Cách nấu cháo lòng thơm ngon tại nhà đảm bảo thành công ngay
Bạn là người yêu thích món cháo lòng và đang tìm kiếm một vài công thức để thi thoảng trổ tài nhằm đổi vị cho các thành viên trong gia đình? Vậy thì hãy tham khảo ngay một số cách nấu cháo lòng thơm ngon chuẩn vị nhà hàng dưới đây.
Tin chắc với những công thức này, sẽ giúp bạn có được những tô cháo thơm lừng, hấp dẫn đủ làm say mê mọi thành viên trong gia đình.
Cách nấu cháo lòng miền Bắc
Một trong những cách nấu cháo lòng thơm ngon mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đó là cách nấu cháo theo kiểu miền Bắc. Công thức nấu món cháo này khá đơn giản, giúp bạn dễ dàng có được tô cháo ngon, đậm đà hương vị để thưởng thức.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Để có được tô cháo chuẩn vị miền Bắc, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
Gạp nếp: 1/3 bátGạo tẻ: 1/3 bátXương lợn :500 gramGan lợn: 100 gramLưỡi lợnTiết lợn: 200 gramTim, lòng non, dạ dày của lợnRau thơm như hành lá, hành khô, mùi tàu, gừng, giá đỗ, ớt và rau mùi…Gia vị: Đường, nước mắm, giấm và muối tiêu…5 bước nấu cháo lòng miền Bắc
Món cháo lòng theo kiểu miền Bắc rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gạo nếp và gạo tẻ đem đãi sạch. Nhặt bỏ các hạt thóc còn sót lại cùng với bụi bẩn nếu có. Đem ngâm trong nước lạnh khoảng 3 giờ, việc ngâm gạo sẽ giúp gạo nhanh nhừ hơn khi nấu cháo.
Lưỡi lợn và xương lợn đem rửa thật sạch, bạn nên chần qua nước sôi để loại bỏ hết mùi hôi. Nếu có thời gian, bạn hãy cho thêm chút muối và giấm gạo để hiệu quả làm sạch và loại bỏ mùi hôi được tốt hơn.
Lòng non dùng muối pha giấm để làm sạch lại nhằm loại bỏ mùi hôi.
Các loại rau mùi, hành lá đem nhặt sạch, rửa rồi thái thành các miếng nhỏ.
Tiết lợn đem đánh tan, thêm chút gừng băm nhỏ để tạo hương vị cho món ăn. Đừng quên để một phần tiết đông lại nhé.
Bước 2: Ninh xương lấy nước để nấu cháo
Phần xương sau khi rửa sạch đem chặt thành những miếng nhỏ để hầm. Cho xương vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ để nấu cháo. Tiến hành hầm với lửa to, khi sôi hạ nhỏ lửa.
Ninh xương với lửa nhỏ khoảng 1 giờ thì cho lưỡi lợn vào. Khi lưỡi chín thì vớt ra đĩa và để ráo nước, chú ý không nên luộc lưỡi quá chín. Bởi nếu lưỡi lợn quá chín sẽ dai và giảm mất hương vị thơm ngon.
Bước 3: Luộc lòng lợn
Cho lòng lợn vào nồi, thêm khoảng 1 lít nước và tiến hành luộc. Khi nước sôi, bạn cho tiết đông vào luộc chín. Vớt tiết ra bát.
Khi lòng chín vớt ra rổ, đợi đến khi nguội thì thái thành các miếng nhỏ sao cho vừa ăn.
Đối với tiết, bạn cũng thái thành các miếng sao cho vừa ăn.
Bước 4: Nấu cháo lòng lợn
Khi xương đã nhừ, thêm phần gạo đã ngâm vào nồi, hầm nhỏ lửa đến khi cháo chín, hạt gạo mềm thì cho phần tiết đã đánh tan vào. Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn, khuấy thật đều tay rồi tắt bếp.
Video đang HOT
Bước 5: Thưởng thức
Cho cháo đã nấu nhừ ra bát, thêm lòng lợn và tiết đã thái lên trên cùng với phần tiết đông thái nhỏ.
Tiếp đến, cho chút rau mùi, hành thơm đã thái nhỏ vào. Trộn đều lên và thưởng thức ngay khi còn nóng để cảm nhận hương vị thơm ngon hấp dẫn.
Với phần lòng lợn, ngoài việc nấu các bát cháo thơm ngon, bạn có thể chế biến thành món lẩu cháo lòng đặc biệt. Nếu bạn chưa biết cách chế biến, hãy theo dõi cách làm lẩu cháo lòng dưới đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Gạo nếp, gạo tẻ: Mỗi loại bát
Xương lợn: 500 gram
Thịt ngan: 500 gram
Thịt bò: 500 gram
Hải sản các loại: Tôm, ngao, và mực tươiLòng lợn
Nấm hương khô: 100 gram
Rau mùi, hành lá
Rau sống để ăn cùng với lẩu tùy theo sở thích.
Gia vị nấu ăn cần thiết: hạt nêm, muối, mì chính và hạt tiêu…Bún
Các bước nấu lẩu lòng ngon bổ dưỡng cho bạn
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu bạn chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây.
Bước 1: Sơ chế gạo
Phần gạo đã chuẩn bị bạn đem vo sạch, nhặt bỏ trấu và các hạt mốc. Để khi nấu gạo mềm và tơi, hãy ngâm gạo trong khoảng 3 giờ.
Bước 2: Sơ chế thịt bò và thịt ngan
Thịt ngan và thịt bò đem rửa sạch, sau đó thái thành các miếng mỏng sao cho vừa ăn. Nên chọn thần thịt ngan ở ức và đùi, thịt vừa mềm, thơm không có xương rất dễ thái. Với thịt bò hãy chọn bắp hoa, đây là phàn thịt thăn ngon nhất của con bò.
Bước 3: Sơ chế xương lợn
Xương lợn đem chần qua nước sôi, thêm i chút giấm ăn để loại bỏ sạch mùi hôi của xương. Sau đó, đem hầm xương trong nhiều giờ, đến khi nước hầm xương trở nên thơm ngon thì dừng lại.
Bước 4: Sơ chế lòng lợn
Lòng lợn đem rửa sạch, ngâm qua nước giấm pha loãng để khử sạch mùi hôi. Nếu bạn thích ăn tiết, hay gan, tim thì có thể chuẩn bị các nguyên liệu này để ăn cùng với lẩu.
Bước 5: Sơ chế các nguyên liệu khác
Đem làm sạch các loại hải sản. Sau đó, để cho ráo nước.
Nấm hương khô ngâm vào nước, sau đó cắt bỏ cuống, rửa sạch và để ráo nước.
Các loại rau ăn lẩu, rau thơm đem nhặt sạch, sau đó rửa rồi ngâm nước muối khoảng 20 phút rồi vớt ra để ráo.
Bước 6: Nấu lẩu
Cho gạo đã ngâm vào nước xương, hầm nhừ trong khoảng 30-40 phút. Đến khi hạt gạo chín mềm thì dừng lại, nêm nếm các gia vị sao cho vừa ăn vào nồi.
Đổ nồi lẩu vào nồi bếp từ. Sau đó, đun sôi trở lại và thường thức cùng với các loại nguyên liệu và bún đã được chuẩn bị.
Bạn có thể thưởng thức món lẩu lòng thơm ngon này vào những ngày trời mưa hoặc trời se lạnh cùng gia đình. Hương vị thơm ngon, hấp dẫn của lẩu lòng chắc chắn sẽ khiến mọi người yêu thích.
Cách nấu cháo lòng bò
Cách nấu cháo lòng bò cũng là một trong những công thức khá hay để đổi vị cho món cháo lòng quen thuộc. Vì thế, nếu yêu thích món cháo này, bạn có thể tham khảo công thức chế biến dưới đây.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Gạp nếp: 1/3 bát
Gạo tẻ: bát
Xương bò: 500 gram
Nội tạng bò: Tim bò, gan, lòng non, lòng giàm lưỡi và tuyết…Rau thơm: Rau muì, mùi tàu, húng quế
Gia vị nấu ăn cần thiết khác
Các bước nấu cháo lòng bò
Việc nấu cháo lòng thơm ngon khá đơn giản, các bạn chỉ cần thực hiện nhưng bước làm dưới đây.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương bò mua về đem rửa với nước, sau đó chặt nhỏ chần qua nước sôi để khử sạch mùi hôi. Bạn có thể sử dụng các cách như ngâm nước muối loãng, nước giấm để loại bỏ mùi hôi của xương hiệu quả hơn.
Phần gạo đã chuẩn bị đem ngâm, ngâm trong khoảng 1-2 giờ để gạo mềm, sẽ giúp quá trình nấu cháo gạo nhanh chín hơn.
Các loại rau thơm đem nhặt sạch, rửa sạch rồi thái nhỏ.
Lành sạch lòng, gan, các loại nội tạng bò rồi để ráo. Với tiết bò đem hòa với một chút nước, đợi đến khi tiết bò đông chắc lại.
Bước 2: Hầm xương nấu cháo
Xương bò đã được làm sạch đem đi hầm với nước, hầm trong khoảng 2 giờ để nước có vị thơm ngọt.
Tiếp đến, cho thêm gạo đã ngâm vào nồi, hầm đến khi gạo chín nhừ. Trong quá trình hầm nhớ dùng muôi vớt bọt để cháo được trong hơn. Khi gạo đã chín, nêm nếm các gia vị sao cho vừa ăn.
Bước 3: Luộc lòng bò
Phần lòng bò và nội tạng đã được làm sạch, hãy cho vào luộc chín. Đến khi nội tạng chín hoàn toàn thì vớt ra và để ráo. Đợi đến khi nguội, thái lòng, nội tạng thành các miếng vừa ăn.
Bước 4: Hoàn thành món cháo lòng bò
Cho phần cháo đã được ninh nhừ ra bát, thêm phần lòng bò, nội tạng đã luộc chín lên trên cùng với các loại rau thơm và hạt tiêu. Vậy là bạn đã có một bát cháo lòng bò nóng hổi thơm ngon để thưởng thức rồi.
Về Hậu Giang thưởng thức món cháo lòng Cái Tắc
Cháo lòng Cái Tắc ở Hậu Giang thơm và ngon ở chỗ đủ vị và có cách chế biến công phu.
Đến thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A - Hậu Giang), chúng tôi không khỏi cảm giác háo hức thưởng thức món cháo lòng. Chị Nguyễn Ngọc Thúy, chủ một quán cháo lòng có từ năm 80 của thế kỷ trước, tọa lạc trên quốc lộ 61, là một phụ nữ trạc ngoài năm mươi tuổi. Chị cười khi được chúng tôi hỏi vì sao cháo lòng ở Cái Tắc nổi tiếng.
Chị Thúy vui vẻ nói: "Cháo lòng thì ở đâu cũng có nhưng cháo ở Cái Tắc được nấu bởi thợ bếp có kinh nghiệm. Người làm phải trực tiếp đến nơi giết mổ hoặc sạp bán thịt heo để chọn những bộ đồ lòng thật tươi, ngon, đầy đủ các bộ phận (gan, tim, cật, phèo non, lá lách, phổi, huyết...) và mang về bỏ nồi nấu ngay! Tuyệt đối không xài thực phẩm cũ, hàng ướp đá, trữ đông trong tủ lạnh."
Vài chi tiết để cho tô cháo ngon, hấp dẫn được chị Thúy tiết lộ thêm như cháo phải nấu gạo cũ, loại gạo khô cơm để tránh bị lèn (ra nhựa như bột), không nên rang gạo (nếu rang sẽ có mùi khác). Tô cháo cần có đầy đủ các bộ phận đồ lòng, mỗi thứ một ít hoặc theo yêu cầu người ăn. Cháo múc ra phải thật nóng và nêm nếm đủ gia vị. Cháo nấu nhừ và lỏng, có màu ngà của huyết (tiết) luộc trông hấp dẫn nhất.
Về Hậu Giang, thưởng thức món cháo lòng Cái Tắc
Kể về một ngày nấu cháo lòng của mình, chị Thúy cho biết: "Mỗi ngày, đúng 2h30 sáng tôi nổi lửa nấu cháo trước. Đến 4h30 tôi ra chợ lấy thịt tươi về nấu. Khoảng 5h30 thì có thể bán những tô cháo nóng hổi đầu tiên cho khách "vừa thổi vừa húp".
Nghe vậy, chúng tôi cười và chợt nghĩ vui rằng có lẽ từ ngữ dân gian rất phổ biến "húp cháo" có xuất xứ từ việc húp cháo lòng nóng chăng?
Cháo lòng ở Cái Tắc có nhiều giá bán cho thực khách tha hồ chọn lựa: tô bình dân 15.000 đồng, tô bình thường 20.000 đồng, tô đặc biệt 30.000 đồng và tô đặc biệt có thêm dĩa thịt lòng riêng là 40.000 đồng.
Buổi sáng điểm tâm với tô cháo lòng bốc khói, thơm lừng mùi hành ngò, bỏ thêm rau thơm, giá sống, rau đắng, rau má, kèm thêm một cây giò cháo quẩy (phương ngữ Nam bộ) hay dầu cháo quẩy (phương ngữ miền Trung) cắt khúc nhỏ thì thực khách ăn như quên thôi.
Chị Thúy đang chuẩn bị một tô cháo lòng cho khách.
Nếu sành điệu, bạn nên gọi thêm một tô "huyết lòng" chưng nóng hổi, bốc khói. Thành phần huyết lòng chưng thường gồm có: óc heo, sợi tủy, thịt nạc, gan băm nhuyễn.
Gắp một miếng lòng chấm vào chung nước mắm nhỉ có chút ớt bằm ngâm giấm, sẽ thấy hương vị bùi, thơm, ngon, ngọt thấm đẫm vị giác...
Cháo lòng Cái Tắc là món ăn dân dã bình thường nhưng lại tạo ấn tượng khó quên. Có lẽ những đặc sản ngon, lạ, đặc sắc như cháo lòng Cái Tắc cần được quảng bá rộng rãi hơn nữa để tạo được thương hiệu, uy tín du lịch cho địa phương.
Cách nấu cháo lòng nóng hổi ngon ngất ngây Cháo lòng là món ăn vô cùng phổ biến với người Việt. Tuy vậy, các bà nội trợ thường ít chọn nấu cháo lòng tại nhà vì nghĩ rằng món này cần nhiều nguyên liệu cầu kì và tốn thời gian. Biết được điều này, PasGo xin gợi ý cho bạn công thức cháo lòng đơn giản. Với nguyên liệu quen thuộc và...