Cách nấu cháo lòng thơm ngon không thua kém các hàng quán
Cháo lòng đặc sánh, thơm mùi gạo nếp. Nhân lòng tiết các loại, dồi heo ngọt bùi, dai dai cực kỳ hấp dẫn. Đặc biệt lại đảm bảo vệ sinh do chính tay bạn chế biến từ đầu tới cuối. Cách nấu cháo lòng ngon đơn giản nhờ cách làm dưới đây.
Cháo lòng ăn ấm bụng, hồi phục cơ thể khi ốm sốt, nhiều dinh dưỡng lại dễ ăn. Đặc biệt là cánh mày râu rất thích món này. Vào bếp chiêu đãi anh chồng và cả nhà món cháo lòng để thể hiện tài đầu bếp của bạn nhé.
Nguyên liệu nấu cháo lòng
- 1 bát gạo tẻ (200g), 0.5 bát gạo nếp (100g)
- Xương ống heo: 500g
Nhân cháo
- Lòng non (ruột non): 200g
- Gan heo: 200g
- Tim heo: 250g
- Bầu dục: 100g
- Lưỡi: 300g
- Thịt dải: 300g
- Dạ dày: 200g
- Tiết heo: 300ml (200ml để làm dồi)
Dồi lòng
- Lòng già: 100g
- Thịt sụn: 200g
- Lá lách: 100g
Video đang HOT
- Mỡ chài: 100g
- Lạc rang giã dập
- Húng chó, xương sông, ngổ
Gia vị
- Muối, hạt tiêu, bột ngọt, hạt nêm, nước mắm
- Gừng, tỏi, chanh, ớt, hành lá, mùi tàu, tía tô, húng lủi, húng chó
Với các nguyên liệu này, bạn sẽ nấu cho 4 đến 5 người ăn và thời gian nấu khoảng 3 tiếng
Cách nấu cháo lòng
Bước 1: Ninh xương lấy nước nấu cháo
- Gạo nếp và gạo tẻ vo sạch rồi cho vào ngâm nước lạnh trong 2 tiếng, thêm 2 thìa con muối để cháo được đậm đà. Ngâm xong đổ gạo ra giá cho ráo nước. Cho gạo vào cối giã nhỏ để ninh cho nhanh nhừ, nồi cháo đặc sánh ngon hơn.
Gạo cho vào cối giã nhỏ
- Xương ống heo rửa sạch, chặt miếng chần qua nước sôi rồi cho vào nồi, đổ 3 lít nước vào ninh nhừ trong 1 tiếng rồi vớt xương ra. Khi ninh xương, bạn nhớ hớt bọt để nước dùng được trong. (Có thể dùng nồi áp suất để ninh cho nhanh nhừ)
Hầm xương ống lấy nước dùng nấu cháo cho ngọt
- Đổ gạo vào nồi nước hầm xương đó rồi bật bếp, khuấy liên tục để không bị khê cháo. Đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa liu riu.
Bước 2: Làm sạch nội tạng
Trong lúc chờ nấu cháo nhừ, ta tiến hành sơ chế và luộc chín các loại nhân nội tạng để làm cháo lòng.
- Lòng non bóp muối, vuốt sạch với nước 2 đến 3 lần rồi để ra bát
- Lưỡi heo chần qua nước nóng già, cạo sạch lớp màng bên ngoài rồi bóp muối rửa sạch khử hôi
Lưỡi heo chần qua rồi cạo sạch lớp màng trắng
- Gan heo rửa gừng và rượu trắng khử hôi tanh
- Tim và bầu dục, thịt dải, thịt sụn, lá lách rửa sạch
- Dạ dày bóp nhiều lần với muối trắng và dấm để làm sạch nhớt sau đó rửa lại với nước.
Bước 3: Luộc chín các nội tạng lợn
Sơ chế xong, cho lưỡi, gan, tim, bầu dục, dạ dày, lòng non, thịt dải, thịt sụn vào luộc chín. Thêm chút gừng đập dập vào nồi luộc cho thơm. Luộc xong vớt ra để nguội, thái miếng bày ra đĩa.
Lòng và các nội tạng khác đã được luộc chín thái bày ra đĩa
Bước 4: Làm dồi
- Lòng già bóp muối, vuốt sạch.
- Rau húng ngổ, xương sông rửa sạch
- Lấy phần thịt sụn, lá lách, mỡ chài băm nhỏ cùng với húng ngổ và xương sông rồi cho ra bát, đổ tiết vào khuấy đều sau đó dồi vào lòng già. Buộc chặt hai đầu sau đó bắc nồi lên bếp, cho nước vào đun sôi thì thả lòng dồi vào luộc chín thì vớt ra để nguội và thái miếng vừa ăn.
Chú ý: Trong quá trình luộc lấy tăm nhọn chọc vào dồi để ra bớt nước tránh bị vỡ.
Dồi luộc chín thái miếng vừa ăn
Bước 5: Hoàn thiện món cháo lòng
- 100ml tiết heo còn lại cho vào bát đánh đều rồi đổ vào nồi cháo, dùng đũa khuấy tan. Đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa liu diu. Thêm chút muối, nước mắm, bột nêm, bột ngọt khuấy tan, nếm thử xem đã vừa miệng chưa thì tắt bếp.
- Hành, húng rau thơm các loại rửa sạch, thái nhỏ bày ra bát sau đó múc cháo lên trên, xếp các loại nhân tim, gan, dạ dày, thịt dải, bầu dục, lưỡi heo,… đã chuẩn bị sẵn lên trên, rắc chút hạt tiêu rồi ăn nóng.
Bát cháo lòng nóng hổi thơm ngon cùng các loại nhân nội tạng ngọt tự nhiên
Có nơi đâu cháo lòng tinh tế như ở Huế
Người Huế nấu cháo lòng khá công phu. Họ phải dậy sớm đến lò mổ heo để mua tim, gan, cật, dồi trường, lòng non... và nước luộc thịt để về nấu.
Người Huế nấu cháo lòng khá công phu
Rời Huế vào Sài Gòn sinh sống đã được 20 năm, thời gian cũng khá dài để cảm nhận mọi thứ xung quanh tôi trở nên quen thuộc, nhưng không vì vậy mà những kỷ niệm lúc còn ở Huế phai mờ. Mỗi lần có dịp về Huế tôi lại tranh thủ ghé thăm nhà cũ, bà con lối xóm ngày xưa và đương nhiên không quên thưởng thức những món ăn Huế.
Tôi chưa có cơ hội thưởng thức món cháo lòng kiểu Huế ở đất Sài thành này, mỗi lần thèm quá mà không có thời gian nấu tôi đành tìm đến một quán quen gần nhà để thưởng thức mặc dù có chút khác biệt trong cách nấu.
Người Huế nấu cháo lòng khá công phu. Họ phải dậy sớm đến lò mổ heo để mua tim, gan, cật, dồi trường, lòng non... và nước luộc thịt để về nấu. Ở Huế, người ta thường bán thịt heo luộc sẵn hay còn gọi là thịt phay.
Chủ lò mổ sẽ luộc những miếng thịt đùi, thịt ba rọi và cả đầu heo để bán cho khách. Do thịt được luộc khi heo vừa mới mổ ra nên miếng thịt rất thơm, ngọt, mềm, nước luộc thịt vì thế cũng rất ngon.
Chủ quán cháo lòng thường lấy nước luộc thịt này về để nấu cháo. Còn tôi thì mua xương để nấu nước dùng. Phải chọn loại xương que, xương ống để nước dùng khi nấu xong được trong. Canh lửa nhỏ, vớt bọt liên tục và phải cho 1 - 2 củ hành tây vào nữa. Một bí quyết nhỏ nữa để nước dùng trong là nêm bằng muối hột thay vì muối bột.
Gạo ngon được luộc lên, cho vào một tí muối, canh hạt gạo nở vừa mềm thì đổ ra rổ, xả lại bằng nước lạnh, để ráo. Tim, gan, cật, ruột non, dồi trường, bao tử... làm sạch, khâu này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến mùi vị của tô cháo, sau đó đem luộc với chút muối, gừng và hành tím nướng.
Mỗi thứ có thời gian luộc khác nhau nên người nấu phải canh để vớt ra kịp lúc và thả vào nước lạnh để thịt được trắng, sau đó thái mỏng từng món. Cho gạo đã luộc vào nồi nước dùng, nêm nếm vừa ăn, vặn lửa nhỏ đến khi cháo sôi thì múc ra tô. Hạt gạo chín mềm không nát, nước dùng trong có thể nhìn thấy được hạt gạo trắng tinh, nở múp.
Cho tim, gan, cật, bao tử, ruột non... mỗi thứ một miếng, rắc tiêu, hành ngò vào thì sẽ có một tô cháo lòng kiểu Huế không thể chê vào đâu được. Người Huế không ăn cháo lòng cùng với giá, giò quẩy hay chấm nước mắm pha, họ chỉ ăn cháo lòng với nước mắm ngon nguyên chất xắt thêm ớt trái xanh hoặc đỏ.
Với thời buổi công nghiệp bây giờ, các món ăn đều chứa hàm lượng đạm cao, không tốt cho sức khỏe và việc ăn nội tạng động vật cũng được khuyến cáo đối với những người mắc bệnh gout hay cholesterol cao. Nhưng vài tháng hoặc vào dịp trời se lạnh và để ôn lại những kỷ niệm của ngày xưa, với những món ăn quen thuộc thì việc thưởng thức tô cháo lòng thơm ngon, nóng hổi theo kiểu Huế như vậy cũng thật bõ công nấu nướng.
4 món ăn khuya hút khách vào ngày mưa ở TP.HCM Những ngày TP.HCM đổ mưa, tiết trời mát mẻ, một trong 4 món dưới đây là lựa chọn hấp dẫn, cứu cánh cho chiếc bụng đói của bạn lúc đêm khuya. Sau cơn mưa đêm, tiết trời trở nên mát mẻ, bớt ngột ngạt, bạn có thể ra đường hóng gió, tấp vào quán ăn còn sáng đèn để thưởng thức những món...