Cách nấu lẩu cá thu tươi chua cay thơm ngon đổi vị bữa cơm cuối tuần
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một món ăn cho bữa cơm cuối tuần của gia đình mình vậy thì món lẩu chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Hôm nay, sẽ chia sẻ đến bạn cách nấu lẩu cá thu chua cay đậm đà để đổi vị cho cả nhà. Vào bếp ngay thôi nào!
Nguyên liệu làm Lẩu cá thu
Cá thu 1 kg
Cà chua 1 trái (trái lớn)
Thơm 1/2 trái (dứa)
Sả 2 cây
Hành tím 3 củ
Tỏi 3 tép
Chanh 1 trái
Ớt 3 trái
Mướp 1 trái
Nấm bào ngư 250 gr
Rau ngò gai 1 ít
Rau nhúng lẩu 1 ít (cải xanh/ cải thảo/ rau muống/….)
Bún tươi 1 kg
Dầu ăn 2 muỗng canh
Sa tế 1 muỗng cà phê
Nước mắm 2 muỗng canh
Đường phèn 3 muỗng cà phê
Muối 1 ít
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua cá thu tươi ngon
Bạn nên chọn mua những con cá thu có phần mắt cá sáng, trong veo, có độ lồi nhẹ và có mang màu đỏ tươi, bám chặt vào thân cá vì đây thường là những con cá còn tươi ngon và chất lượng.Khi lựa chọn cá thu bạn cũng cần quan sát kĩ phần bụng cá vì cá tươi thường sẽ có phần bụng phẳng, lép và phần hậu môn vẫn thụt vào bên trong.
Ngoài ra, bạn còn có thể dùng tay ấn nhẹ vào phần bụng để kiểm tra độ đàn hồi của thịt cá, nếu khi ấn vào thịt cá không bị biến dạng thì đó là cá thu đạt chuẩn.Bạn không nên chọn mua những con cá có mắt đục, hơi lõm vào, hốc mắt to vì đó là dấu hiệu của cá đã được ướp lạnh nhiều ngày hoặc có phần mang màu đỏ thẫm, dễ tách rời và rơi rụng.
Video đang HOT
Cách chọn mua thơm (dứa) tươi ngon
Những trái dứa ngon, tươi sẽ không quá cứng cũng quá mềm, nhấn ngón tay vào sẽ không có cảm giác bị lõm vào.Nên chọn dứa có mắt lớn, thưa, phần ngọn dứa càng tươi xanh thì dứa càng tươi ngon.Dứa ngon khi chín sẽ có mùi rất thơm. Những trái dứa có phần ngọn sẽ bị khô hoặc ngả sang màu nâu hoặc có mùi hơi chua theo kiểu lên men thì đó là những trái đã quá chín, không nên mua.Cũng không nên chọn những trái có mùi ít hoặc không mùi bởi nó chưa chín.
Cách chọn mua cà chua tươi ngon
Chọn cà chua có màu đỏ tươi, đều màu, nguyên vẹn, không bị dập hay trầy xước. Có mùi hương thơm nhẹ, đặc trưng của cà chua.Nên lấy những quả còn cả cuống trên thân, phần cuống tươi và dính chặt vào đầu quả cà chua.Dùng tay chạm vào thấy quá mềm hoặc quá cứng, có nước chảy ra thì không nên mua, có thể chúng đã bị hỏng.Không chọn những quả còn xanh, bị dập hay quả không có mùi thơm, vì có khả năng quả cà chua đó là do bị ép chín.
Dụng cụ thực hiện
Nồi chiên không dầu, nồi lẩu inox, dao, thớt, bếp ga mini,…
Cách chế biến Lẩu cá thu
1
Sơ chế và chiên cá thu
Đầu tiên, để khử bớt mùi hôi của cá thu, dùng 1 ít muối và chanh chà xát lên cá rồi rửa sạch lại với nước 2 – 3 lần. Tiếp đó, cắt cá thành từng khoanh dày khoảng 1 đốt ngón tay.
Cá thu sau khi sơ chế và để ráo thì xếp vào nồi chiên không dầu và chiên ở 200 độ C trong 15 phút đến thịt cá hơi rắn lại và vàng xám cả hai mặt.
2
Sơ các nguyên liệu khác
Dùng dao gọt bỏ vỏ và mắt thơm cắt bỏ mắt sau đó rửa sạch và cắt miếng vừa. Cà chua rửa sạch và cắt múi cau. Tiếp theo, lột vỏ vỏ hành tím và tỏi rồi băm nhuyễn.
Nấm bào ngư cắt bỏ gốc, cho vào nước muối pha loãng ngâm tầm 5 – 10 phút rồi vớt ra, rửa sạch lại và để ráo. Mướp gọt vỏ, cắt thành khoanh tròn dày khoảng 1/2 lóng tay.
Các loại rau ngò gai và rau nhúng lẩu lặt bỏ lá vàng, lá úng sau đó rửa sạch. Cuối cùng, cắt nhỏ rau ngò gai cho ra chén.
3
Nấu nước lẩu
Bắc nồi lên bếp, cho 2 muỗng canh dầu ăn vào và bật lửa lớn. Dầu nóng thì cho hành tím và tỏi băm nhỏ vào phi thơm.
Kế tiếp, cho cà chua và thơm vào xào sơ rồi thêm 1 lít nước và nêm thêm 1 muỗng canh nước mắm vào.
4
Hoàn thành
Bày rau nhúng lẩu, cá thu chiên và bún ra đĩa. Bắc nồi nước lẩu lên bếp ga mini, rồi đun nóng nước lẩu để ăn đến đâu là nhúng rau và cá đến đó.
5
Thành phẩm
Nước lẩu chua chua, cay cay và vô cùng đậm đà. Thịt cá thu mềm béo ăn kèm với các loại rau, nấm và bún vô cùng xuất sắc. Bạn nhớ chuẩn bị thêm một chén nước mắm ớt để giúp món lẩu thêm tròn vị nhé!
Trời lành lạnh mà được quay quần cùng gia đình để thưởng thức lẩu cá thu tươi chua cay như thế này thì còn gì bằng.
Lẩu gà
Những ngày đông lạnh giá này, cả gia đình hay cả nhóm bạn bè ngồi quây quần bên nồi lẩu nóng hổi thì thật là tuyệt.
Một trong những món lẩu mà được hầu hết mọi người yêu thích đó là Lẩu Gà. Hãy cùng Ẩm Thực Hà Thành làm món ngon mê mẩn cho ngày đông này nhé!
1. Nguyên Liệu Làm Lẩu Gà
- Gà Ta
- Xương gà
- Nấm Rơm
- Nấm Bào Ngư
- Nấm Kim Châm
(Mỗi loại nấm chỉ cần khoảng 100g đến 150g)
- Đầu hành lá
- Hành củ
- Sa Tế Tôm
- Mì chính
- Nước mắm
- Gừng
- Tỏi, ớt băm nhỏ
- Bún gạo
- Các loại rau ăn kèm: (tùy thích thường có : Ngải cứu, rau cần, cải cúc)
2. Cách làm Lẩu Gà
- Chặt gà thành miếng vừa ăn, khoảng 3-5 cm
- Dùng sa tế và bột nêm ướp gà. Ướp khoảng 15 phút
- Cho thịt gà lên xào với hành tỏi cho gần chín tới
- Làm nước lẩu gà: Cho xương vào nồi, đun khoảng 30 phút. Nêm gia vị và nước mắm vào nồi nước lẩu vừa ăn
- Rửa sạch nấm và cắt khúc nhỏ vừa ăn
- Ngâm bún với nước cho mềm
- Cắt nhỏ hành tím và phi thơm để rắc lên trên bún
- Cho thịt gà đã xào ra đĩa, để nấm xung quanh thịt gà, rắc thêm gừng và ớt đã thái mỏng lên
- Đổ nước lẩu vào nổi lẩu, đổ dần dần và tương tự với thịt gà và nấm. rau (ăn đến đâu cho thêm nước lẩu, thịt gà , nấm và rau đến đó)
- Ăn lai rai, đến gần cuối thì lấy bún chan nước lẩu, thịt gà, nấm và rau.
Chúc bạn có một bữa Lẩu gà thật ngon và đầm ấm!
Lẩu thịt viên Mùa lạnh mà được húp xì xụp bát canh lẩu nóng thì không còn gì tuyệt vời hơn. Nhất là vào ngày nghỉ cuối tuần mà các mẹ trổ tài cùng ông xã và mọi người món Lẩu Thịt Viên thì " tuyệt cú mèo" đấy. Nguyên liệu: Thịt nạc xay Giò sống Các loại rau: Đậu Hà Lan, su hào, nấm bào...