự đơn giản trong thành phần của lẩu cá kèo, thành phần của lẩu mắm khá đa dạng, là sự kết hợp hoàn hảo từ những sản phẩm tự nhiên của miền Tây sông nước.
Những hương vị làm nên món lẩu mắm
Lẩu được nấu từ cá linh, cá sặc tạo nên hương vị đặc trưng cho món lẩu. Để tạo nên vị ngọt thì lẩu còn có thêm cua, tôm, thịt bò và thịt heo. Trên bàn lẩu mắm có riêng một đĩa gồm các loại rau cọng bông súng, rau muống, bông điên điển, rau đắng, bông bí để ăn kèm với lẩu, không gây cảm giác ngán cho người dùng. Du khách có thể đến đường Trương Định, Ngụy Như Kon Tum, Văn Cao đểthưởng thức lẩu mắm - món ăn nếu đã ăn một lần thì lại muốn được thưởng thức thêm một lần nữa!
Cơm cháy kho quẹt
Đây là một món ăn hấp dẫn và khiến bạn dù đang ở Hà Nội vẫn cảm nhận được mình đang ở miền Tây sông nước. Không chỉ vậy, món ăn này còn như đưa bạn trở về tuổi thơ khi chỉ mong đến bữa cơm để ăn miếng cơm cháy nấu bằng lửa củi.
Cơm cháy kho quẹt của miền tây sông nước hấp dẫn du khách
Những món ăn của nền ẩm thực miền Tây sông nước đều giống nhau ở một điểm là sự bình dị và chân chất như chính người con miền Tây. Giờ đây, những món ăn này lại được thưởng thức theo phong cách của người thủ đô sẽ lại càng khiến cho nền ẩm thực miền Tây thêm phần độc đáo và thi vị.
Theo VietQ
5 món ngon không thể chối từ khi đến Long Xuyên Cơm tấm nhuyễn, lẩu cháo cua đồng, lẩu mắm, bánh xèo, bún cá... là những món ăn dân dã, thu hút thực khách mỗi khi có dịp ghé Long Xuyên. Lẩu mắm Đây là loại lẩu được coi như đặc sản của vùng sông nước. Màu nâu và hương thơm đặc trưng từ mắm cá linh, cá sặc; nước sanh sánh nhờ tỏi...